Vị trí của Việt Nam và Ấn Độ trong chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 28 - 34)

2 Tháng 3/1988, Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo ở quần đảo Trường Sa thì tháng 4/1988, Thủ tướng Rajiv Gandhi đến thăm Việt Nam.

1.3.2. Vị trí của Việt Nam và Ấn Độ trong chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia

hai quốc gia

1.3.2.1. Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Chính sách đối ngoại từ năm 1945 của Việt Nam đến nay luôn coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Ngày 9/3/1987, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ, trong đó quán triệt chủ trương của Đảng về tầm quan trọng chiến lược trong tăng cường hợp tác với Ấn Độ về mọi mặt. Từ đó đến nay, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, trong đó có Ấn Độ. Vị trí và vai trò của Ấn Độ thể hiện những điểm sau:

Thứ nhất, Ấn Độ có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là nước lớn ở

Trong Chiến tranh lạnh, Việt Nam luôn đặt quan hệ với Ấn Độ ở hàng thứ hai (chỉ sau Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa), thậm chí thời kỳ 1975 - 1990 đặt cao hơn quan hệ với Trung Quốc. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) khẳng định rằng, Việt Nam không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Cộng hòa Ấn Độ, nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở châu Á và trên thế giới, người bạn lớn đã luôn giành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình. Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Việt Nam rất coi trọng việc củng cố những mối quan hệ truyền thống trên tinh thần muốn làm bạn, đối tác tin cậy với tất

cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Thứ hai, Việt Nam nhận thức được Ấn Độ có thực lực và tiềm năng lớn,

đang nổi lên mạnh mẽ cả về kinh tế, quốc phòng và vị thế để trở thành cường quốc châu Á, từng bước vươn ra toàn cầu. Do đó, Ấn Độ có vai trò quan trọng đối với Việt Nam để tạo cân bằng và đan xen về lợi ích giữa các nước lớn, góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, nhất là trong bối cảnh mới khi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang hiện hữu cũng như sự trỗi dậy của nhân tố Trung Quốc trong khu vực.

Thứ ba, Việt Nam rất cần vốn, trình độ khoa học công nghệ, năng lực

quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là công nghệ thông tin, các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp... là những lĩnh vực mà Ấn Độ rất có thế mạnh. Việt Nam cũng sẽ có cơ hội để xuất khẩu các hàng hóa nông sản, tiểu thủ công nghiệp sang Ấn Độ, đặc biệt là thâm nhập vào các thị trường các bang Đông Bắc chậm phát triển.

Thứ tư, đối với Việt Nam, Ấn Độ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong

việc cân bằng địa chính trị khu vực. Mặc dù không trực tiếp liên quan và không tuyên bố chủ quyền đối với tranh chấp ở Biển Đông, nhưng sự hiện diện của Ấn Độ ngày càng được công nhận là một trong những cán cân quyền lực ở vùng biển này. Ấn Độ giữ vai trò nước lớn thông qua hợp tác với các nước để tăng cường xây dựng các thể chế khu vực và đóng góp vào việc duy

trì cán cân quyền lực, gìn giữ hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống và hữu nghị, trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, Việt Nam được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất. Thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đi vào thực chất và hiệu quả cũng sẽ là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược cân bằng ảnh hưởng nước lớn ở khu vực, kiềm chế những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông [4; tr.3].

1.3.2.2. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ thực hiện đổi mới tư duy về đối ngoại, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, từ bỏ tư duy giáo điều chống phương Tây. Để sớm trở thành siêu cường châu Á và có vai trò toàn cầu, chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn liên kết với các mục tiêu phát triển, an ninh và nâng cao vị thế, trong đó phát triển kinh tế là quan trọng nhất, với ba khu vực ảnh hưởng chính là: toàn cầu, khu vực Nam Á, khu vực Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương. Những nội dung chủ yếu trong chính sách hướng Đông/Hành động hướng Đông của Ấn Độ cho thấy, Việt Nam ngày càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này, nhất là trong bối cảnh khu vực Nam Á, Đông Nam Á có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay.

Thứ nhất, Chính sách hướng Đông/ Hành động hướng Đông có phạm vi

không gian rộng lớn chạy dài từ New Zealand lên Đông Nam Á cho đến tận vùng Đông Bắc Á. Trong chính sách này, Đông Nam Á trở thành khu vực được Ấn Độ quan tâm đặc biệt, mà Việt Nam với mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời được coi là tâm điểm của khu vực. Ấn Độ coi Việt Nam là cửa ngõ để mở rộng quan hệ với các nước ASEAN và sau đó vươn ra khu vực. Điều này được các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhiều lần khẳng định.

Năm 2007, khi trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại New Delhi trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định: “Chúng tôi coi sự hợp tác

với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập với toàn khu vực. Ấn Độ và Việt Nam có chung các mục tiêu và thường có quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề quốc tế. Chúng tôi hy vọng, Việt Nam ủng hộ Ấn Độ tăng cường quan hệ hợp tác và liên kết với khu vực ASEAN [34]. Tháng 9/2016 trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và trong phát triển quan hệ của Ấn Độ với ASEAN [19; tr.8-9].

