Một số chỉ tiêu hóa sinh của quả các giống dưa chuột nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh của quả các giống dưa chuột nghiên cứu

Chất lượng quả của dưa chuột thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như hàm lượng dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị, độ giòn... Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh quan trọng của quả dưa chuột ở các giống nghiên cứu. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu hoá sinh về hàm lượng nước, hàm lượng chất khô,hàm lượng xơ thô và hàm lượng vitamin Ctrong quả của các giống dưa chuột nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.10.

Hàm lƣợng nƣớc (%): kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nước của các giống dưa chuột nghiên cứu khác nhau không nhiều và dao động từ 96,40% đến 96,86%. Giống có hàm lượng nước cao nhất là DOTA 601

(96,86%), kế đến là giống TROY 666 (96,84%), giống NAPALI 64 (96,80%), giống KICHI 207 (96,59%) và giống AIKO 65 (96,58%) và giống LUCAS 603 thấp nhất (96.40%) và không có sự sai khác ý nghĩa giữa các giống dưa chuột thí nghiệm.

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chất lƣợng quả các giống dƣa chuột nghiên cứu Giống Hàm lƣợng nƣớc (%) Hàm lƣợng chất khô (%) Hàm lƣợng xơ thô (%) Hàm lƣợng vitamin C (mg/kg) AIKO 65 96,58b 3,42b 0,31 1,44 LUCAS 603 96,40c 3,60a 0,32 1,35 KICHI 207 96,59b 3,41b 0,35 1,43 TROY 666 96,84a 3,16c 0,33 1,81 NAPALI 64 96,80a 3,20c 0,41 1,36 DOTA 601 96,86a 3,14c 0,28 1,15 LSD0,05 0,16 0,16 - - CV (%) 0,09 2,61 - -

Ghi chú:các chữ cái biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05; CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên; LSD (least significant difference) là sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

Hàm lƣợng chất khô trong quả (%): là chỉ tiêu phản ánh khả năng tích lũy vật chất trong quả, cũng như nồng độ các chất hòa tan trong quả. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng chất khô của các giống dưa chuột nghiên cứu dao động từ 3,14% đến 3,60%. Giống có hàm lượng chất khô cao nhất là LUCAS 603 (3,60%), kế đến AIKO 65 (3,42%), KICHI 207 (3,41%), NAPALI 64 (3,20%), TROY 666 (3,16%) và giống DOTA 601 có hàm lượng chất khô thấp nhất (3,14%). Qua phân tích phương sai thông qua phép kiểm định LSD0,05 cho thấy hàm lượng chất khô của giống LUCAS 603 có sự sai khác lớn hơn có ý nghĩa so với các giống còn lại là AIKO 65, KICHI 207, TROY 666, NAPALI 64, DOTA 601.

Hàm lƣợng xơ thô (%): Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất xơ – chủ yếu là cellulose có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa một số bệnh về

tim mạch, thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh táo bón, bệnh ung thư...Hàm lượng xơ thô của các giống dưa chuột nghiên cứu dao động từ 0,28% đến 0,41%. Giống có hàm lượng xơ thô cao nhất là NAPALI 64 (0,41%), kế đến KICHI 207 (0,34%), TROY 666 (0,33%), LUCAS 603 (0,32%), AIKO 65 (0,31%) và thấp nhất là giống DOTA 601 (0,28%).

Hàm lƣợng vitamin C (mg/kg quả tƣơi): Hàm lượng vitamin C của các giống dưa chuột nghiên cứu dao động từ 1,15 đến 1,81 mg/kg quả tươi. Giống có hàm lượng vitamin C cao nhất là TROY 666 (1,81 mg/kg quả tươi), kế đến AIKO 65 (1,44 mg/kg quả tươi), KICHI 207 (1,43 mg/kg quả tươi), NAPALI 64 (1,36 mg/kg quả tươi), LUCAS 603 (1,35 mg/kg quả tươi) và giống DOTA 601 có hàm lượng vitamin C thấp nhất (1,15 mg/kg).

