7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Năm 2020, quy mô giá trị sản xuất đạt 5.823 tỷ đồng (gấp 1,8 lần so với năm 2015).
Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 14,64% (giai đoạn 2015 – 2020)
- Nông - lâm - thủy sản: chiếm 42,71% - Công nghiệp - xây dựng: chiếm 32,89% - Dịch vụ - thương mại: chiếm 24,4%
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,34 triệu đồng (gấp 1,72 lần so với năm 2015).
Mang Yang có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tiếp tục được đẩy mạnh, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng số lượng đàn gia súc, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, góp phần cải thiện thu nhập gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
2.2.3.1. Nông – lâm nghiệp
Sản xuất nông - lâm nghiệp là kinh tế trọng tâm của huyện và có bước chuyển biến mới.
- Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đến năm 2020 đạt 2.347 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 8,62%.
- Cơ cấu sản xuất ngành NN: Trồng trọt 56,72%, chăn nuôi 38,29%, dịch vụ nông nghiệp 4,99%. Trong NN trồng trọt đóng vai trò quan trọng, năm 2020 giá trị sản xuất đạt 1.400 tỉ đồng (chiếm 56,72% giá trị sản xuất NN). - Tổng diện tích gieo trồng là 19.248 ha. Các cây trồng chính là cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm,...trong đó CAQ được coi là cây trồng thế mạnh của địa phương.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính ở huyện Mang Yang năm 2020
Loại cây Diện tích
(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cây lúa 4.302 38,7 16.772,6 Cây sắn 4.503,0 160,3 72.181 Cây cà phê 4.495,0 23,1 10.374,1 Cây hồ tiêu 1.739,2 37,8 6.574,7
Cây sầu riêng 173,3 25,3 439,1
Cây bơ 64,5 129,4 834,7
Ngoài ra, còn có các cây trồng khác như dược liệu 40 ha (đinh lăng, nghệ...); một số cây hàng năm khác như ngô, khoai lang, CAQ như nhãn, chuối, xoài...
- Mang Yang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đặc biệt trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Kon Ka Kinh rất có giá trị, là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm, là nơi phục hồi, lưu giữ các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập, phát triển du lịch sinh thái.
Năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung là 50.436,05 ha, trong đó lớn nhất là diện tích rừng sản xuất (36.878,6 ha), tiếp đến là diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
2.2.3.2. Ngành công nghiệp – xây dựng
Năm 2020, sản xuất công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất đạt 1.872 tỷ đồng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp đóng góp 26,6% GDP, giải quyết việc làm cho 19% lao động xã hội.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao, trung bình trên 15%/năm trong giai đoạn 2010 – 2020.
Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng khá nhanh và ổn định, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,6%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,2%. Từng bước đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế.
2.2.3.3. Ngành dịch vụ
Các ngành dịch vụ - thương mại tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề hoạt động, huyện chú trọng phát triển các ngành dịch vụ có đóng góp cao cho nền kinh tế.
2.2.3.4. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông
Huyện có quốc lộ 19 chạy qua các xã, thị trấn: H’ra, Đắk Ta Ley, Đắk Yă, Kon Dơng, Đắk Drjăng. Có tỉnh lộ DT670 nối thị trấn Kon Dơng tới quốc lộ 14 tại Ia Khươi, Chư Păh, Gia Lai. Quốc lộ 19 đi qua huyện Mang Yang đã được nâng cấp thành đường cấp 3, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân cũng như các hoạt động giao thương hàng hóa.
