Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng VHHĐ ở trường TH, HT phải hướng tới đổi mới, phát triển và phải tạo được sự đồng thuận trong Hội đồng sư phạm nhà trường và các lực lượng khác ngoài nhà trường. HT phải kết hợp giữa mệnh lệnh và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy năng lực và sáng tạo.
Chỉ đạo là một chức năng quản lý quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hoá các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng VHHĐ. HT có các nhiệm vụ sau:
- Tập huấn, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trong kế hoạch xây dựng VHHĐ tới CBQL, GV, HS và cha mẹ học sinh làm cho họ thấu hiểu công việc, nhận thức rõ quyền và trách nhiệm trong từng công việc được giao.
- HT ban hành các quy định, quyết định, văn bản quản lý để đốc thúc thành viên/tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công đúng tiến độ và chất lượng.
Trong chỉ đạo hoạt động xây dựng VHHĐ HT cũng hết sức quan tâm đến mối quan hệ hợp tác giữa GV với GV, vì đây là mối quan hệ đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần thúc đẩy GV quan tâm phát huy tính tích cực của HS; trách nhiệm, yêu thương HS; tin cậy và khuyến khích HS rèn luyện, phấn đấu, bày tỏ, phát biểu quan điểm cá nhân.
Nội dung chỉ đạo gồm: Chỉ đạo xây dựng hình thành các giá trị, chuẩn mực, niềm tin của VHHĐ ở trường TH; tăng cường xây dựng các quy tắc ứng xử, hình thành hành vi ứng xử có văn hoá cho CBQL, GV, NV và HS; chỉ đạo kịp thời việc phối hợp các lực lượng trong xây dựng VHHĐ.
- HT trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng VHHĐ để kiểm tra, thúc đẩy và động viên, khích lệ những người/tổ chức thực hiện tốt hoặc uốn nắn những những
người/tổ chức thực hiện chưa tốt. Đồng thời, đây cũng là cách để HT theo sát tình hình, kịp thời điều chỉnh kế hoạch khi cần.
Tổ chức thực hiện là chức năng quan trọng giúp thúc đẩy sự triển khai đồng bộ, đạt chất lượng và tiến độ theo sự phân công đã xác định trong kế hoạch xây dựng VHHĐ. Vai trò chủ yếu trong tổ chức thực hiện là HT, PHT hoặc thành viên khác trong ban chỉ đạo được HT uỷ quyền; vì vậy HT cần có sự phân định rõ ràng trong phân công/phân cấp chỉ đạo, xây dựng kênh thông tin báo cáo…mới có thể chỉ đạo liên tục, kịp thời. Trong chỉ đạo sự phân công, phân quyền hợp lý là rất quan trọng.
1.4.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả xây VHHĐ
Trong quản lí, kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng, giúp chủ thể quản lí có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lí, nắm được tiến trình công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động quản lí thích hợp. Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Đối với hoạt động xây dựng VHHĐ ở trường TH cần lưu ý các nội dung sau:
- Trước hết, phải tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để làm thước đo cho việc kiểm tra, đánh giá. Các tiêu chuẩn, tiêu chí phải bám sát hoạt động quản lý để hình thành các chuẩn mực, niềm tin một cách tự nguyện; từ đó hình thành hành vi có văn hoá trong nhà trường. Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí phải đủ cho cả kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả các hoạt động.
- Căn cứ vào KH xây dựng VHHĐ và nội dung kiểm tra, đánh giá HT phân công, phân cấp việc kiểm tra đánh giá cụ thể, đầy đủ. Bảo đảm tất cả các hoạt động, tất cả các khâu, các đối tượng thực hiện và trong mỗi giai đoạn thực hiện đều có người/tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
- Để kiểm tra, đánh giá các hoạt động xây dựng VHHĐ được thông suốt cần xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống, báo cáo từ dưới lên; quy định rõ thời gian báo cáo và trách nhiệm báo cáo.
- Ban chỉ đạo xây dựng VHHĐ của nhà trường tổ chức xử lý thông tin, kịp thời có quyết định khen thưởng, động viên để thúc đẩy thực hiện. Ngoài ra, căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám sát HT kịp thời quyết định điều chỉnh kế hoạch khi có các yếu tố bất thường tác động làm cho các mục tiêu, chỉ tiêu KH xây dựng VHHĐ chưa hợp lý.
- Trong mỗi kỳ kế hoạch (học kỳ, năm học) tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá toàn diện kết quả xây dựng VHHĐ của nhà trường; từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho chu kỳ kế hoạch tiếp theo.
Xây dựng VHHĐ là một quá trình lâu dài, vì thế việc kiểm tra, giám sát, đánh giá phải được thực hiện theo một định hướng thông suốt, dài hạn. Mặt khác, cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể hình thành được các yếu tố của VHHĐ và duy trì, phát triển chúng một cách bền vững.
