Giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Giá Trị Đa Dạng Sinh Học Của Cao Nguyên Kon Hà Nừng Phục Vụ Dạy Học Địa Lí (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.3. Giá trị kinh tế

cây trồng và nguồn dược liệu quí giá đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. ĐDSH còn cung cấp các nguyên vật liệu cho nhiều ngành nghề như: gỗ, nhựa, sợi, da, lông và đặc biệt là củi đun cho hàng tỉ con người trên thế giới. Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm. Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương.

Giá trị ĐDSH sử dụng cho sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng của các loài đó cung cấp những nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến cho các giống cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển các giống mới có thể mang lại những kết quả kinh tế to lớn. Ví dụ, việc phát hiện một loài cây lưu niên có họ hàng với ngô tại Tây Mehicô đáng giá hàng tỷ đôla, vì nó lai tạo giống ngô có thể trồng nhiều năm mà không cần gieo trồng hàng năm nữa. Những loài hoang dã có thể có thể dùng như những tác nhân phòng trừ sinh học.

Bên cạnh đó ĐDSH còn có giá trị nghỉ ngơi và phát triển du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Giá Trị Đa Dạng Sinh Học Của Cao Nguyên Kon Hà Nừng Phục Vụ Dạy Học Địa Lí (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)