Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu Công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

Huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh: Xác định công tác tạo nguồn, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, Đảng bộ huyện Đầm Hà luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cách mạng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên.

Những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, đặc biệt là cán bộ cơ sở vừa thiếu, vừa yếu về năng lực, thậm chí nhiều xã đội ngũ cán bộ phần lớn chƣa đạt chuẩn… Trƣớc thực trạng đó, Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ đã ban hành các đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ dân tộc thiểu số theo từng giai đoạn. Hàng năm, các phòng, ban chuyên môn của huyện đã tham mƣu Ban Thƣờng vụ Huyện ủy rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; các địa phƣơng, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sắp xếp, bố trí công tác phù hợp, từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức… Trên cơ sở đó, các cơ quan cử nhiều lƣợt cán bộ, đảng viên đi đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức danh chủ chốt ở cơ sở. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đƣợc tăng cƣờng. Huyện ủy chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thƣờng xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020; xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2020- 2025 với yêu cầu bảo đảm dân chủ, công khai, đúng quy định với phƣơng châm vừa “mở”, vừa “động” và “liên thông”. Vì vậy, số cán bộ đƣa vào quy hoạch cơ

bản bảo đảm tiêu chuẩn, có chiều hƣớng phát triển tốt, quy hoạch có tính khả thi cao. Căn cứ nguồn quy hoạch và điều kiện thực tiễn, các địa phƣơng, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển cán bộ đƣợc thực hiện bảo đảm dân chủ, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của huyện và từng địa phƣơng, đơn vị. Huyện ủy đã kiên quyết không bổ nhiệm lại những cán bộ bị xử lý kỷ luật, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

Bằng nhiều giải pháp trong công tác tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt nên huyện Đầm Hà đã khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, giảm đƣợc sức ỳ và sự thiếu hụt cán bộ chủ chốt; tạo sự đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn; cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch có điều kiện, môi trƣờng tốt để rèn luyện, trƣởng thành trong thực tiễn.

Huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh: Là địa phƣơng có tỷ lệ cán bộ, công chức là ngƣời dân tộc Khmer khá cao. Trong giai đoạn 2015-2020, việc đề bạt, bố trí cán bộ là ngƣời dân tộc Khmer ở các ngành, đơn vị trong huyện luôn đƣợc sự quan tâm của Huyện ủy; đội ngũ cán bộ ngƣời Khmer đƣợc học tập, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gƣơng mẫu chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân.

Để tạo nguồn và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc Khmer đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Thành nhiệm kỳ 2020- 2025, huyện tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng trong tình hình mới. Trong đó, xác định xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc là nhiệm vụ thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, huyện đã cụ thể hóa, thực hiện các quy định,

chƣơng trình của Trung ƣơng, tỉnh, huyện về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, chiến lƣợc về nhân tài, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Xây dựng đề án tạo nguồn quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ của huyện nói chung, chú trọng cán bộ ngƣời Khmer nói riêng.

Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận: Là huyện miền núi, có 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, Tuy Phong có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng; tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhiệt tình, năng động. Có đƣợc kết quả trên, huyện đặc biệt quan tâm về công tác cán bộ, luôn nhận thức “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong suốt những năm qua, huyện luôn cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc vào thực tiễn đời sống, đặc biệt là những quy định liên quan đến luân chuyển cán bộ. Là một trong những địa phƣơng tiên phong chủ động thực hiện, từ đầu năm 2003, huyện đã đƣa 03 cán bộ về cơ sở nhận nhiệm vụ. Qua đánh giá từng thời kỳ cho thấy, công tác luân chuyển cán bộ đã phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phƣơng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Do vậy, từ đó cho đến nay, công tác điều động, luân chuyển đƣợc huyện tập trung triển khai quyết liệt.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ và xin ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Tuy Phong đã ban hành Kế hoạch cụ thể trong việc luân chuyển cán bộ tăng cƣờng cho cơ sở để đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đề ra, đồng thời đảm bảo phƣơng châm, nguyên tắc trong luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kế hoạch luân chuyển cán bộ đã đƣợc tiến hành thận trọng, có trọng tâm, trọng điểm, không làm tràn lan; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với yêu cầu đảm bảo ổn định của cơ

quan, đơn vị có cán bộ luân chuyển đi và đến; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và nguồn cán bộ kế cận... Trƣớc khi luân chuyển, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy luôn coi trọng công tác tƣ tƣởng, tuyên truyền để cán bộ thông suốt, tự giác, quyết tâm thực hiện quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức; tránh tƣ tƣởng luân chuyển vì mục đích cá nhân để đƣợc đề bạt lên chức vụ cao hơn hoặc tránh tình trạng “chạy luân chuyển” do ngại khó, ngại khổ. Cùng với đó, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy thƣờng xuyên theo dõi, giúp đỡ cán bộ đƣợc luân chuyển để nắm bắt những khó khăn, vƣớng mắc nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời.

Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định: Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn), nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: Tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ; tập trung phát triển kinh tế biển; ứng dụng khoa học - công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh đô thị hóa, hoàn thành cơ bản chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao chất lƣợng đời sống của nhân dân; xây dựng và quản lý tốt trật tự đô thị, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Hoài Nhơn trở thành trung tâm kinh tế - xã hội khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Hoài Nhơn đã có những giải pháp đột phá về công tác cán bộ, Huyện ủy đã chú trọng đến công tác tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tƣ duy sáng tạo và kiến thức chuyên môn vững, phong cách làm việc

khoa học, nói đi đôi với làm. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền để đảm bảo đủ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong quá trình thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt, thị xã Hoài Nhơn đã triển khai đảm bảo nguyên tắc, đúng quy trình, công khai, dân chủ; chất lƣợng cán bộ quy hoạch ở các cấp, các ngành đƣợc nâng lên, số lƣợng và cơ cấu hợp lý. Trong quy hoạch, có sự quan tâm đúng mức đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ đƣợc đào tạo cơ bản và có triển vọng phát triển.

Do làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nên Huyện ủy đã chủ động hơn trong công tác cán bộ, nhất là công tác đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quá trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ ở huyện, các phòng ban, hội đoàn thể và các xã, thị trấn đã bám sát tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực thực tiễn của từng chức danh cán bộ để tiến hành quy hoạch; qua nhiều lần tổ chức hội nghị thảo luận đóng góp, lấy phiếu tín nhiệm, quá trình thực hiện quy hoạch cán bộ đã phát huy đƣợc trí tuệ tập thể, trách nhiệm cá nhân, mở rộng dân chủ, coi trọng công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai. Cán bộ trong diện quy hoạch đã đƣợc rà soát, xem xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về lịch sử chính trị và thái độ chính trị hiện nay, đƣợc tín nhiệm, bảo đảm yêu cầu về năng lực, phẩm chất đạo đức. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền thị xã Hoài Nhơn ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trên từng lĩnh vực công tác đƣợc phân công, bảo đảm tính kế thừa, chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ; tạo đƣợc thế chủ động trong việc đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ.

Một phần của tài liệu Công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)