1.4.6. Đảm bảo điều kiện hỗ trợ cho xây dựng VHHĐ
a. Để đảm bảo đội ngũ CBQL, GV, NV cho quản lý xây dựng VHHĐ đầy đủ về
số lượng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, HT cần tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng VHHĐ, HT xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ; trong đó xác định đủ vị trí công việc cho từng cấp độ, như: Lãnh đạo phụ trách VHHĐ, các vị trí kiêm nhiệm chỉ đạo VHHĐ trong từng bộ phận chức năng của trường, số lượng thời gian mà CBQL, GV, NV phải dành cho hoạt động tổ chức xây dựng VHHĐ.
- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ để làm việc với phòng GD&ĐT trong tuyển dụng, hợp đồng nhân sự nhằm đáp ứng yêu cầu của tất cả hoạt động xây dựng VHHĐ của NT.
- HT cùng Ban chỉ đạo xây dựng VHHĐ của nhà trường định kỳ rà soát để kiện toàn, bổ sung nhân sự thuộc các lực lượng tham gia (CMHS, các tổ chức xã hội, cấp uỷ, chính quyền địa phương…), đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu để triển khai có hiệu quả các hoạt động xây dựng VHHĐ đã được phê duyệt.
b. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất – kỹ thuật: Đây là điều kiện rất quan trọng cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu khi tổ chức các hoạt động xây dựng VHHĐ. Quản lí CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ CSVC theo đúng qui định và theo từng hoạt đông xây dựng VHHĐ; sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị.
c. Đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động: Căn cứ nguồn ngân sách được cấp hàng
năm, cân đối các khoản chi, dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cường CSVC, kinh phí cho việc tổ chức xây dựng VHHĐ.
Ngoài ra, tăng cường huy động các nguồn lực hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân, CMHS...để phục vụ cho việc tăng cường CSVC hỗ trợ tổ chức xây dựng VHHĐ, cũng như xây dựng các yếu tố vật chất của VHHĐ (cảnh quan, cây xanh để tạo không gian văn hoá cho nhà trường, các lối đi nội bộ làm cho trường trở thành một trung tâm giáo dục - văn hoá của cộng đồng).
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý xây dựng VHHĐ ở trường tiểu học
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp
VHHĐ có điều kiện phát triển mạnh mẽ khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trong của nhà trường và được các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo. Từ đó, những điều kiện hỗ trợ mang tính quyết định cho các hoạt động xây dựng VHHĐ như: Sự phối hợp, chỉ đạo của các cấp; sự chung tay của các lực lượng xã hội; kinh phí cho xây dựng CSVC và các thiết chế văn hoá của trường TH.
Mặt khác, mỗi khi cơ chế, chính sách có thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến quản lý xây dựng VHHĐ. Đi liền với những thay đổi đó, nhà trường phải cập nhật kế hoạch, thay đổi phương thức hoạt động mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì vậy, có thể nói yếu tố cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo của các cấp là mang tính tiên quyết, tác động sâu sắc đến quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ ở trường TH trong tình hình mới.
Văn hóa của địa phương có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới việc xây dựng VHHĐ. Môi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển văn hóa trong các nhà trường và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến học sinh. Nhà trường và học sinh không thể đứng ngoài, trước sự tác động không ngừng của môi trường xung quanh mình nhất là thói quen ứng xử, giao tiếp trong mỗi gia đình, cộng đồng.
Do đó, việc xây dựng văn hóa ứng xử học đường hoàn toàn có tác dụng lôi kéo các em ra khỏi những thói quen ứng xử chưa văn hóa đồng thời còn có khả năng tác động lại môi trường gia đình và xã hội.
1.5.1.3. Tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xây dựng văn hóa học đường
CSVC-KT và các yếu tố vật chất như khuôn viên nhà trường, cách trang trí các phòng làm việc, phòng học, sân chơi, bãi tập, các dụng cụ, phương tiện dạy học, trang phục GV, HS...các yếu tố đó sẽ tạo nên bầu không khí tâm lý thoải mái, môi trường làm việc, học tập thân thiện, giúp họ dễ cảm nhận vì tính hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường, góp phần tạo nên ý thức xây dựng VHHĐ.
Tài chính và CSVC-KT nhà trường vừa là phương tiện và là điều kiện hỗ trợ triển khai các hoạt động xây dựng VHHĐ, vừa là một trong những thuộc tính của VHHĐ (không có tài chính và CSVC-KT thì không thể hình thành được các thiết chế văn hoá của trường); cả hai mặt đó sẽ tác động, chi phối đến công tác quản lý xây dựng VHHĐ của người hiệu trưởng.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
CBQL, GV, NV, CMHS và HS được xem là những người trực tiếp tham gia xây dựng VHHĐ ở trường TH. Vì vậy, họ cần được bồi dưỡng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức về xây dựng VHHĐ; về thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của các cá nhân trong xây dựng VHHĐ của chính trường mình.
