Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu ngày càng bị hạn hẹp, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ từ nguồn NSNN, hệ thống KBNN đã có nhiều nổ lực trong việc kiểm soát chi đầu tƣ, đảm bảo mục tiêu vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho các chủ đầu tƣ; đồng thời, phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên,
để công tác quản lý vốn đầu tƣ phát triển đƣợc đồng bộ, kiến nghị các Bộ, ngành và địa phƣơng một số nội dung sau:
3.3.1 Kiến nghị với các Bộ ngành Trung ương
Khi ban hành cơ chế về quản lý đầu tƣ và xây dựng cần đồng bộ từ các cấp, các ngành, bởi vì đầu tƣ phát triển là một quá trình kéo dài từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, chuẩn bị thực hiện đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và kết thúc đầu tƣ xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng mà nhiệm vụ quản lý chi đầu tƣ phát triển thực hiện trong tất cả quá trình đầu tƣ. Do đó, một sai sót trong quá trình chuẩn bị đầu tƣ hay thực hiện đầu tƣ đều ùn tắc tại cơ quan quản lý thanh toán vốn.
Nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định dự toán công trình. Dự toán công trình là một thành phần của hồ sơ thiết kế, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tƣ, kế hoạch này là nền tảng cho công tác quản lý, kiểm soát mọi chí phí của dự án. Trong thời gian qua, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tƣ, dự toán công trình có chất lƣợng không cao, thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh gây khó khăn trong khâu kiểm soát thanh toán do vậy đề nghị Bộ Xây dựng cần siết chặt qui định về lập và thẩm định dự toán để việc quản lý chi phí dự án đúng kế hoạch và chặt chẽ tạo điều kiện để lập kế hoạch NSNN chính xác, phù hợp.
Nâng cao chất lƣợng công trình gắn với siết chặt công tác lựa chọn nhà thầu. Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con ngƣời. Thực tế cho thấy bên cạnh những công trình đạt chất lƣợng, cũng còn không ít công trình có chất lƣợng kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, khi đƣa vào sử dụng thời gian ngắn đã hƣ hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Ngoài ra công tác bảo trì còn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, nhiều công trình không đƣợc bảo dƣỡng, sửa chữa kịp thời đúng thời hạn làm cho
công trình xuống cấp nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do công tác lựa chọn nhà thầu chƣa thực hiện đúng qui định, chủ đầu tƣ vì lý do khách quan chủ quan còn lạm dụng hình thức chỉ định thầu, cố tình chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Vì vậy kiến nghị Bộ Kế hoạch đầu tƣ, UBND các cấp rà soát, hoàn thiện qui chế đầu thầu. Công tác đấu thầu và thi công trong đầu tƣ phát triển cần phải đƣợc giám sát chặt chẽ hơn, bảo đảm đƣợc tính công khai, minh bạch và cạnh tranh nhằm tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách cũng nhƣ bảo đảm cho chất lƣợng các công trình. Đảm bảo chủ đầu tƣ lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện, năng lực, tiềm lực tài chính để thi công công trình đảm bảo chất lƣợng và tiến độ thi công của dự án.
Thực hiện phân công phân cấp mạnh trong quản lý đầu tƣ phát triển cho địa phƣơng, cơ sở. Có cơ chế đảm bảo phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vào quản lý, thực hiện tốt việc giám sát cộng đồng và đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển.
Cần quy định cơ chế tạm ứng cho phù hợp, số tiền tạm ứng phải đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng tạm ứng để thực hiện việc gì và phải xuất trình đầy đủ hoá đơn chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn tạm ứng với chủ đầu tƣ hoặc các cơ quan kiểm tra kiểm soát. Việc tạm ứng bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng để đảm bảo cho khoản tạm ứng mà chủ đầu tƣ tạm ứng cho nhà thầu.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ, để phát hiện những vi phạm của các chủ đầu tƣ, nhà thầu, đơn vị tƣ vấn trong chấp hành trình tự, thủ tục đầu tƣ xây dựng cơ bản, việc áp dụng các định mức đơn giá và nghiệm thu thanh quyết toán khối lƣợng xây dựng cơ bản hoàn thành, việc quyết toán vốn đầu tƣ và bàn giao công trình để đƣa vào khai thác sử dụng nhằm quản lý chặt chẽ chi phí, tránh lãng phí, tham nhũng, thất thoát tiền của ngân sách góp phần nâng cao chất lƣợng công trình.
Hạn chế các hồ sơ thủ tục rƣờm rà có nội dung tƣơng tự nhau gây chậm quá trình giải ngân vốn đầu tƣ.