b. Thủy lợi
Huyện hiện có 20 công trình thủy lợi với 3 hồ chứa lớn, 16 đập dâng và 1 trạm bơm cùng 95 km kênh mương phục vụ nước tưới cho khoảng 1.018 ha cây trồng các loại. Trong đó, 2 hồ chứa lớn Hà Ra Nam, Hà Ra Bắc cùng 4 đập dâng Đa Ha, Đak Trang, Đak Pơ Yầu và Ayun Thượng. Huyện cũng đã đầu tư xây mới và kiên cố hóa, duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi từ sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Nhờ đó, các công trình thủy lợi đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất NN của người dân, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
2.2.3.5. Dịch vụ nông nghiệp và tiêu thụ nông sản
NN là ngành kinh tế trọng tâm của huyện, các chính sách hỗ trợ nông dân như chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, vay vốn đầu tư, các dịch vụ về giống, phân bón, thuốc trừ sâu được đảm bảo. Các dự án liên kết sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy chế biến hoa quả tại khu công nghiệp Đắk Djrăng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng có hiệu quả và dần ổn định.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
- Qua phân tích ĐKTN cho thấy có sự phù hợp với phát triển và phân bố của hai loại cây trồng này. Thể hiện qua các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước…đều nằm trong khoảng rất thích hợp hoặc thích hợp cho sự phát triển và phân bố hai loại cây này.
- Điều kiện KT-XH của huyện Mang Yang đối phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth là do có lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong trồng cũng như chăm sóc, nằm trên tuyến giao thông nối với các vùng và nước ngoài thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG DONA VÀ CÂY BƠ BOOTH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MANG YANG
3.1. Đặc điểm sinh thái cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth
3.1.1. Đặc điểm sinh thái cây sầu riêng Dona
Sầu riêng Dona là giống sầu riêng Monthong Thái đã được chọn lọc, không lai tạp, mùa vụ đều, dễ canh tác và được phát triển bởi Công ty cổ phần phát triển sinh học - Dona Techno (đã lựa chọn ra các cây con có chất lượng cao nhất từ sầu riêng Monthong Thái để nhân giống mở rộng, sau đó chuyển giao công nghệ gieo trồng cho bà con nông dân).
Giống sầu riêng này được đưa về Việt Nam từ đầu những năm 90, được trồng đầu tiên ở Đông Nam Bộ, về sau mang lên trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên do hai vùng này có điều kiện khí hậu và thổ những rất phù hợp.
Sầu riêng Dona là loại sầu riêng cơm vàng hạt lép, có hình quả trứng, vỏ xanh, gai to đều, thưa và lớn, vị ngọt hơi đậm nhưng không có vị béo, hương thơm vừa phải, không quá nồng, thường nặng từ 4 - 6 kg/trái.
Sầu riêng Dona bắt đầu trồng ở huyện Mang Yang khoảng từ năm 2008, nhưng chủ yếu là tự phát và nhỏ lẻ. Đến năm 2012 trở về sau, do mang lại thu nhập cao, có thể trồng xen canh với các cây công nghiệp khác như cà phê, chanh dây nên diện tích đã tăng lên nhanh chóng, đồng thời cũng là cây trồng được nhiều nông dân lựa chọn. Đặc biệt khi huyện có Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu được xây dựng tại Khu công nghiệp Đắk Djrăng, giá cả cao và tương đối ổn định, mang lại thu nhập khá, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Về đặc điểm sinh thái:
- Độ cao địa hình: Cây sầu riêng thường không đòi hỏi khắt khe về độ cao, tuy nhiên cây thường sinh trưởng tốt ở độ cao từ 30 - 300 m so với mặt
nước biển, cây phát triển bình thường ở độ cao dưới 800 m và nếu trên 800 m thì cây vẫn có khả năng phát triển nhưng sẽ cho trái chậm hơn so với các vùng đồng bằng từ 1- 2 tháng.
- Loại đất: Sầu riêng thích hợp trồng ở những vùng đất màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là 5 – 6 vì sầu riêng có bộ rễ chịu mặn và chịu phèn thấp. Đất chứa nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn.
- Độ dốc: Thích hợp nhất là <80, ngoài ra có thể trồng trên địa hình dốc từ 8 - 150 nhưng phải có biện pháp canh tác thích hợp.
- Độ dày tầng đất: Sầu riêng thích hợp với những vùng đất đai màu mỡ, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên các loại đất có tầng dày từ 70 - 100 cm, từ 50 - 70 cm cần có biện pháp thâm canh và bảo vệ hợp lí cho đất trồng.
