Hiện trạng triển khai chữ ký số trên thế giới

Một phần của tài liệu CHỮ ký số và ỨNG DỤNG (Trang 30 - 32)

Hiện nay, chứng thực điện tử đã đƣợc triển khai hết sức rộng rãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều nƣớc đã ban hành các văn bản pháp lý về hoạt động chứng thực điện tử, cấp phép cho các CA và tổ chức hệ thống CA.

Liên minh Châu Âu đã xây dƣ̣ng Nghị định thống nhất về chữ ký số ,

và tại các nƣớc thành viên cũng đã thành lập các tổ chức chuyên trách phục vụ cho công tác quản lý các chứng thực số của mình.

Tại Mỹ, việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng khóa công khai đƣợc ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong khu vƣ̣c châu Á, các nƣớc đã phát triển khá mạnh dịch vụ chứng thực điện tử làm cơ sở cho chính phủ điện tƣ̉ tại các quốc qua . Nhật Bản đã ban hành Luật về chữ ký điện tử và các dịch vụ chứng thực vào năm

2001. Hàn Quốc ban hành luật chữ ký điện tử vào năm 1999 và ban hành bản sửa đổi vào năm 2001. Hiện nay Hàn Quốc có 6 CA đƣợc cấp phép hoạt động. Trung Quốc đến năm 2007 có khoảng trên 20 CA đƣợc nhà nƣớc ủy quyền và hàng chục CA khác. Hồng Kông ban hành sắc lệnh về giao dịch

điện tử vào năm 2000. Đài Loan ban hành luật chữ ký số vào năm 2001. Malaysia ban hành luật chữ ký số vào năm 1997, hiện nay có 3 CA đƣợc cấp

phép hoạt động. Singapore ban hành luật giao dịch điện tử vào năm 1998 và Quy định về giao dịch điện tử cho các CA vào năm 1999. Thái Lan ban hành luật giao dịch điện tử năm 2001.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 7.1 Ứng dụng của chứng thực điện tử

Chứng thực điện tử đƣợc sử dụng trong khá nhiều ứng dụng, theo số liệu điều tra công bố vào tháng 8/2003 của tổ chức OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards) thì 24,1% sử dụng trong việc ký vào các dữ liệu điện tử, 16,3% sử dụng để bảo đảm cho Email, 13,2% dùng trong thƣơng mại điện tử, 9,1% sử dụng để bảo vệ WLAN, 8% sử dụng bảo đảm an toàn cho các dịch vụ Web, 6% sử dụng bảo đảm an toàn cho Web Server, 6% sử dụng trong các mạng riêng ảo (VPN). Ngoài ra chứng thực điện tử còn đƣợc sử dụng trong một số ứng dụng khác nhƣ: Internet banking (chuyển tiền qua mạng), hành chính công khai (khai sinh, khai tử, nộp thuế, cấp các loại giấy tờ,…), mua bán, đấu thầu qua mạng, y tế, giáo dục…

Trên thực tế, chữ ký số không chỉ đƣợc thực hiện cho các giao dịch điện tử trên mạng Internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động.

Một số nƣớc trên thế giới không chỉ triển khai ứng dụng chữ ký số trên mạng máy tính mà còn áp dụng trên mạng điện thoại di động để thực hiện các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

giao dịch điện tử. Hƣớng đi này giúp đẩy nhanh giao dịch, đơn giản hóa mua sắm trực tuyến, và giúp ngƣời dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Tuy chứng thực điện tử phát triển khá nhanh và đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong rất nhiều ứng dụng nhƣ vậy nhƣng không phải không có những yếu tố cản trở sự phát triển của nó. Ở đây có thể nêu lên một số yếu tố chính cản trở sự phát triển của chứng thực điện tử, đó là :

+ Còn ít phần mềm ứng dụng hỗ trợ sử dụng chứng thực điện tử + Giá thành hệ thống CA cũng nhƣ phí cung cấp dịch vụ cao + Thiếu hiểu biết về PKI

+ Có quá nhiều công nghệ đƣợc sử dụng + Khó sử dụng đối với ngƣời dùng

+ Khả năng kết hợp làm việc giữa các hệ thống chƣa tốt + Thiếu việc hỗ trợ quản lý

Việc phát triển chứng thực điện tử là một xu hƣớng tất yếu trên thế giới nhƣng trong quá trình phát triển cũng gặp những rào cản nhất định. Các nƣớc hầu hết đã triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử đặc biệt là những nƣớc có các ứng dụng trên mạng phát triển.

Một phần của tài liệu CHỮ ký số và ỨNG DỤNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)