NHẬN XÉT QUAN HỆ ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM ẤN Ộ
3.2.3. Về quốc phòng an ninh
Việt Nam mua vũ khí của Ấn Độ chủ yếu là muốn mở rộng nhập khẩu vũ khí, có được sự chuyển nhượng về kỹ thuật, chuyển nhượng vũ khí của nước khác. Trên thực tế quá trình mua bán và chuyển giao vũ khí giữa Việt Nam và Ấn Độ còn chịu tác động của các nước lớn trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới chịu những cơn sóng biến động, đặc biệt là sự hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Ấn Độ với vai trò cung cấp an ninh, sản phẩm quân sự nhưng khả năng hỗ trợ quân sự và triển khai trực tiếp lực lượng quân sự để ổn định tình hình, đảm bảo an ninh khu vực còn nhiều hạn chế và chưa thật sự mạnh mẽ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sự chênh lệch nhiều mặt giữa Việt Nam và Ấn Độ, Ấn Độ được đánh giá có trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật khá cao so với mặt bằng chung của thế giới, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình vươn lên không tránh khỏi việc gặp khó khăn khi tiếp cận với kĩ thuật Ấn Độ. Việt Nam đặt mua vũ khí và nhận gói hỗ trợ 500 triệu USD. Vấn đề đặt ra là ngành quốc phòng Việt Nam chưa phát triển để sản xuất vũ khí để xuất bán sang Ấn Độ, thực tế là Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu vũ khí đó là biểu hiện của sự phụ thuộc.
Đồng thời, sự khác biệt về văn hóa truyền thống, tập quán giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng là trở ngại trong quá trình học tập, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh nên cả hai bên cùng biết dung hòa, tôn trọng sự khác biệt và cùng quan tâm đến lợi ích song phương, đa phương.
3.3. Triển vọng quan hệ ối Tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn ộ trong thời gian tới