CBQL, GV, NV, CMHS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của xây dựng VHHĐ. Nếu họ không có nhận thức tốt thì ở phía chủ thể, sẽ làm trì trệ các hoạt động do thiếu sự đồng thuận hoặc thiếu động cơ thực hiện; còn ở phía là đối tượng thì việc hình thành các yếu tố văn hoá sẽ rất khó khăn.
1.5.2.2. Năng lực quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng
Trong trường tiểu học, lãnh đạo nhà trường chính là người khơi dậy, dẫn dắt và có trách nhiệm đối với quá trình phát triển VHHĐ nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng trong trường. lãnh đạo là người nêu gương cho toàn thể các thành viên trong nhà trường và cũng là yếu tố làm nên sự thành công đạt mục tiêu xây dựng VHHĐ.
Trong xây dựng VHHĐ, vai trò của lãnh đạo nhà trường phải là người có uy tín, có tâm và đạo đức để vừa thực hiện vai trò của nhà quản lí, vừa thực hiện vai trò của một người lãnh đạo đó là tác động vào suy nghĩ, hành vi của CBQL, GV, NV và HS để họ hoạt động theo những qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong công việc. Như vậy, việc xây dựng VHHĐ ảnh hưởng rất lớn bởi người đứng đầu nhà trường là hiệu trưởng.
1.5.2.3. Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, nhân viên
Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của GV, NV quyết định nhận thức và hành động về quá trình xây dựng VHHĐ. GV chính là những người nêu gương đồng thời truyền đạt, dẫn dắt học sinh đến với những quy tắc ứng xử. Cả giáo viên và học sinh đều là người thực hiện và hưởng thụ những văn hóa ứng xử tốt đẹp mang lại. Trong đó chất lượng giáo dục và sự nêu gương của đội ngũ giáo viên có vai trò chi phối, quyết định.
Tiểu kết Chương 1
Xây dựng VHHĐ nói chung và VHHĐ ở trường TH nói riêng, tuy nhiên, ở nước ta VHHĐ mới được chú trọng trong thời gian gần đây, nhưng đến nay hệ thống lý luận khoa học đã được xây dựng đầy đủ và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tốt để các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tế của đơn vị mình.
VHHĐ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với các trường TH, là yếu tố chiều sâu của thương hiệu nhà trường. VHHĐ gồm hai yếu tố chủ yếu là các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hệ thống các hành vi, các yếu tố hữu hình của nhà trường. Hai yếu tố đó được mô tả một cách trực quan theo mô hình tảng băng và chúng phải được tập thể CBQL, GV, NV thừa nhận tự nguyện, tạo nên bản sắc văn hóa nhà trường. Quản lý xây dựng VHHĐ ở trường TH là việc HT nhà trường sử dụng các chức năng quản lý của mình để huy động mọi lực lượng, cả trong và ngoài NT nhằm xây dựng, hình thành và phát triển các yếu tố đó.
Nội dung đã được xây dựng của Chương 1 là cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý ở các chương sau.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Mô tả quá trình khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Điều tra, khảo sát nhằm mục đích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
2.1.2. Nội dung và đối tượng khảo sát
Khảo sát các nội dung, đối tượng sau: Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa học đường; thực trạng quản lý xây dựng VHHĐ và những yếu tố tác động đến VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
2.1.3. Khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên các khách thể là CBQL, GV, NV và CMHS của 5/14 trường TH được lựa chọn theo đại diện vùng, miền tại các khu vực trong huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (như mô tả tại Bảng 2.2).
Bảng 2.1. Mô tả khách thể khảo sát
TT Tên trường Khách thể khảo sát
CBQL, GV, NV Cha mẹ HS
1 Tiểu học Đắk Mang 20 10
2 Tiểu học Ân Nghĩa 48 25
3 Tiểu học Ân Phong 35 20
4 Tiểu học Tăng Bạt Hổ 45 25 5 Tiểu học Ân Hảo Đông 32 20
Tổng cộng (280) 180 100
2.1.4. Phương pháp tiến hành khảo sát và xử lý kết quả
- Mẫu 1: Phiếu điều tra dành cho CBQL, GV, NV để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa học đường (VHHĐ), thực trạng quản lý xây dựng văn hóa học đường và các yếu tố tác động đến VHHĐ ở các trường tiểu học.
- Mẫu 2: Phiếu điều tra dành cho CMHS về thực trạng xây dựng văn hóa học đường (VHHĐ), quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học (những