Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tuy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 60 - 64)

Phƣớc trong thời gian qua

2.1.4.1. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Tuy Phước

Từ khi triển khai các Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND ngày 26/7/2016 của HĐND huyện, UBND huyện Tuy Phƣớc đã chỉ đạo cho Phòng Lao động - TB&XH chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể và các địa phƣơng, các CSDN, các doanh nghiệp thống kê khảo sát lực lƣợng lao động trong độ tuổi nhƣng chƣa có việc làm, chƣa đƣợc ĐTN để tuyên truyền, tƣ vấn về chọn nghề, học nghề, lập nghiệp và việc làm nhằm nâng cao chất

lƣợng, nguồn nhân lực; huy động mọi nguồn lực để tập trung cho các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực của huyện với các trình độ và hình thức phù hợp, đảm bảo ngƣời lao động có nhu cầu học nghề đƣợc ĐTN và có việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, đồng thời triển khai hiệu quả các chƣơng trình phát triển KT-XH vừa thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện sang hƣớng công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ.

Hằng năm các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều rà soát nhu cầu học nghề của LĐNT để xây dựng kế hoạch, nhu cầu học nghề của LĐNT địa phƣơng mình gửi Phòng Lao động - TB&XH huyện tổng hợp làm cơ sở trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch ĐTN cho LĐNT qua các năm.

Thực tế số liệu khảo sát hằng năm của các xã, thị trấn thƣờng cao hơn so với nhu cầu học nghề thực tế tại địa phƣơng. Một phần nguyên nhân là do các điều tra viên ở thôn, xóm chƣa đƣợc tập huấn về cách thức điều tra, không thể tƣ vấn, định hƣớng đƣợc cho ngƣời trong độ tuổi lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Hơn nữa, các đợt khảo sát dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT hay trùng với thời điểm điều tra, rà soát hộ nghèo nên cũng gây khó khăn cho các điều tra viên trong việc điều tra và tổng hợp số liệu. Vì không đƣợc hỗ trợ kinh phí điều tra, khảo sát nên phần lớn các điều tra viên không nhiệt tình trong công tác điều tra, khảo sát. Các điều tra viên chủ yếu tự độ số lƣợng nhu cầu học nghề cao hơn so với thực tế. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT của huyện.

Việc khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các trƣờng, CSDN giúp cho việc xây dựng kế hoạch ĐTN sát với thực tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thống kê, khảo sát nhu cầu ĐTN cũng phát sinh những khó khăn nhất định. Các cộng tác viên điều tra tại các địa bàn xã, thôn do không đƣợc hỗ trợ

về kinh phí thống kê nên việc điều tra chỉ mang tính chung chung mà chƣa bám sát với yêu cầu. Vì vậy, giữa kế hoạch và thực tế tuyển LĐNT học nghề vẫn có sự chênh lệch khá lớn và cần điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch hàng năm.

2.1.4.2. Nhu cầu sử dụng lao động sau đào tạo

Tuy Phƣớc là địa phƣơng có số lƣợng các doanh nghiệp đang hoạt động nhiều và gần khu kinh tế Nhơn Hội, việc xác định nhu cầu tuyển dụng cũng nhƣ các ngành nghề mà các doanh nghiệp này cần là việc quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc ĐTN cho LĐNT chƣa sát với thực tiễn mà chỉ mang tính chất đào tạo theo năng lực s n có của các trƣờng, CSDN. Chƣa chú trọng đến chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ chƣa nắm bắt xu hƣớng xã hội. Ngƣời lao động sau khi đƣợc ĐTN thì khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp là chƣa cao, nên hầu nhƣ các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Với số lƣợng doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc nhƣ hiện nay thì nhu cầu về nguồn lao động là lớn, không những đòi hỏi về mặt số lƣợng và cả chất lƣợng. Đây là một thách thức lớn trong công tác QLNN về ĐTN.

2.1.4.3. Kết quả tuyển sinh học nghề giai đoạn 2016 - 2020

Thực hiện Kế hoạch ĐTN cho LĐNT giai đoạn 2016- 2020 đã đƣợc UBND huyện phê duyệt. Phòng Lao động - TB&XH huyện đã hƣớng dẫn các trƣờng, CSDN tuyên truyền, tƣ vấn và tuyển sinh ĐTN. Kết quả, số LĐNT đào tạo ngắn hạn dƣới 03 tháng đƣợc hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 3.670 LĐNT học nghề (trong đó 56 lớp nghề phi nông nghiệp với 2.208 học viên; 43 lớp nghề nông nghiệp với 1.462 học viên) với tổng kinh phí thực hiện gần 5.500 triệu đồng.

Hàng năm, phối hợp với Trung tâmGDNN–GDTX huyện Tuy Phƣớc, các doanh nghiệp, trƣờng dạy nghề tổ chức các phiên chợ việc làm, qua đó giúp cho ngƣời LĐNT có cơ hội lựa chọn nghề, làm công việc phù hợp; đồng thời, phối hợp với các địa phƣơng, các Hội, Đoàn thể thực hiện công tác tuyên

truyền, tƣ vấn, khảo sát nhu cầu học nghề và tìm việc làm đảm bảo đúng đối tƣợng, đủ số lƣợng, đúng nghề ngƣời LĐNT có nhu cầu.

Các nghề đào tạo chủ yếu tại huyện Tuy Phƣớc nhƣ: May mặc, chế biến món ăn, vỗ béo cho bò, điều trị bệnh cho trâu bò, trồng lúa năng suất cao, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi,...Danh mục các ngành nghề luôn đƣợc Phòng Lao động - TB&XH rà soát nhằm xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐTN theo nhu cầu thực tế tại huyện.

2.1.4.4. Kết quả Đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020

Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ cấp thiết trong công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc; nhằm phát huy kết quả đạt đƣợc trong công tác ĐTN và giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020, UBND huyện Tuy Phƣớc ban hành Đề án ĐTN và giải quyết lao động việc làm đặt chỉ tiêu là ĐTN 3.700 lao động và giải quyết việc làm 5.000 lao động. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn đã góp phần nâng cao chất lƣợng, kỹ năng nghề nghiệp cho LĐNT, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 32,39% năm 2010 lên 53,25% cuối năm 2019. Qua đó, giúp LĐNT có thêm kiến thức về khoa học, kỹ thuật cơ bản để tạo đƣợc việc làm mới hoặc phát triển nghề hiện có, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐNT, hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. Công tác dạy nghề có bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đa dạng hóa hình thức ngành nghề đào tạo. Các ngành nghề đào tạo bƣớc đầu đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động, hỗ trợ việc làm và tự tạo việc làm cho LĐNT sau khi học nghề.

Bảng 2.4. Tình hình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau ĐTN ĐVT: Người STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng cộng Tổng số lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm

1000 1050 1063 1090 1105 5308

1 Nguồn vốn vay giải

quyết việc làm 125 137 149 182 215 808

2

Số lao động đƣợc các doanh nghiệp tuyển dụng

564 571 578 596 619 2928

3 Số lao động tự tìm việc

làm 216 250 254 262 269 1251

(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Tuy Phước)

Từ những kết quả ĐTN cho LĐNT tại huyện Tuy Phƣớc có thể thấy rằng: ĐTN cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã phát huy hiệu quả, hƣớng vào việc đạt mục tiêu: nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực LĐNT, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động vùng nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)