3.5.3.Đánh giá cảm quan chất lượng quả các giống dưa chuột nghiên cứu

Bên cạnh đánh giá về thành phần hóa sinh của quả, chất lượng quả dưa chuột còn được thể hiện ở chất lượng cảm quản thông qua màu sắc, đặc điểm gai trên vỏ quả và mùi, vị, độ giòn khi ăn. Kết quả đánh giá cảm quan chất lượng quả của các giống dưa chuột nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Chất lƣợng cảm quan của quả các giống dƣa chuột thí nghiệm Giống Màu sắc nền vỏ quả Màu sắc gai quả Chất lƣợng cảm quan Ngọt (điểm) Giòn (điểm) Thơm (điểm)

AIKO 65 Xanh đậm Gai màu trắng 4 4 6

LUCAS 603 Xanh nhạt Không có gai 2 1 4

KICHI 207 Xanh đậm Không có gai 3 5 5

TROY 666 Xanh nhạt Không có gai 6 2 1

NAPALI 64 Xanh đậm Không có gai 1 6 2

DOTA 601 Xanh nhạt Không có gai 5 3 3

màu xanh đậm gồm có 3 giống là: AIKO 65, KICHI 207, NAPALI 64. Giống LUCAS 603, TROY 666, DOTA 601 có màu xanh nhạt.

Màu sắc gai quả: trong các giống nghiên cứu, giống AIKO 65 có gai quả màu trắng. Các giống LUCAS 603, KICHI 207, TROY 666, NAPALI 64, DOTA 601 quả không có gai.

Để đánh giá cảm quan, chúng tôi tiến hành mời 15 tình nguyện viên tham đánh giá. Sau khi ăn, các tình nguyện viên sẽ cho điểm vào phiếu khảo sát theo thứ tự từ 1 đến 6 (điểm) về độ ngọt, giòn, thơm của quả các giống dưa chuột thí nghiệm. Kết quả tính điểm của chất lượng cảm quan được thể hiện ở bảng 3.10.

Về độ ngọt: giống dưa chuột được đánh giá ngọt nhất là giống TROY 666 (điểm 6), các giống được sắp xếp theo thứ tự độ ngọt giảm dần như sau: giống DOTA 601 (điểm 5), AIKO 65 (điểm 4), KICHI 207 (điểm 3), LUCAS 603 (điểm 2) và giống NAPALI 64 ít ngọt nhất (điểm 1).

Về độ giòn: giống NAPALI 64 được đánh giá là có độ giòn lớn nhất (điểm 6), kế đến KICHI 207 (điểm 5), AIKO 65 (điểm 4), DOTA 601 (điểm 3), TROY 666 (điểm 2) và giống LUCAS 603 ít giòn nhất (điểm 1).

Về mùi thơm: giống AIKO 65 và KICHI 207 có mùi thơm; giống LUCAS 603, DOTA 601 và NAPALI 64 có mùi thơm nhẹ, giống TROY 666 ít thơm nhất.

3.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dƣa chuột thí nghiệm

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của dưa chuột thường phát sinh các loài sâu, bệnh gây hại. Việc xuất hiện sâu, bệnh hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Tỉ lệ sâu, bệnh hại là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của giống, qua đó biết được khả năng chống chịu sâu , bệnh của giống. Tỷ lệ sâu bệnh hại các giống dưa chuột nghiên cứu được trình bày ở

bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tỷ lệ sâu, bệnh hại trên các giống dƣa chuột nghiên cứu

Giống Sâu Bệnh Sâu xanh Sâu vẽ bùa Sâu xám Bệnh do virus Bọ trĩ Phấn trắng (điểm) AIKO 65 10% 20% 6,6% 0% 10% 2 LUCAS 603 20% 13,3% 10% 100% 16,6% 1 KICHI 207 10% 20% 16,6% 100% 6,6% 1 TROY 666 13,3% 13,3% 6,6% 100% 10% 1 NAPALI 64 20% 23,3% 10% 100% 6,6% 1 DOTA 601 6,6% 10% 13,3% 100% 26,7% 1

Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy: Tỷ lệ sâu xanh trên các giống dao động từ 6,6% đến 20%. Trong đó, giống LUCAS 603 và NAPALI 64 có tỉ lệu sâu xanh cao (20%), tiếp đến là giống TROY 666 (13,3%), AIKO 65 (10%) và giống DOTA 601 có tỷ lệ sâu xanh thấp nhất là 6,6%.

