Giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất và sử dụng hợp lý đất nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 94 - 101)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.2. Giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất và sử dụng hợp lý đất nông

3.2.2.1. Về cơ chế chính sách

- Huyện Sơn Hòa cần phải có chính sách, cơ chế nhằm bảo vệ diện tích rừng, tăng nhanh độ che phủ, hạn chế rửa trôi, xói mòn đất nhất là các xã thuộc khu vực đồi, núi.

- Cần có khuyến khích và có cơ chế, chính sách đối với trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nghèo và rừng phục hồi trong diện tích rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng nguyên liệu,….

- Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, thực hiện biện pháp làm giàu rừng. Khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào trồng và khoanh nuôi, phục hồi rừng;

- Cần thực hiện tốt chính sách dồn điền đổi thửa, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại sản xuất nông lâm kết hợp, nông nghiệp sinh thái đặc biệt ở các xã thuộc khu vực đồi núi.

- Có chính sách tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Cần có định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với ĐKTN, KT-XH của từng xã trong huyện nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý trong sử dụng đất, thích ứng với các điều kiện sản xuất bất lợi như hạn hán, thiếu nước,... và BĐKH.

- Trong quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp phải gắn liền với việc phát triển bền vừng. Đồng thời, đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đất đai, nguồn nước để cải tạo, nâng cao chất lượng và giảm thiểu THĐ. Khi đề xuất các loại hình sử dụng đất cụ thể cần dựa vào kết quả đánh giá thích hợp đất đai, hiệu quả sử dụng đặc biệt quan

tâm đến môi trường và đánh giá tác động của THĐ đối với sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích đất thoái hóa nặng việc quy hoạch và khuyến cáo sử dụng cần ưu tiên cho việc cải tạo và giảm thiểu thoái hóa.

- Hạn chế tối đa việc chuyển đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Trên cơ sở kết quả thực trạng THĐ cần tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả để ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất và đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.

3.2.2.2. Một số giải pháp chống thoái hóa tiềm năng đất cụ thể

a. Đối với đất có tiềm năng thoái hóa từ trung bình đến mạnh ở khu vực đồi, núi và vùng trũng giữa núi.

Cần hạn chế canh tác đất nương rẫy, cây trồng hàng năm, cây lâu năm trên đất dốc ở các khu vực có độ dốc >250. Nhưng khu vực đất dốc chỉ nên trồng rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất.

- Một số khu vực vùng trũng giữa núi, đồi với tiềm năng THĐ trung bình, công với bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu, cần canh tác, trồng các loại cây họ đậu, các loại cây trồng cung cấp dương chất cho đất, các sản phẩm hữu cơ trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữu cơ nào. Do vậy, trên các vùng đã bị thoái hóa nặng cần sử dụng các loại cây có khả năng cố định đạm để nâng cao độ phì của đất như lạc dại, đậu mèo, đậu gạo, lạc chịu hạn, đỗ tương chịu hạn…

- Đối với những khu vực đồi núi có dạng địa hình với mức độ phân cắt mạnh, cần sử dụng phương thức canh tác trồng trọt luân canh, xen canh, trồng rừng, cây lâu năm, cây ăn quả theo băng giữa các cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu. Các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất.

biện pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao độ phì đất. Trong đó cần chú trọng sử dụng phân hữu cơ, đối với đất dốc cần có các biện pháp sử dụng phân bón tại chỗ bằng việc gieo trồng cây phân xanh và để lại đất những sản phẩm phụ của cây trồng.

- Sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt làm vật liệu che phủ cho đất. Đây là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất, tăng dung tích hấp thụ và giữ nước của đất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đồng thời, che phủ đất cũng làm hạn chế được cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng.

- Áp dụng tổng hợp các giải pháp sinh học, công trình và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu nhằm bảo vệ và nâng cao độ phì đất có hiệu quả.

- Cần làm đất đúng kỹ thuật để đất có điều kiện điều hoà chế độ nhiệt, không khí và nước cho cây trồng và làm cho rễ cây phát triển tốt, tránh phá vỡ kết cấu đất, phá vỡ môi trường thích nghi của hệ vi sinh vật đất.

- Cần áp dụng tốt chế độ luân canh, xen canh và hệ thống cây trồng, ưu tiên trồng cây họ đậu, cần phải chọn hệ thống cây trồng hợp lý để đạt được cả 2 mục tiêu là hiệu quả kinh tế và đảm bảo độ phì của đất. Tăng độ phì nhiêu của đất là biện pháp tổng hợp và đòi hỏi phải thường xuyên quan tâm.

- Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp: Xây dựng các mô hình gồm những cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp (cây lâu năm) và cây lương thực hoặc cây thực phẩm. Phần sườn đồi bố trí trồng cây công nghiệp, còn phần chân đồi bố trí trồng cây ăn quả.

- Áp dụng phương pháp tưới tiêu hợp lý, các biện pháp hạn chế xói mòn, rửa trôi che phủ mặt đất giữ ẩm qua mùa khô và những nơi có điều kiện có thể tưới ẩm cho cây vào mùa khô. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt, thực hiện

quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi.

