7. Cấu trúc của đề tài
1.3.3. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm địa lí
HĐTN là một dạng hoạt động giáo dục, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể phân loại các hình thức tổ chức HĐTN như sau:
- Hình thức trải nghiệm có tính khám phá: thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi,…
- Hình thức có tính tham quan lâu dài: dự án và nghiên cứu khoa học, các câu lạc bộ.
- Hình thức có tính thể nghiệm/ tương tác: diễn đàn, giao lưu, thảo luận, sân khấu hóa.
- Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động việc nhà, việc trường, các hoạt động xã hội, chiến dịch tình nguyện,..
Vậy HĐTN trong trường phổ thông rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐTN có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Nhờ các hình thức tổ
chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong đó có 12 hoạt động thường được thực hiện trong HĐTN, cụ thể:
(1). Tổ chức tham quan dã ngoại: Đây là hình thức tổ chức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với HS. Hiện nay, với một số hình thức được lựa chọn để dạy học môn Địa lí như: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di sản tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp, tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, tham quan các viện bảo tàng, tham quan du lịch truyền thống... Mỗi hình thức tham quan dã ngoại gắn với một chủ để học tập giáo dục trong chương trình hay là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng sống cần thiết cho HS. Và đây là hình thức tổ chức được luận văn lựa chọn chính trong xây dựng HĐTN Địa lí cho HS khi nghiên giá trị ĐDSH của cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai.
(2). Tổ chức thảo luận: Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất ở các trường phổ thông hiện nay. Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV, HS cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề cùng trao đổi. GV là người tổ chức, HS là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm.
(3). Tổ chức các trò chơi: Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường phổ thông hiện nay như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hình… Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với HS nói riêng.
lớp học hay ngoài không gian trường học. Có nhiều nội dung và hình thức khác nhau trong tổ chức cuộc thi như: thi giải ô chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, … Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo dục kĩ năng sống.
(5). Tổ chức các câu lạc bộ: Là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với GV và những người trưởng thành khác.
(6). Sinh hoạt tập thể: Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thường xuyên tại các trường học phổ thông. Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao, đồng thời cũng là yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên.
(7). Lao động công ích: Là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao. Có thể được tổ chức trong khuôn viên nhà trường hoặc làng xóm như: vệ sinh vườn trường, sân trường lớp học, vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc vườn hoa, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa…
(8). Diễn đàn: Diễn đàn được tổ chức với quy mô khác nhau ở khối lớp, cấp trường, cấp quận/ huyện, cấp tỉnh hoặc cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu, mong muốn của các em với nhà trường. Từ đó các bậc phụ huynh, thầy cô giáo thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các em và tìm ra những giải pháp cho phù hợp để xây dựng biện pháp giáo dục cho phù hợp.
(9). Giao lưu: Giao lưu có những đặc trưng riêng biệt khó hòa lẫn với các hình thức tổ chức khác. Đòi hỏi sự trao đổi thông tin tình cảm chân thực những vấn đề cần thiết liên quan tới nội dung học tập và hứng thú của các em.
bắt gặp trong nhiều nhà trường phổ thông như: Lễ khai mạc, lễ tốt nghiệp, lễ vinh danh HS có thành tích xuất sắc, hội diễn khoa học, hoạt động học tập thực tế du lịch khảo sát thực tế, tìm hiểu di sản văn hóa, về phong tục tập quán, khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài,…
(11). Hoạt động chiến dịch: Mỗi chiến dịch mang một chủ đề định hướng học tập trải nghiệm như: chiến dịch giờ trái đất, chiến dịch “Ngày chủ nhật xanh”, chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu, chiến dịch mùa hè xanh… Quy mô của hoạt động chiến dịch có thể tổ chức trong không gian nhà trường hoặc ngoài nhà trường, phải phù hợp với điều kiện địa phương và nhà trường. Đảm bảo những vấn đề đó là vấn đề lâu dài có tính cấp thiết và giáo dục cao.
(12). Sân khấu tương tác: Là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi người tham gia. Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong trong lớp hoặc là toàn trường.
Bên cạnh 12 hình thức tổ chức cơ bản trên còn có hình thức tổ chức thí nghiệm, điều tra, hoạt động tình nguyện… Mỗi hình thức tổ chức đều có những ưu và nhược điểm nhất định, nhưng đều hướng tới mục đích giáo dục không chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng nhằm phát triển năng lực ở người học. Rèn luyện tính tự tin, tính sáng tạo và tư duy có vấn đề.