Tỷ lệ sâu vẽ bùa gây hại trên các giống dưa chuột thí nghiệm dao động từ 10% đến 23,3%. Giống NAPALI 64 có tỷ lệ sâu vẽ bùa cao nhất (23,3%), kế đến là giống AIKO 65 và KICHI 207 (20%), giống LUCAS 603 và TROY 666 (13,3%). Giống DOTA 601 có tỷ lệ sâu vẽ bùa thấp nhất (10%).

Tỷ lệ sâu xám gây lại trên các giống dao động từ 6,6% đến 16,6%. Giống KICHI 207 có tỷ lệ sâu xám cao nhất (16,6%), kế đến là giống DOTA 601 (13,3%), LUCAS 603 và NAPALI 64 (10%). Hai giống còn lại có tỷ lệ sâu xám thấp nhất là AIKO 65 và TROY 666 (6,6%).

Trong các giống dưa chuột thí nghiệm, giống AIKO 65 kháng với bệnh do virus khảm lá CMV (cucumber mosaic virus), 100% cây thuộc 5 giống còn lại đều bị bệnh.

DOTA 601 có tỷ lệ bệnh do bọ trĩ cao nhất (26,7%), kế đến là giống LUCAS 603 (16,6%), TROY 666 và AIKO 65 (10%). Hai giống còn lại có tỷ lệ bệnh do bọ trĩ thấp nhất là KICHI 207 (6,6%) và NAPALI 64 (6,6%).

Trong các giống dưa chuột thí nghiệm, giống AIKO 65 bị nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ (10%), 5 giống còn lại đều kháng được bệnh phấn trắng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình theo dõi, đánh giá kết quả một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái (AIKO 65, LUCAS 603, KICHI 207, TROY 666, NAPALI 64 và DOTA 601) trồng trong nhà lưới ở vụ Hè Thu 2020 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Các giống dưa chuột thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày (66 ngày), thời gian cho thu hoạch quả đầu khá sớm từ 37 ngày (giống DOTA 601 và LUCAS 603) đến 42 ngày sau khi trồng (giống AIKO 65). Khả năng sinh trường của các giống dưa chuột thể hiện ở 3 chiến lược: Giống KICHI 207 có khả năng tăng trưởng chiều dài thân cao nhất đạt 204,07 cm ở 28 ngày sau trồng; giống LUCAS 603 có số lá nhiều nhất đạt 32,07 lá ở 28 ngày sau trồng với hàm lượng diệp lục tổng số cao nhất đạt 2,54 mg/g lá tươi; giống NAPALI 64 có số lá ít nhất (23,07 lá) nhưng kích thước lá lớn (đạt 19,13 cm x 23,40 cm) ở 28 ngày sau trồng.

- Giống có số hoa cái nhiều là LUCAS 603 (45,00 hoa/cây) và DOTA 601 (41,87 hoa/cây), những giống có tỉ lệ đậu quả cao là NAPALI 64 (57,34%) và KICHI 207 (56,41%), giống có số quả nhiều nhất là giống LUCAS 603 (18,40 quả/cây).

- Các giống có số quả ít nhưng quả lớn là giống NAPALI 64 có 8,13 quả/cây, khối lượng quả đạt 243,00 g/quả, kích thước: 26,18x3,97cm, quả có hàm lượng xơ thô cao nhất (0,41%), năng suất đạt 72,61 tấn/ha và giống AIKO 65 có 7,67 quả/cây, khối lượng quả đạt 224,27g/quả, kích thước: 26,01x3,86cm, quả có mùi thơm nhất, năng suất khá thấp đạt 67,81 tạ/ha.

