7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Khái quát về huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và các nhân tố
hƣởng đến công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vân Canh là huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Bình Định, phía bắc giáp thị xã An Nhơn, phía nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, phía tây giáp huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai; phía đông giáp huyện Tuy Phƣớc và thành phố Quy Nhơn. Có diện tích tự nhiên trên 800 km2
, trong đó diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên; dân số khoảng 30.041 ngƣời, nữ 15.299 ngƣời, mật độ dân số 34,25 ngƣời/km²; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khoảng 40%, chủ yếu là dân tộc Chăm và Bana, ngoài ra còn một số ít dân tộc khác từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cƣ vào sinh sống nhƣ Thái, Mƣờng, H’rê, Tày, Nguồn. Toàn huyện có 06 xã, 01 thị trấn với 48 thôn/làng/khu phố; có 06 xã, 47/48 thôn/làng/khu phố diện đặc biệt khó khăn, nhiều làng thuộc vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ hộ nghèo theo phƣơng pháp đa chiều là 39,71%, hộ cận nghèo là 21,60%.
Huyện Vân Canh có diện tích tự nhiên phần lớn là đồi núi vì vậy có điều kiện để phát triển ngành lâm nghiệp; bên cạnh đó có hệ thống giao thông khá thuận lợi nhƣ: Quốc lộ 19C nối liền tỉnh Bình Định với tỉnh Phú Yên và đi các tỉnh Tây nguyên, tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, đặc biệt là gần với thành
phố Quy Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát, Cảng biển Quy Nhơn. Điều này có lợi thế trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải…
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2015-2020, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, tình hình sản xuất, kinh doanh, nguồn lực để thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều hạn chế; tình hình dịch bệnh diễn biến khó lƣờng, giá cả hàng hóa, vật tƣ tăng cao. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, dân và quân trong huyện đã phát huy những thuận lợi, vƣợt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đƣa nền kinh tế-xã hội của huyện từng bƣớc phát triển.
Tổng giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân hằng năm 14,98%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Nông - lâm - thủy sản 58,9%, công nghiệp - xây dựng 33,4%, thƣơng mại - dịch vụ 7,7%; so với năm 2015, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm 16,85%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,38%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 29,5 triệu đồng/năm, gấp 1,9 lần so với năm 2015. Thu ngân sách nhà nƣớc phát sinh trên địa bàn đạt 72 tỷ đồng, tăng bình quân 37,34%/năm.
Các chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đƣợc các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện. Đã lập quy hoạch và xây dựng Đề án nông thôn mới 6/6 xã cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tế. Huy động các nguồn đầu tƣ xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân… Giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn đầu tƣ cho chƣơng trình gần 200 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp từ chƣơng trình gần 70 tỷ đồng, còn lại là các nguồn lồng ghép và huy động từ nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 01 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã đạt trên 10 tiêu chí, 03 xã đạt từ 6 đến 9 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 03 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Văn hóa, xã hội từng bƣớc khởi sắc. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đƣợc đẩy mạnh. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc đƣợc quan tâm, đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. Toàn huyện có 3/3 di tích đƣợc xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, 25/28 làng đồng bào dân tộc thiểu số đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhà văn hóa; 28/28 làng đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc hỗ trợ bộ cồng chiêng truyền thống.
Hoàn thành việc sáp nhập các đơn vị trƣờng học theo Nghị quyết 19- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng đúng kế hoạch, quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp đƣợc sắp xếp phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trƣờng tăng. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 và giữ vững kết quả 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đƣợc chuẩn hóa, nâng chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Chất lƣợng giáo dục từng bƣớc đƣợc nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 50% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia.
Hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh đƣợc đầu tƣ, nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ huyện đến cơ sở đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng, nâng cao trình độ chuyên môn và y đức. Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩn đƣợc quan tâm; 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế;
bình quân có 9,07 bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 99% dân số. Công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực; 99,5% trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi giảm còn 13,1%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức 1,15%.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 6,7%/năm vƣợt 2,7% so với Nghị quyết Đại hội đề ra; tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,94%; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 94,4%. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đào tạo đạt 35,2%. Chính sách đối với miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc lồng ghép triển khai thực hiện có hiệu quả; chính sách đối với ngƣời có công và an sinh xã hội đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng đối tƣợng; triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ các đối tƣợng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Công tác bảo trợ xã hội, giáo dục, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đƣợc quan tâm.
Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đƣợc củng cố; xây dựng tiềm lực trong khu vực phòng thủ huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Diễn tập khu vực phòng thủ đƣợc thực hiện đạt chất lƣợng tốt. Giao quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu; công tác huấn luyện quân sự, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lƣợng dân quân tự vệ, dự bị động viên đƣợc đẩy mạnh. Chất lƣợng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lƣỡng vũ trang ngày càng đƣợc nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Lực lƣợng công an đƣợc quan tâm xây dựng, củng cố đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đã hoàn thành chủ trƣơng điều động công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã. Công tác phòng ngừa,
đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ đạt kết quả tích cực.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc chú trọng, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đƣợc thực thi đúng pháp luật, không để xảy ra án oan sai, án tồn đọng kéo dài.
Công tác xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của huyện đƣợc chú trọng, không ngừng đổi mới và đạt đƣợc những kết quả tích cực. Phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục đƣợc đổi mới, sâu sát với thực tiễn và hiệu quả hơn. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên từng bƣớc đƣợc nâng cao, đảm bảo vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công tác chính trị, tƣ tƣởng đã có những chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra, giám sát đã đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở [23].
2.1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt tại huyện Vân Canh
Thứ nhất, trong những năm qua, huyện Vân Canh luôn chú trọng việc
đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Công tác cán bộ đƣợc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 18- NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII đảm bảo theo kế hoạch đề ra, đã hoàn thành việc thực hiện các chức danh kiêm nhiệm; sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ tƣơng đồng, thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, qua đó góp phần tinh gọn bộ
máy, nâng cao chất lƣợng, hiệu lực hoạt động.
Thứ hai, là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh, có khoảng 40% dân
số là ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống nên huyện Vân Canh luôn coi trọng việc phát hiện, bồi dƣỡng nguồn cán bộ, nhất là nguồn cán bộ tại chỗ, cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, kỹ thuật, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng. Tuy nhiên, với môi trƣờng làm việc còn chƣa đáp ứng kịp với xu thế thời đại; với trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu của đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số nên tỷ lệ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số trong cấp ủy, chính quyền còn thấp, số ngƣời nắm giữ các chức vụ chủ chốt còn ít.
Thứ ba, là huyện miền núi nên Vân Canh còn khó khăn trong việc tự
cân đối lực lƣợng cán bộ tại chỗ, do đó có một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣợc tỉnh điều động tăng cƣờng. Tuy nhiên, thực tế này lại dẫn tới việc trong đội ngũ cán bộ xảy ra tình trạng bằng mặt, không bằng lòng; cán bộ không nắm đƣợc dân, không nắm đƣợc phong tục, tập quán của ngƣời dân; các dân tộc không có đại diện của dân tộc mình dễ bị tâm lý bất mãn.
Bốn là, tình trạng thiếu đồng bộ của đội ngũ cán bộ. Trên thực tế, công
tác cán bộ những năm qua hầu nhƣ chỉ tập trung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản trị cho các thành phần kinh tế chƣa đƣợc quan tâm đào tạo và sử dụng hiệu quả. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý kinh tế, quản trị… còn thiếu nhiều, nhất là các cán bộ giỏi, đầu ngành.