- Lượng mưa: Đối với cây sầu riêng thì có yêu cầu về lượng mưa khá lớn, khoảng 1600 – 4000 mm/năm và lượng mưa phân bố đều trong năm vì cây sầu riêng không chịu được khô hạn trên 3 tháng. Vào thời kỳ quả chuẩn bị thu hoạch thì không nên có mưa nhiều, nhất là khi quả chín nếu gặp mưa nhiều thì cơm sẽ bị nhão. Độ ẩm tốt nhất là đạt từ 75 – 80%.
- Nhiệt độ: Cây sầu riêng là CAQ nhiệt đới điển hình, ưa thích khí hậu nóng, ẩm và ổn định. Nhiệt độ thích hợp để sầu riêng tăng trưởng tốt nhất, nhiệt độ thích hợp nhất để cây sầu riêng phát triển và cho năng suất cao là từ 24 – 300C. Nếu nhiệt độ quá thấp, cây sẽ bị rụng hoa và ngừng phát triển.
- Điều kiện tưới: Sầu riêng cần trồng gần sông, suối, ao, hồ hoặc hệ thống thủy lợi để có thể chủ động tưới tiêu, nhất là vào mùa khô.
- Thoát nước: Cần trồng ở những vùng không bị ngập và thoát nước tốt (đối với địa hình núi có độ dốc lớn), hoặc trồng ở khu vực ven chân núi và đồi có độ dốc tương đối lớn.
3.1.2. Đặc điểm sinh thái cây bơ Booth
Country (giữa Mianmi và Homestead) có tên là Willam J.Krome và Will Booth tạo ra. Dòng bơ này được tạo ra dưới sự lai ghép giống giữa giống Tây Ấn Độ và giống Guatemala.
Quả có hình dáng tròn đều, vỏ xanh đậm, khi cầm có cảm giác chai cứng, khi hái cuống có thể tươi lâu mà không bị rụng khỏi trái. Thịt có màu vàng tươi, phần thịt không tách khỏi hạt, hạt cũng tròn đều tương tự như quả. Quả bơ Booth thường có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại bơ khác (khoảng 400 - 700gr/trái) nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, hàm lượng chất béo khá thấp, chủ yếu là chất béo bão hòa nên rất có lợi cho sức khỏe và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Bơ Booth đã có mặt tại Việt Nam vào khoảng 10 năm trước và trở thành một trong những loại bơ ngon nhất hiện nay. Bơ thường ra quả vào khoảng tháng IX đến tháng XII dương lịch, đây là thời điểm mà các loại bơ khác đã vào giai đoạn hết mùa, lại có đặc điểm chín muộn hơn khi hái từ 5 - 7 ngày nên dễ dàng bảo quản và vận chuyển, đáp ứng được nhu cầu thường xuyên của thị trường.
So với sầu riêng Dona, bơ Booth được trồng ở Mang Yang muộn hơn, ban đầu chỉ trồng thử nghiệm ở một số xã như Đắk Yă, Đắk Taley, thị trấn Kon Dơng. Sau này nhờ hiệu quả kinh tế cao, diện tích mở rộng nhất là ở xã Đắk Djrăng. Cùng với chính sách phát triển của tỉnh và quy hoạch của huyện, việc mở rộng diện tích có cơ sở khoa học, hợp lí và ngày càng có hiệu quả cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận lớn người dân. Đối với đặc điểm sinh thái của cây:
- Độ cao: Cây bơ sinh trưởng tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới, đa số được trồng ở 400B đến 390N, trồng ở độ cao dưới 2000 m.
- Loại đất: Cây bơ thích hợp với nhiều loại đất đai khác nhau như đất pha sét, đất sét pha cát và đất thịt nặng, có độ thoáng khí tốt cùng hàm lượng oxy
trong đất phải cao. Độ pH phải dao động từ 5.0 – 6.5 trường hợp đất chua nên dùng vôi hoặc dùng thạch cao để cải tạo.
- Độ dốc: Thích hợp nhất với các dạng địa hình có độ dốc từ 3 - 80, nếu nhỏ hơn dễ bị ngập úng, độ dốc lớn hơn cần đảm bảo được công tác thủy lợi.