- Các giống có số quả nhiều nhưng quả nhỏ gồm: giống LUCAS 603 có 18,40 quả/cây, khối lượng quả 105,93g/quả, kích thước quả: 11,31x3,83cm, hàm lượng chất khô cao nhất (3,60%), năng suất thực thu cao đạt 78,57 tấn/ha; giống KICHI 207 có 15,13 quả/cây, khối lượng quả 131,67g/quả, kích thước quả 14,57x3,73cm, quả có màu xanh đậm, giòn, có mùi thơm được người tiêu dùng

đánh giá cao và cho năng suất thực thu cao nhất (80,24 tấn/ha); giống TROY 666 có 15,13 quả/cây, khối lượng quả nhỏ 113,27g/quả, kích thước quả: 10,94x4,10, quả có hàm lượng vitamin C đạt cao nhất là (1,81 mg/kg), năng suất 67,08 tấn/ha; giống DOTA 601 có 15,87 quả/cây, khối lượng quả 124,60 g/quả, kích thước quả nhỏ 11,16 x4x27cm, có năng suất trung bình 74,88 tấn/ha.

- Các giống dưa chuột nghiên cứu đều bị sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu xám và bọ trĩ gây hại ở mức nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên giống AIKO 65 không bị virus khảm lá CMV gây hại nhưng lại bị bệnh phấn trắng ở mức độ nhẹ, các giống còn lại không bị bệnh phấn trắng gây hại.

2. Đề nghị

Các giống dưa chuột đơn tính cái KICHI 207, NAPALI 64 và LUCAS 603 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng tốt, đặc biệt giống KICHI 207 không chỉ cho năng suất cao mà còn có quả chất lượng tốt với độ giòn, thơm cao và quả có màu xanh đậm, hình thức quả đẹp cân đối. Do đó có thể đưa vào sản xuất tại địa phương cũng như những vùng có điều kiện ngoại cảnh thời tiết khí hậu tương tự với điều kiện khu vực nghiên cứu.

Cần tiến hành lặp lại thí nghiệm trong nhiều vụ, nhiều vùng, quy mô lớn hơn, ở những quy trình canh tác khác nhau để có kết luận tổng quát về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống dưa chuột nói trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau, NXB Nông nghiệp, 206 trang.

[2]. Trần Thị Ba (1999), Cây dưa leo, NXB Đại học Cần Thơ.

[3]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 01-87:2012/BNNPTNT.

[4]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 01-93:2012/BNNPTNT.

[5]. Tạ Thu Cúc (chủ biên) (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6]. Cục trồng trọt, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Quốc gia (2009),

966 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [7]. Trần Kim Cương (2004), So sánh một số giống dưa leo F1 thương phẩm,

Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau – quả năm 2002-2003, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

[8]. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Đình Thi (2008), Bài giảng sinh lý thực vật, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[9]. Phan Thị Thu Hiền (2013), Nghiên cứu tác động của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây dưa leo trồng tại Nhơn Phú, Quy Nhơn, Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Quy Nhơn.

[10]. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[11]. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1999), “Giống dưa chuột Sao xanh”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 55 (814), tr.12.

tuổi quả giống, thời gian chín sinh lí đến năng suất, chất lượng hạt giống dưa chuột lai CV5, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông lâm, Hà Nội.

[13]. Trần Thị Bích Kiều (2018), Khảo sát một số chỉ tiêu sinh hóa và nông học của một số tổ hợp lai dưa chuột triển vọng vụ Hè Thu tại Quy Nhơn, Bình Định, Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Quy Nhơn.

[14]. Lê Thị Khánh (2002), Tài liệu chuyên đề Rau – hoa – quả, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[15]. Đào Mạnh Khuyến (1986), Kỹ thuật trồng dưa, NXB Nông nghiệp, tr 9.

[16]. Nguyễn Thị Lan (2006), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[17]. Trần Văn Lài (chủ biên) (2005), Kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[18]. Hồ Thị Thúy Lài (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến một số chỉ tiêu sinh hóa và nông học của dưa chuột trồng trong chậu ở nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2016, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Quy Nhơn.