Thứ hai, xét về lợi ích an ninh, Việt Nam có vị thế địa - chiến lược và

địa - chính trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc, là nơi tiếp giáp cả phần đất liền và biển giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, lại có bờ biển dài, hướng ra biển Đông. Địa thế Việt Nam được xem như “ban công nhìn ra Thái Bình Dương” - nơi con đường giao thông huyết mạch trên biển của thế giới đi qua với tầm nhìn rộng, bao quát. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, mà còn là vùng biển quan trọng của các nước châu Á - Thái Bình Dương. Vùng biển này có giá trị địa - chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc phòng, an ninh của các quốc gia có liên quan; là “bàn đạp” chiến lược để mở rộng ảnh hưởng ở ông Nam Á, khống chế Tây Thái Bình Dương, Đông Bắc Ấn Độ Dương. Đây là tuyến đường giao thương trên biển quan trọng, đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa và có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các cường quốc. Chính vì vậy mà Biển Đông đã trở thành một trong những “điểm nóng” về lợi ích của nhiều nước lớn.

Là quốc gia có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, Việt Nam là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giàu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện với khoảng 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển

của thế giới đi qua vùng biển này. Cùng với tài nguyên phong phú, dân số khá lớn;… những điều kiện này đã khiến Việt Nam có vị trí địa - chính trị quan trọng bậc nhất trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù là quốc gia Nam Á và không thuộc khu vực Biển Đông, nhưng Ấn Độ có lợi ích cả về kinh tế và an ninh - chính trị ở vùng biển này. Bên cạnh lợi ích giao thương biển, lợi ích của Ấn Độ còn được thể hiện qua hoạt động khai thác tài nguyên dầu khí, đặc biệt là với Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Bên cạnh đó, Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng của Ấn Độ. Ấn Độ đánh giá cao khả năng và ý chí chiến đấu của quân đội Việt Nam. Ấn Độ muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam để cùng giải quyết những vấn đề chung. Với vị trí địa - chính trị quan trọng và tiềm năng phát triển, Việt Nam được nhiều học giả Ấn Độ nhận định là cường quốc tiềm năng tại Đông Nam Á. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định, Việt Nam chiếm vị trí chiến lược trong chính sách của Ấn Độ. Năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi điều chỉnh Chính sách hướng Đông sang Hành động hướng Đông là do Ấn Độ đã có một thực lực lớn hơn để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia ở hướng Đông trước các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng.

Thứ ba, xét về lợi ích ảnh hưởng trong các cơ chế khu vực, Ấn Độ nhìn

nhận Việt Nam là cầu nối quan trọng cho Ấn Độ để tăng cường hợp tác trong các cơ chế đa phương tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đông Nam Á với ASEAN ngày càng chiếm vị trí trung tâm trong các liên kết khu vực cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Trước chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định: “Ấn Độ coi hợp tác với Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình Ấn Độ hội nhập toàn khu vực” [34]. Với ASEAN, Việt Nam là thành viên quan trọng trong tổ chức khu vực Đông Nam Á, trong khi ASEAN là tác nhân định hình then chốt, là trụ cột trọng tâm của Hành động hướng Đông. Do đó, trong tầm nhìn của Ấn

Độ, Việt Nam với mối quan hệ truyền thống hữu nghị sẽ là cầu nối giúp Ấn Độ thúc đẩy và mở rộng hợp tác liên kết với ASEAN. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhận định: “Việt Nam là một thành viên không thể thiếu của ASEAN và là một trụ cột rất quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông của chúng tôi. Việt Nam là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ trong giai đoạn 2015 - 2018 và cả hai nước đều cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác trong các khuôn khổ Hợp tác Ấn Độ - ASEAN và Mekong - sông Hằng” [63]. Sự tham gia chiến lược của Ấn Độ vào các cơ chế khu vực là bước đệm quan trọng cho vai trò quốc tế của Ấn Độ trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Thứ tư, xét về lợi ích kinh tế, với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên

nhiên phong phú, con người thông minh, năng động, cần cù, môi trường kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, Việt Nam là đối tác tiềm năng, là thị trường xuất khẩu, đầu tư, thương mại,... triển vọng, hấp dẫn các doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, các mỏ dầu ở ngoài khơi Việt Nam có một sức hấp dẫn to lớn đối với Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, đặc biệt là kinh tế của Ấn Độ trong bối cảnh bất ổn kéo dài ở khu vực Trung Đông. Vì vậy, Việt Nam trở thành yếu tố quan trọng trong Chính sách hướng Đông/Hành động hướng Đông của Ấn Độ.

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có nền tảng vững chắc từ truyền thống hữu nghị, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn cờ thế giới. Tiềm năng hợp tác song phương rất lớn trong bối cảnh cả hai nước đang là hai nền kinh tế phát triển năng động, thuộc hàng nhanh nhất thế giới... Năm 2007, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược và năm

2016 tiếp tục được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cùng với

những thành tựu trong hợp tác trên một số lĩnh vực chính như chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ và văn hóa - giáo

dục. Đó là những minh chứng hùng hồn cho vai trò của không chỉ Việt Nam mà cả Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của hai nước.

Trong thế kỷ XXI, với thế và lực mới, Ấn Độ và Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, Ấn Độ không chỉ là cường quốc khu vực Nam Á, mà còn có tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu. Trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng, trên cả phương diện kinh tế, an ninh và ảnh hưởng. Với vị trí địa - chính trị, địa - chiến lược quan trọng hiện nay, Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu ở Đông Nam Á của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)