Do vậy, trong canh tác nông nghiệp, áp dụng tổng hợp các biện pháp như sinh học, thâm canh bền vừng, thuỷ lợi... để đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp, tránh thiên tai nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện độ phì của đất và giảm thiểu THĐ.

b. Đối với đất cao nguyên, đất bằng thung lũng có tiềm năng thoái hóa từ trung bình đến yếu

- Thực hiện tốt chương trình trồng rừng và phục hồi rừng, đa dạng hóa cây trồng, sử dụng các giống chịu hạn, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông lâm kết hợp, thực hiện các biện pháp che phủ đất.

- Xây dựng hệ thống các hồ chứa, hệ thống kênh mương tưới tiêu đảm bảo hiệu quả khai thác và sử dụng các công trình.

- Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc.

- Phát triển các mô hình cây lạc, cây mỳ, cây ớt trên những vùng đất thiếu nước tưới; thực hiện xen canh các loại cây trồng nhằm tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác trên đất khô hạn.

- Thực hiện biện pháp kiên cố hóa kênh mương nhằm giảm thiểu lượng nước thất thoát, áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, tưới luân phiên trên các hệ thống và nâng cao khả năng trữ nước của các hồ chứa.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích đất sản xuất lúa, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và ít sử dụng nước.

- Tăng cường dự báo, cảnh báo và tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về sử dụng các biện pháp để tiết kiệm nước tối đa.

- Quản lý chặt chẽ, tìm thêm các nguồn nước, điều hành, phân phối nguồn nước, sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

3.2.2.3. Một số mô hình định hướng sử dụng hợp lí đất nông nghiệp, hạn chế THĐ huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Để hạn chế THĐ, tiến tới canh tác nông nghiệp bền vững, qua nghiên cứu một số mô hình sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh, luận văn mạnh dạn đề xuất một số mô hình đã được áp dụng tương đối hiệu quả ở các huyện, xã thuộc các tỉnh thành trong cả nước có điều kiện tương tự như huyện Sơn Hòa. Các mô hình này đã được thực tế kiểm nghiệm cho thấy có hiệu quả không chỉ về sinh thái mà còn bền vững về hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm thiểu THĐ đối với các khu vực đồi, núi thuộc khu vực duyên hải Nam trung Bộ nói riêng cũng như đối với địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung.

- Mô hình 1- Bố trí hợp lý các cây trồng trên đất bằng: Là các mô hình sản xuất nông nghiệp chỉ sử dụng cây ngắn ngày (ngô, lúa, đậu đỗ, ...) hoặc cây dài ngày (xoài, chuối...) mà không có sự kết hợp các loại cây này với nhau. Các mô hình thuần nông gồm các kiểu sử dụng đất cây hàng năm và các kiểu sử dụng đất cây lâu năm gồm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (trừ lúa 1 vụ, cây hàng năm trên đất dốc). Đối với các kiểu sử dụng đậu xanh xen sắn (trồng vụ hè thu), lạc xen sắn (trồng vụ đông xuân), bông (trồng vụ đông xuân) xen đậu cô ve, bông (trồng vụ đông xuân) xen ngô không có đủ điều kiện để canh tác 2 vụ trong năm thì sau khi thu hoạch cần trồng cây phân xanh che phủ để cải thiện độ phì đất, ngăn chặn thoái hóa đất.

- Mô hình 2 - Bố trí hợp lý cho cây trồng trên vùng đất đồi - Cây ăn quả - cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, ...) theo phương thức trồng xen: Tỷ lệ các hợp phần trong mô hình là cây ăn quả 70% diện tích và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 30% diện tích. Cây ăn quả vừa có vai trò là cây che bóng (đối với các cây ưa ánh sáng tán xạ) vừa có chức năng giữ đất, giữ nước lại vừa cho năng suất; cây trồng hàng năm có chức năng hạn chế cỏ dại mọc nên có thể làm giảm chi phí làm cỏ lại có tác dụng cải tạo lớp đất mặt, một số

loài cây hàng năm còn là môi trường tốt cho các loài thiên địch cư trú nên có thể hạn chế sâu bệnh trên các loại cây ăn quả mà vẫn cho năng suất. Cây công nghiệp dài ngày (điều) - Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, ...) theo phương thức trồng xen.

- Mô hình 3 -Mô hình nông lâm kết hợp: Kết hợp trồng keo trên đỉnh đồi với cây hàng năm trên đất dốc (ngô, sắn, đậu đỗ) dưới chân đồi theo phương thức keo là cây trồng chính (chiếm 80 - 90% diện tích bề mặt) có chức năng phòng hộ điển hình là mô hình trồng cây keo lai ở một khu vực trên địa bàn huyện.

Tiểu kết chương 3:

Huyện Sơn có tiềm năng THĐ rất lớn, tiềm năng THĐ từ trung bình đến rất mạnh chiếm gần 70% diện tích, tập trung chủ yếu ở một số xã thuộc khu vực đồi núi. Việc đánh giá tiềm năng THĐ từ từng chỉ tiêu cho đến tổng hợp các chỉ tiêu tiềm năng thoái hóa là một cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp SDHL đất nông nghiệp, gắn với công tác bảo vệ tài nguyên đất trên địa bàn.

Theo kết quả đánh giá, việc đề xuất các giải pháp từ cơ chế chính sách cho đến các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện chất lượng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực. Đây là một nguồn tư liệu cho địa phương trong định hướng chiến lược sử dụng đất của huyện Sơn Hòa trong các giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong phát triển nông nghiệp huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)