[19] Phạm Mỹ Linh (2010), Nghiên cứu biểu hiện giới tính của dưa chuột

(Cucumis sativus L.) và ứng dụng trong chọn tạo giống ưu thế lai ở đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

[20]. Phạm Mỹ Linh và cộng sự (2005), Phục tráng giống dưa chuột Phú Thịnh, kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[21]. Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Trần Khắc Thi (2008), “Nghiên cứu tạo dòng dưa chuột đơn tính cái”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tr. 29-32.

đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây dưa leo trồng ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Quy Nhơn.

[23]. Ngô Đăng Phong (chủ biên), Nguyễn Duy Năng, Trần Văn Mỹ, Huỳnh Thị Thùy Trang, Trần Hoài Thanh (2013), Hướng dẫn sử dụng MSTATC, SAS và Excel 2007 trong xử lý thí nghiệm cho ngành nông nghiệp và quản lý nước. Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.

[24]. Trần Duy Quý (1997), Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[25]. Nguyễn Thị Lương Tâm (2017), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và nông học của 4 giống dưa chuột ( Cucumis sativus L.) trong nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2016 , Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Quy Nhơn.

[26]. Đào Xuân Thảng và cộng sự (1998), Chọn tạo giống dưa chuột PC4, kết quả chọn tạo và công nghệ một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[27]. Trần Khắc Thi, Vũ Tuyên Hoàng (1979), Nghiên cứu đặc điểm các giống dưa chuột Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội, tr.28-29.

[28]. Hoàng Minh Tấn (chủ biên), Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng, (2016), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, Hà Nội.

[29]. Trần Khắc Thi (1985), Nghiên cứu đặc điểm một số giống dưa leo và ứng dụng chúng trong công tác giống tại đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, 165 trang.

[30]. Trần Khắc Thi (1979), Nghiên cứu đặc điểm một số giống dưa chuột, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, tr.63-64.

an toàn), NXB Nông nghiệp, Hà Nội

[32]. Trần Khắc Thi, Vũ Tuyên Hoàng (1984), Nghiên cứu giới tính cây dưa chuột, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội, tr.28-29. [33]. Phan Hữu Tôn (2004), Công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây

trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[34]. Lê Phạm Minh Tuyền (2019), Nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 5 dòng/giống dưa chuột thơm trồng vụ Đông Xuân tại tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Quy Nhơn.

[35]. Viện Nghiên cứu Rau quả (2010), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 2006-2010, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[36]. Vũ Văn Vụ (chủ biên) và cộng sự (2008), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

[37]. Johnny’s Sellected seeds (2000), “Cucumber types and terminology”. Internal technical document.

(https://www.johnnyseeds.com/on/demandware.static/-/Library-Sites- JSSSharedLibrary/default/dw98b4caf9/assets/information/8989- cucumbers-types-terminology.pdf).

[38] Q.M. Kamran et al. (2008), Effeet of diferent nitrogen levels on growth and yield of cucumber (cucumis sativus L.), J. Agric, Ré., 259-266. [39]. Ram J.Singh (2007), Cucurbit (cucurbitaceae; Cucumis spp, cucurbita

spp.,Citrullus spp.), In: Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement: Vegetable crops,Volume 3, CRC press, Taylor & Francis Group, Chapter 8, p. 271-376.

[40]. Robinson R.W et al. (1976), Genes of the cultivated Cucurbitaceae,

[41]. Staub J.E, Robbins M.D, and T.C Weher., (2009), Cucumber, Cucurbit Breeding Horticulural science.

[42]. De Candole A.P. (1984), Origin of cultivated plants, New York, 1984. [43]. De Wilde W. J. J. O. & Duyfjes B. E. E. (2007), The wild species of

Cucumis L. (Cucurbitaceae) in South-East Asia. Adansonia, sér. 3, 29 (2): 239-248.

[44]. Tkachenco N. N. (1935), Preliminary result of a genetics investigation of the cucumber, Cucumis sativus L. Bull. Appl. Bot.genet. Plant breed. 9: 311-356.

[45]. Swiader J.M., G.W. Ware, and J.P. MacCollum, Danville, Illinois (1996), Producing Vegetable Crops, Chapter 17, Cucumbers. Interstate

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)