3.3.2 Kiến nghị với UBND huyện Tuy Phước và các ngành địa phương
UBND huyện cần tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý các dự án đầu tƣ. Tập trung phân bổ vốn cho các dự án mang tính chất trọng điểm, cấp bách nhƣ phòng chống thiên tai, lũ lụt, các dự án đê kè… tránh bố trí dàn trải vốn. Kiên quyết điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án chậm triển khai thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Chỉ đạo, đôn đốc các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đƣa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển, vay tồn ngân Kho bạc, vì nguồn vốn này phải trả lãi theo quy định. Mặt khác, ƣu tiên thanh toán nguồn vốn này trƣớc nếu dự án đƣợc bố trí bằng nhiều nguồn vốn, tránh tình trạng vay phải trả lãi mà chậm thanh toán nguồn vốn này cho dự án.
UBND huyện cần chỉ đạo phòng ban có liên quan trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ phái triển, cần tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn công tác quản lý đầu tƣ phát triển để các chủ đầu tƣ, các ban quản lý trên địa bàn áp dụng thực hiện thống nhất.
UBND huyện cần nhanh chóng rà soát tổ chức kiện toàn các Ban quản lý Chuyên ngành, các ban quản lý khu vực trên cơ sở các ban hiện có nhằm sớm ổn định cơ cấu tổ chức và thực hiện theo quy định mới. Kiên quyết thay thế các chủ đầu tƣ không đủ năng lực quản lý điều hành dự án.
Các Chủ đầu tƣ, các Ban quản lý dự án cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình đƣợc giao quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ. Thực hiện tốt quy định về khen thƣờng và xử phạt hợp đồng theo quy định.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành địa phƣơng và UBND các cấp để thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện đầu tƣ các
dự án UBND các huyện, trong phân cấp phê duyệt, trong bố trí vốn đối ứng. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, trong phân cấp phân chia nguồn thu đẻ thực hiện các dự án chƣơng trình mục tiêu nông thôn mới.
Kết luận chƣơng 3
Từ thực trạng quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc đã đề cập tại chƣơng 2, trong chƣơng 3 luận văn đã nêu những mục tiêu và định hƣớng hoạt động đối với công tác quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc nhƣ: Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN; Tăng cƣờng quy trình quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc và sự phối hợp trong giao dịch giữa chủ đầu tƣ và KBNN.
Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Trong quá trình thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, bổ sung để quản lý chi đầu tƣ phát triển qua KBNN đạt hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Tăng cƣờng quản lý chi đầu tƣ phát triển từ NSNN qua KBNN Việt Nam nói chung và KBNN huyện Tuy Phƣớc – Bình Định nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời, làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng đƣợc yêu cầu trong quá trình đổi mới tài chính công ở nƣớc ta trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong những năm qua, số dự án, nguồn vốn và lƣợng vốn đầu tƣ phát triển tăng lên đáng kể. Hoạt động quản lý chi đầu tƣ phát triển từ NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc - Bình Định đã đạt đƣợc nhiều kết quả. KBNN huyện Tuy Phƣớc đã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, tổ chức quản lý kiểm soát chi đầu tƣ phát triển trên địa bàn chặt chẽ, đúng chế độ quy định hiện hành, nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ đƣợc nâng lên, hiện tƣợng thất thoát, lãng phí đƣợc kiếm soát tốt hơn và đã góp phần xứng đáng vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng.
Luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN ở địa phƣơng.
Hai là, làm rõ thực trạng công tác quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc - Bình Định, qua đó đánh giá những mặt đƣợc và những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện quản lý chi đầu tƣ phát triển của NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc – Bình Định.
Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN huyện Tuy Phƣớc - Bình Định, góp phần tăng cƣờng công tác quản lý kiểm soát chi đầu tƣ phát triển của NSNN qua KBNN.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế, chính sách kiểm soát và thực tế quản lý chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, song do quản lý chi đầu tƣ phát triển là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc, của nền kinh tế, nên những giải pháp đƣợc nêu ra trong luận văn chỉ là những ý kiến ban đầu, mang tính gợi mở và là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp, nhằm đạt đƣợc sự hiệu quả trong hoạt động của KBNN và sự tuân thủ các luật lệ qui định nên kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luận văn có điều kiện hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính.
[2]. Từ Quang Phƣơng (2012), Kinh tế đầu tư, NXB Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân.
[3]. Quốc Hội, Luật số 83/2015/QH13 Luật Ngân sách nhà nƣớc, ban hành ngày 10/7/2015.
[4]. Bộ Tài chính, Thông tƣ 08/2016/TT-BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng nguồn NSNN ban hành 18/01/2016.
[5]. Bộ Tài chính, Thông tƣ số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 hƣớng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc
[6]. Bộ Tài chính, Thông tƣ số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định về hệ thống mục lục Ngân sách Nhà nƣớc.
[7]. Bộ Xây dựng, Thông tƣ 09/2016/TT-BXD Ngày 10/3/2016 để hƣớng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình
[8]. Thủ tƣớng Chính phủ, Nghị định 11/2020/NĐ-CP Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nƣớc, ban hành ngày 20/01/2020.
[9]. Trang web của bộ tài chính: https://mof.gov.vn