Cắt giảm chi tiêu công

Một phần của tài liệu thuc trang va giai phap tham hut ngan sach pot (Trang 28 - 29)

Giảm chi tiêu công thực chất là việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và cắt giảm những khoản chi không hiệu quă và không cần thiết.. Cụ thể là Chính phủ chỉ thị: (i) Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước; (ii) Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN); (iii) Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp.

Trong các năm gần đây nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư công lên mức rất cao chiếm một phần lớn đầu tư toàn xã hội. Việc thực hiện theo lý thuyết ngân sách không cân bằng này góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng song cũng tạo nên nguy cơ tiềm tàng và gánh nặng nợ nần cho các năm tiếp theo nếu các khoản đầu tư không hiệu quả. Thực tế, giảm chi tiêu công vẫn là một giải pháp cần mặc dù đó chỉ là một giải pháp tình thế như nó rất quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát

Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên,bao gồm cả chi lương ,chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính,thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển. Tổng đầu tư của Nhà nước (từ ngân sách, tín dụng nhà nước và thông qua DNNN) luôn chiếm trên dưới 50% tổng đầu tư của toàn xã hội (Hình 2). Vì vậy, không nghi ngờ gì, nếu Nhà nước có thể cắt giảm một số khoản đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm

phát chắc chắn sẽ nhẹ đi. Cũng tương tự như vậy, lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước có thể cắt giảm chi thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách năm 2007).

Một phần của tài liệu thuc trang va giai phap tham hut ngan sach pot (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w