- Độ dày tầng đất: Để cây cho năng suất cao và ổn định hàng năm yêu cầu đất có tầng canh tác dày, nhất là với vùng khô hạn tầng đất canh tác tối thiểu là 1.0 m, vùng đất hay mưa thì tầng đất là 1.5 m còn vùng đất hay bị ngập úng tối thiểu là 2 m.
- Lượng mưa: tối thiểu là 1000 – 1500 mm/năm, thời điểm ra hoa phải khô hạn vài tháng thì mầm hoa mới nhú được. Khi ra hoa gặp điều kiện khí hậu, thời tiết mưa dầm hoặc là độ ẩm quá cao thì bông sẽ bị rụng và khả năng thụ phấn cũng kém. Độ ẩm thích hợp để cây bơ phát triển là 70 – 80%, trường hợp độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả quả, hàm lượng dầu trong quả thấp, cây dễ mắc một số bệnh về lá bệnh đốm lá, bệnh thán thư, ghẻ quả, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rệp và bọ trĩ.
- Nhiệt độ: là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm nên cây bơ Booth phát triển thuận lợi trong điều kiện có nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong phạm vi 14 – 250C.
- Điều kiện tưới: Cần đủ nước từ khi cây đậu quả cho tới khi quả già, sau khi cây đậu trái cần được cung cấp nước đầy đủ để trái lớn, lượng nước cung cấp không nên tưới quá nhiều, cây sẽ dễ bị thối rễ, và một số bệnh khác như thối thân trên cây bơ là những bệnh thường gặp.
- Khả năng thoát nước: cần trồng ở vùng đất phải rút nước nhanh và không bị ngập úng tức thời vì tình trạng ngập úng sẽ dễ dàng khiến cây mắc bệnh về rễ. Mạch nước ngầm thấp, sâu ít nhất 2 m vì rễ ăn rất sâu dễ bị úng hay nhiễm nấm phytophthora dẫn đến tình trạng cây mắc bệnh thối rễ và chết đi.
3.1.3. Đánh giá chung
Để đánh giá chung khả năng thích nghi sinh thái của cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth với những ĐKTN cơ bản của huyện Mang Yang chúng tôi thành lập bảng 2.5 và 2.6.
Bảng 3.1. So sánh điều kiện tự nhiên Mang Yang với yêu cầu sinh thái cây sầu riêng Dona
Các yếu tố tự nhiên Yêu cầu sinh
thái Nhận xét Nhiệt độ (oC) TB: 25,7 Dao động: 22 - 26 24-30 Nằm trong khoảng rất thích hợp Độ ẩm TB
năm (%) 82% 75-80 Nằm trong khoảng thích hợp
Mưa (mm) 2.213 1.600-4000 Nằm trong khoảng rất thích hợp
Độ cao (m) <1600 <800 Nằm trong khoảng rất thích hợp
Độ dốc (0) <80 có 11.548,1 ha 8-150 có 18.101,5 ha <15 Vùng có độ dốc rất thích hợp (<80) có diện tích lớn 11.548,1 ha và vùng có diện tích 8-150 khá thích hợp có 18.101,5 ha Loại đất Đỏ vàng Thịt trung bình và nặng Nằm trong khoảng rất thích hợp
Từ bảng 3.1 cho thấy, các ĐKTN của huyện Mang Yang nằm trong khoảng thích hợp với yêu cầu sinh thái cây sầu riêng Dona. Trong các yếu tố tự nhiên đó thì yếu tố có vai trò quyết định là nhiệt độ lại nằm trong khoảng rất phù hợp. Tuy nhiên, vào thời kỳ mùa khô, nhiệt độ cao kéo dài ảnh hưởng đến việc tưới tiêu, cần chú ý biện pháp thủy lợi.
Bảng 3.2. So sánh điều kiện tự nhiên Mang Yang với yêu cầu sinh thái cây bơ Booth
Các yếu tố tự nhiên Yêu cầu sinh thái Nhận xét
Nhiệt độ (oC) TB: 25 Dao động: 22 - 26 14-25