Nguyên nhân của thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 84)

Nguyên nhân của thành công

Các trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương và cha mẹ học sinh.

Đội ngũ CBQL, GV, NV có nhận thức rõ về xây dựng VHHĐ, các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để tư vấn và phối hợp với các đoàn thể thường xuyên cập nhật những nội dung mới về kiến thức khoa học của VHHĐ.

Nguyên nhân của hạn chế

Một bộ phận CBQL, GV, NV, CMHS nhà trường chưa quan tâm đến VHHĐ. Công tác xây dựng, quản lý hoạt động VHHĐ ở các trường chưa được lãnh đạo nhà trường định hình trên kế hoạch, chương trình cụ thể, mà chủ yếu thực hiện lồng ghép; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện chưa hiệu quả chưa cao, thiếu

đồng bộ, các nguồn lực phục vụ cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường (đặc biệt là tài chính, khen thưởng,…) chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường dẫn đến thực trạng xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đạt hiệu quả chưa cao.

Lãnh đạo các trường chưa am hiểu đầy đủ về cơ sở khoa học của VHHĐ, chưa có sự quan tâm đúng mức về xây dựng, quản lý hoạt động VHHĐ. Chủ yếu quản lý, coi trọng công tác chuyên môn, chất lượng dạy-học, dạy chữ. Công tác giáo dục của GV chưa nghiêm túc, còn lơi lỏng đánh giá không thường xuyên, còn mang tính hình thức trong việc thực hiện các quy định của nhà trường.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn khó khăn; sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đối với ngành GD&ĐT chưa nhiều; chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách cho công tác xây dựng, phát triển VHHĐ ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện; cơ chế về chế độ chính sách đối với CBQL, GV và NV chưa thật tương xứng với nhiệm vụ của nhà trường; việc xây dựng VHHĐ chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Về phía phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác xây dựng VHHĐ đối với các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng. Điều này dẫn đến các nhà trường trên địa bàn huyện chưa thật sự chủ động, tích cực trong công tác xây dựng VHHĐ và quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ.

Tiểu kết Chương 2

Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có thể nhận định rằng VHHĐ được hầu hết CBQL, GV, NV và CMHS các trường đánh giá có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu GD và nâng cao chất lượng GD của nhà trường. VHHĐ là yếu tố chiều sâu của thương hiệu nhà trường (chất lượng là yếu tố cốt lõi). Trong quản lý xây dựng VHHĐ chủ thể quản lý cần thực hiện tốt các chức năng quản lý, lường trước các yếu tố ảnh hưởng, phát huy sức mạnh nội lực của nhà trường và ngoại

lực từ bên ngoài thì sẽ đạt được các mục tiêu trong quản trị nhà trường (có mục tiêu xây dựng VHHĐ).

Tuy nhiên, công tác xây dựng VHHĐ chưa được CBQL, GV, NV và CMHS quan tâm đúng mức, sự phối họp giữa NT-GĐ-XH chưa hiệu quả. Vấn này thể hiện rõ trong mức độ khảo sát sự cần thiết của xây dựng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ. Hầu hết các chủ thể đã nhận thức được tầm quan trọng của VHHĐ, sự cần thiết phải xây dựng VHHĐ, nhưng khi thực hiện thì chỉ dừng lại ở mức độ tương đồng trong đánh giá là đạt mức trung bình hoặc khá; CBQL, GV, NV và CMHS nhận thức về VHHĐ và công tác quản lý xây dựng VHHĐ còn mơ hồ, lúng túng, chưa có định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện công việc. Công tác xây dựng VHHĐ ở các trường chưa được chú trọng, chưa được đầu tư đúng mức; sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài trường chưa cao; vai trò của CBQL, GV, NV và các đoàn thể chưa được phát huy tích cực. Trong khi đó, mỗi thành viên trong nhà trường thực hiện và nêu gương trong việc tổ chức các hoạt động có tính chất xây dựng VHHĐ ở đơn vị mình.

Kết quả phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội, thách thức của thành công và hạn chế trong quản lý xây dựng VHHĐ có được ở Chương 2 là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong thời gian tới./.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)