8. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Một số đề xuất đối với các nhóm đối tƣợng cơ bản trong quá trình
phát triển NNLCLC ở thị xã An Khê
* Đối với cơ quan quản lý:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng
Trong giai đoạn hiện nay, công tác tuyển dụng công chức, viên chức là một giải pháp quan trọng cần thực hiện sớm, nghiêm túc để lựa chọn ngƣời đủ
phẩm chất, năng lực bổ sung vào nguồn cán bộ,công viên chức còn thiếu ở thị xã An Khê, khắc phục tình trạng thiếu công chức, viên chức ở nhiều xã, phƣờng nhƣ thời gian vừa qua.
Tại Chƣơng II của Luận văn này, khi phân tích, đánh giá về thực trạng số lƣợng công chức, viên chức của thị xã, tác giả nhận thấy công tác tuyển dụng của thị xã An Khê chƣa thực sự đƣợc chú trọng, vẫn còn 93 biên chế công chức,viên chức các cấp xã chƣa sử dụng, đây không phải là nhỏ so với tổng số công chức các cấp của thị xã, nếu thực hiện tốt công tác tuyển dụng có thể cung cấp một nguồn nhân lực tốt cho chính quyền ở địa phƣơng. Vì vậy, để công tác tuyển dụng nhân lực ở thị xã An Khê thực sự hiệu quả, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
-Căn cứ vào thực trạng đội ngũ nhân lực hiện có, Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng Kế hoạch trung hạn (05 năm) về công tác quản lý, sử dụng và nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức. Trong đó, cần phân tích rõ thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở An Khê hiện có, số có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và triển vọng phát triển, số cần phải đào tạo thêm, số không có khả năng thực hiện nhiệm vụ cần giải quyết chính sách và số cán bộ công viên chức đến tuổi nghỉ hƣu theo từng giai đoạn để từ đó xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho thị xã trong 05 năm. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cần có cơ cấu hợp lý, tinh giản số lƣợng và nâng cao chất lƣợng, đảm bảo công chức, viên chức đƣợc tuyển dụng đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn quy định, có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị.
-Định kỳ hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thị xã đã ban hành, thực trạng đội ngũ công viên chức ở thị xã, chỉ tiêu biên chế còn thiếu của từng chức danh công viên chức, cụ thể còn thiếu phòng Nội vụ thị xã tham mƣu xây dựng Kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng.
- Tiếp tục nghiên cứu thực hiện các chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi về cơ sở công tác để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở: triển khai thực hiện tốt Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai quy định chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học và chính sách thu hút ngƣời có trình độ cao về công tác tại tỉnh Gia Lai. Trong đó, đi đôi với việc đãi ngộ tƣơng xứng cần xác định rõ danh mục ngành, nghề cần thu hút trong từng giai đoạn theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng NNNCLC trong khu vực công
Thông qua việc bố trí, sử dụng NNLCLC hợp lý, đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, vị trí chức danh, mỗi ngƣời sẽ phát huy đƣợc năng lực, kiến thức đã đƣợc học, các sở trƣờng cá nhân và tinh thần tích cực trong công tác. Ngƣợc lại, nếu bố trí không đúng ngƣời - đúng việc sẽ lãng phí nguồn nhân lực của tổ chức. Vì vậy, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
-Sau khi công chức, viên chức đƣợc tuyển dụng vào một số chức danh cụ thể cần phân công ngƣời theo dõi, hƣớng dẫn trong thời gian tập sự. Đây là nội dung rất quan trọng, thông qua đó ngƣời phân công theo dõi, hƣớng dẫn có những nhận xét khách quan về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức mới đƣợc tuyển dụng; nếu đạt yêu cầu sẽ đƣợc bổ nhiệm chính thức vào chức danh, ngạch, bậc cụ thể.
-Bố trí công viên chức cần xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí chức danh công chức, viên chức; “vì việc bố trí ngƣời - không vì ngƣời bố trí việc”.
-Bố trí, sử dụng công viên chức theo ngành nghề chuyên môn đã đƣợc đào tạo. Việc sử dụng công viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu chức danh công việc sẽ thuận lợi cho việc tiếp cận nhiệm vụ. Do đó, khi thi hành nhiệm vụ sẽ rất thuận lợi, giảm thời gian học việc.
-Thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí công chức, viên chức cấp xã theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ, để công viên chức có điều kiện tiếp cận, thử thách, rèn luyện trong môi trƣờng công tác mới và có cơ hội trƣởng thành hơn; đồng thời, xóa bỏ khuynh hƣớng cục bộ, khép kín trong từng địa phƣơng, đơn vị; là biện pháp chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực có thể xảy ra khi đảm nhận một vị trí quá lâu ở một địa phƣơng.
Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá
Đánh giá công viên chức là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, là tiền đề, cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng. Do đó, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị về đánh giá công chức, viên chức; đồng thời gắn với vai trò, trách nhiệm ngƣời đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tập thể cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong việc đánh giá chính xác phát huy năng lực, sở trƣờng.
Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá công chức, viên chức; không đánh giá qua cảm tính lời nói, chức vụ, bằng cấp, thiếu khách quan và không để quan hệ cá nhân chi phối. Đánh giá một cách toàn diện, cả phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, uy tín, khả năng quy tụ và chiều hƣớng phát triển. Cần cụ thể hóa, lƣợng hóa tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của công chức trong đơn vị.
Mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác đánh giá. Kết hợp đánh giá với kiểm tra, giám sát. Đánh giá công chức, viên chức thƣờng xuyên, theo định kỳ hằng năm, việc đánh giá phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trong công tác đánh giá công chức, viên chức; xử lý nghiêm những hiện tƣợng tiêu cực trong đánh giá. Đồng thời, có chính sách động viên, khen thƣởng kịp thời đối với công chức, viên
chức có thành tích đặc biệt xuất sắc.
Thứ tư, tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng của chủ thể quản lý, thông qua công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện ra những tồn tại, hạn chế để nhắc nhở hoặc sai phạm để xử lý.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra công vụ thƣờng xuyên hoặc đột xuất với các nội dung liên quan trực tiếp đến công chức, viên chức nhƣ việc chấp hành giờ giấc làm việc; tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính của công dân, tổ chức thuộc nhiệm vụ chuyên môn đƣợc phân công; văn hóa công sở; thái độ, hành vi ứng xử với công dân…hoặc thông qua phản ánh, kiến nghị của công dân để thực hiện kiểm tra, giám sát.
Thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cần xác định rõ công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nhiệm vụ chính trị của Đảng, gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thông qua công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, có hƣớng giải quyết phù hợp những trƣờng hợp cán bộ, công chức có vấn đề quan hệ lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; không để mất ngƣời tài nhƣng cũng không để các phần tử cơ hội “chui sâu”, “leo cao”.
Thứ năm, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, công chức.
Một là, tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của thị xã bằng nhiều hình thức: thông qua các buổi quán triệt nghị quyết, kết luận, chỉ thị của các cấp ủy đảng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cử đi học tập các lớp bồi dƣỡng chính trị ngắn ngày, đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị ... Qua đó, giúp cho công chức, viên chức thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan
điểm, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tiễn của từng địa phƣơng, đơn vị. Để công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng đạt hiệu quả cần chú ý những vấn đề sau:
-Công tác bồi dƣỡng, học tập lý luận chính trị ở Trung tâm bồi dƣỡng chính trị thị xã cần đổi mới theo hƣớng bên cạnh việc trang bị kiến thức nền tảng về chủ nghĩa Mac - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cần thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung những quan điểm mới trong Nghị quyết Đại hội XII và các chỉ thị, nghị quyết mới đƣợc ban hành. Chú trọng trau dồi, bồi dƣỡng đạo đức cách mạng cho học viên. Thông qua đó, bản lĩnh chính trị của mỗi công chức viên chức đƣợc nâng lên, có khả năng nhận diện và chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thể lực thù địch và các biểu hiện tiêu cực khác.
-Nâng cao chất lƣợng quán triệt, học tập nghị quyết của các cấp ủy đảng, tránh tình trạng hình thức, theo đợt, học theo kiểu đối phó, xây dựng chƣơng trình hành động không đúng theo sự chỉ đạo của cấp trên.
-Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XII về tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thực hiện tốt các quy định của Trung ƣơng về trách nhiệm nêu gƣơng của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Hai là, nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức thị xã: Đạo đức công vụ là một dạng đạo đức nghề nghiệp, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đội ngũ cán bộ, công chức với tổ chức, công dân, thể hiện ở lƣơng tâm, trách nhiệm với nghề,
vì lợi ích chung và mong muốn đƣợc phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, nâng cao đạo đức công vụ chính là nâng cao trách nhiệm với công việc, lòng yêu nghề, thái độ tôn trọng nhân dân, phục vụ dân, biết lắng nghe và chịu sự giám sát của dân; là thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ trong hoạt động công vụ. Nâng cao đạo đức công vụ không chỉ là hoạt động thƣờng xuyên của bản thân mỗi cán bộ, công chức mà còn là trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ, công chức.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức…” [8, tr.178]. Một trong những đặc trƣng cơ bản của công chức, viên chức là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc (gắn với nhà nƣớc hoặc nhân danh nhà nƣớc) thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền đƣợc giao. Do đó, nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao sẽ dẫn đến việc lợi dụng vị trí công tác để mƣu lợi cho cá nhân. Để nâng cao đạo đức công vụ cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
-Phát huy vai trò của cơ quan quản lý cán bộ, công chức, nhất là ngƣời đứng đầu trong việc giáo dục nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. - Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của công chức nơi công sở, quy tắc ứng xử của công chức khi giao tiếp với cá nhân, tổ chức đến liên hệ công tác. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp có biểu hiện nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thiếu tôn trọng dân và không tiếp thu ý kiến đóng góp của dân.
-Từng bƣớc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện cho mỗi ngƣời đƣợc phát triển toàn diện.
-Phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, tinh thần tiên phong, gƣơng mẫu xã trong rèn luyện đạo đức công vụ.
* Đối với bản thân (cá nhân) nguồn nhân lực chất lƣợng cao:
Thứ nhất, nâng cao ý thức về tu dưỡng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức:
Cán bộ, công chức là chủ thể thực thi công vụ, trong quá trình hoạt động, họ sử dụng quyền lực Nhà nƣớc để thực hiện nhiệm vụ, vì vậy nếu cán bộ, công chức không có phẩm chất chính trị tốt, không đủ bản lĩnh sẽ dẫn đến việc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc sai mục đích, làm hại cho nƣớc, cho dân. Vì vậy, mỗi cán bộ, công chức không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức cá nhân, bản lĩnh chính trị để đủ khả năng nhận biết những cám dỗ vật chất, những tiêu cực tác động từ bên ngoài.
Thứ hai, nâng cao ý thức học tập của cán bộ, công chức:
Việc tham gia học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức là một hoạt động thƣờng xuyên nhằm nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của mỗi ngƣời. Đặc biệt, với yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lƣợng là một yêu cầu khách quan, số lƣợng cán bộ, công chức “không đông nhƣng phải mạnh”. Do đó, mỗi cán bộ, công chức phải luôn tự ý thức nâng cao trình độ thông qua nhiều hình thức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng qua trƣờng lớp hoặc tự nghiên cứu, học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không ít cấp ủy, chính quyền cơ sở và bản thân cán bộ, công chức còn xem nhẹ việc học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ; xem việc học để hoàn thiện chứng chỉ, bằng cấp và đạt chuẩn chức danh. Do đó, trong quá trình học tập, vẫn còn một số cán bộ, công chức không chú tâm nghiên cứu để nắm vững kiến thức và vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy, cần tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền và cán bộ, công chức hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc học tập, cần xóa bỏ tƣ tƣởng học để hoàn thiện bằng cấp, học để chuẩn hóa chức danh mà học để làm việc, học để phục
vụ nhân dân, học để nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả làm việc không cao ở chính quyền cơ sở đó là vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ đƣợc giao; vẫn còn tình trạng công chức làm qua loa, đại khái, làm cho xong; thiếu tính chủ động trong công tác tham mƣu, đề xuất cho lãnh đạo những chủ trƣơng, chính sách lớn, dài hạn.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta