Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kcl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 27 - 35)

4. Bố cục luận văn

1.4.1.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới

Theo số liệu thống kê cho thấy ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục trên tất cả các chỉ tiêu nhƣ: diện tích, năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ nhu cầu tiêu thụ từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Năm 2016 sản lƣợng ngô thế giới

đạt tới 1.030,278 triệu tấn (FAOSTAT, 2016)[33], sau 3 năm đến năm 2019 đã đạt tới 1.108,62 triệu tấn, tăng 78,342 triệu tấn. Trong khi đó, vào năm 2003 Viện nghiên cứu chƣơng trình lƣơng thực thế giới (IFPRI) dự báo nhu cầu ngô thế giới vào năm 2020 chỉ vào khoảng 852 triệu tấn [23] . Còn theo dự báo của Monsanto, vào năm 2030 nhu cầu ngô trên thế giới sẽ tăng 81% so với năm 2000 (từ 608 triệu tấn lên 1.098 triệu tấn). Nhƣ vậy cho đến nay sự tăng trƣởng đã vƣợt khá xa so với các dự báo

Theo Asemconnect Vietnam - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lƣợng ngô thế giới niên vụ 2019/20 tăng lên 1.108,62 triệu tấn, tăng 6,56 triệu tấn so với dự báo tháng trƣớc đó song giảm 15,87 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trƣớc, do mƣa trong giai đoạn gieo trồng ở những nƣớc sản xuất chủ yếu, ảnh hƣởng đến tiến độ trồng trọt, buộc những ngƣời nông dân phải chuyển sang cây trồng khác khiến diện tích trồng trọt suy giảm (USDA, 2019) Do vậy, dự trữ ngô thế giới cuối niên vụ đạt 300,56 triệu tấn, giảm 18,61 triệu tấn so với đầu vụ do dự trữ ở hầu hết các thị trƣờng đều giảm, đặc biệt tại Trung Quốc giảm mạnh 10,25 triệu tấn. Các thị trƣờng có lƣợng ngô dự trữ giảm không đáng kể là Canada và Hàn Quốc… Các thị trƣờng có lƣợng dự trữ cuối vụ tăng so với đầu vụ là Argentina với 1,51 triệu tấn, EU với 1,06 triệu tấn, Đông Nam Á với 0,38 triệu tấn và Nam Phi với 0,3 triệu tấn.

Bảng 1.2. Dự báo cung cầu ngô thế giới niên vụ 2019/2020 ĐVT: triệu tấn Thị trƣờng Dự trữ đầu vụ

Nhu cầu Tiêu thụ Dự trữ

cuối vụ Sản lƣợng Nhập khẩu Ngành TACN

Nội địa Xuất khẩu Thế giới 319,17 1108,62 167,56 696,32 1127,23 166,64 300,56 Thế giới trừ Trung Quốc 107,85 847,85 160,56 507,32 849,23 166,62 99,49 Mỹ 53,71 347,01 1,27 133,99 306,47 46,99 48,53 Các thị trƣờng còn lại 265,46 761,61 166,29 562,33 820,76 119,65 252,03 TT XK chủ yếu 11,83 214,5 1,17 84,7 107,3 106,7 13,5 Argentina 3,61 50 0,01 10,3 15 33,5 5,12 Brazil 5,08 101 1 56 66 36 50,8 Nga 0,38 14 0,04 7,5 8,4 5,7 0,32 Nam Phi 1,87 14 0,1 6,6 12,3 1,5 2,17 Ukraine 0,89 35,5 0,02 4,3 5,6 30 0,81 TT NK chủ yếu 21,32 127,03 97,4 168 223,05 3,44 19,26 Ai Cập 1,84 6,4 9,9 14,2 16,7 0,01 1,43 EU-27 7,63 64,56 21 62 82,5 2 8,69 Nhật Bản 1,44 0 16 12,4 16,1 0 1,34 Mexico 5,09 25 17,5 26,5 44,5 0,7 2,39 Đông Nam Á 2,64 30,91 17,9 39,9 47,7 0,73 3,02 Hàn Quốc 1,93 0,08 10,8 8,5 10,9 0 1,91 Thị trƣờng khác Canada 1,98 13,4 1 8,3 13,5 1,3 1,58 Trung Quốc 211,32 260,77 7 189 278 0,02 201,07 Nguồn: USDA (12/2019)

Do điều kiện thời tiết bất lợi khiến diện tích trồng ngô suy giảm, dự báo sản lƣợng ngô Mỹ niên vụ 2019/20 sẽ đạt 347,01 triệu tấn, không thay đổi so với dự báo tháng trƣớc đó song giảm 19,28 triệu tấn so với ƣớc tính niên vụ trƣớc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn trở thành thị trƣờng có lƣợng ngô dƣ thừa nhiều nhất thế giới, có thể dƣ thừa khoảng 40,54 triệu tấn. Argentina giữ vị trí thứ hai với lƣợng dƣ thừa 35 triệu tấn, tiếp đến là Brazil với 35 triệu tấn, Ukraine 29,9 triệu tấn và Nga với 5,6 triệu tấn. Ngƣợc với xu hƣớng của các thị trƣờng trên, Mexico có lƣợng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 19,5 triệu tấn cho niên vụ 2019/20, tiếp đến là EU-27 với 17,94 triệu tấn, Trung Quốc với 17,23 triệu tấn, các nƣớc Đông Nam Á với 16,79 triệu tấn, Nhật Bản với 16,1 triệu tấn, Hàn Quốc với 10,82 triệu tấn, sau cùng là Ai Cập với 10,3 triệu tấn … Hầu hết các thị trƣờng thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng. USDA dự báo sản lƣợng ngô toàn cầu niên vụ 2019/20 sẽ đạt 1.108,62 triệu tấn, tăng 6,46 triệu tấn so với dự báo tháng trƣớc song giảm 15,87 triệu tấn tƣơng đƣơng 1,4% so với mức 1.124,49 triệu tấn niên vụ 2018/19. USDA giữ nguyên dự báo sản lƣợng ngô Brazil và Hàn Quốc ở mức lần lƣợt là 101 triệu tấn và 0,08 triệu tấn. USDA nâng ƣớc tính sản lƣợng ngô Nga, Nam Phi, EU, Đông Nam Á và Trung Quốc thêm khoảng 2,58 triệu tấn; 2,2 triệu tấn; 0,34 triệu tấn; 1,08 triệu tấn và 3,44 triệu tấn theo thứ tự lần lƣợt. Tuy nhiên, USDA giảm ƣớc tính sản lƣợng ngô Mỹ, Argentina, Ukraine, Ai Cập, Mexico và Canada xuống lần lƣợt 347,01 triệu tấn; 50 triệu tấn; 35,5 triệu tấn; 6,4 triệu tấn; 25 triệu tấn và 13,4 triệu tấn.

Tiêu thụ ngô toàn cầu năm 2019/20 dự báo sẽ đạt mức cao 1.127,23 triệu tấn, tăng 0,96 triệu tấn so với 1.126,27 triệu tấn dự báo trƣớc đó song giảm 19,37 triệu tấn so với ƣớc tính 1.146,6 triệu tấn năm 2018/19. Tiêu thụ ngô trong lĩnh vực TĂCN năm 2019/20 sẽ đạt 696,32 triệu tấn, tăng 1,43 triệu tấn so với dự báo tháng trƣớc đó của USDA song giảm 8,57 triệu tấn so với

ƣớc tính 704,89 triệu tấn năm 2018/19.

USDA dự báo xuất khẩu ngô toàn cầu năm 2019/20 đạt 166,64 triệu tấn, giảm 0,41 triệu tấn so với dự báo tháng trƣớc đó và giảm 13,76 triệu tấn tƣơng đƣơng 7,6% so với ƣớc tính 180,4 triệu tấn năm 2018/19. Đồng thời, USDA giảm dự báo xuất khẩu ngô Mỹ xuống 46,99 triệu tấn, giảm dự báo xuất khẩu ngô Argentina và Brazil xuống lần lƣợt 33,5 triệu tấn và 36 triệu tấn so với ƣớc tính 36 triệu tấn và 41 triệu tấn năm 2018/19.[46]

Lƣợng ngô tiêu thụ thế giới ở một số nƣớc tăng liên tục vì nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu sử dụng ngô làm nguyên liệu trong ngành ethanol và ngành chế biến thức ăn chăn nuôi cũng nhƣ chế biến thực phẩm tăng mạnh, đặc biệt là ngành chế biến năng lƣợng sinh học đang dần thay thế nguồn năng lƣợng hóa thạch.

1.4.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô ở Việt Nam

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020

Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1.000 tấn) 2009 1.086,8 40,3 4.381,8 2010 1.126,4 40,9 4.666,8 2011 1.081,0 43,3 4.684,3 2012 1.118,2 43,0 4.800,0 2013 1.170,3 43,5 5.190,9 2014 1.177,5 44,1 5.191,7 2015 1.178,9 44,8 5.287,2 2016 1.152,7 45,5 5.246,2 2017 1.099,5 46,5 5.109,6 2018 1.032,9 47,2 4.874,1 2019 986,7 48,0 4.731,9 2020 (sơ bộ) 942,5 48,4 4.559,7

Trƣớc năm 1981 hầu hết diện tích ngô đƣợc gieo trồng bằng các giống địa phƣơng, kỹ thuật lạc hậu, năng suất thấp, bình quân (dƣới 1,1 tấn/ha). Giai đoạn 1981 - 1990 diện tích trồng các giống thụ phấn tự do tăng dần và năng suất cũng tăng lên (1,49 tấn/ha năm 1985); tuy nhiên tại thời điểm đó năng suất ngô ở nƣớc ta vẫn còn thấp hơn nhiều so với thế giới và diện mạo nghề trồng ngô nƣớc ta chỉ thay đổi một cách sâu sắc và mang tính toàn diện kể từ khi ngô lai đƣợc nghiên cứu và đƣợc áp dụng thành công.

Cây ngô lai bắt đầu đƣợc đƣa vào sản xuất ở nƣớc ta năm 1990 và đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt bậc với tốc độ nhanh hiếm thấy từ năm 2009. Diện tích trồng ngô lai tăng nhanh từ 0,1% năm 1990 lên trên 95% năm 2009. Tuy nhiên từ năm 2009 đến năm 2015 thì diện tích ngô Việt Nam tăng một cách ổn định, trung bình khoảng 13.214 ha/năm. Năng suất, sản lƣợng cũng luôn giữ ở mức ổn định. Cho đến nay Việt Nam là một trong những nƣớc sử dụng giống ngô lai một cách phổ biến và có năng suất tƣơng đối cao so với khu vực Đông Nam Châu Á.

Tuy vậy, nhìn vào thực trạng hiện nay năng suất ngô Việt Nam năm 2016 (4,55 tấn/ha) vẫn còn thấp hơn năng suất trung bình thế giới (5,73 tấn/ha) là 1,18 tấn/ha. Sản lƣợng ngô sản xuất ra vẫn chƣa đủ cung cấp cho ngành thực phẩm và ngành chăn nuôi trong nƣớc nƣớc, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập hàng triệu tấn ngô hạt để cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo số liệu của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ƣớc tính tại thời điểm năm 2012, nƣớc ta phải nhập khoảng 1.614.473 tấn ngô (tăng hơn 350 nghìn tấn) so với năm 2009. Mới đây nhất, theo Báo cáo của Bộ Công thƣơng cho biết, do sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, nên hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một lƣợng lớn thức ăn chăn nuôi từ các thị trƣờng lớn trên thế giới. Năm 2016 nhập khẩu 8.445.000 tấn, kim ngạch nhập khẩu là 1,671 tỷ USD, tăng 10,9% so với 2015 [35].

Từ năm 1980 đến nay, năng suất ngô nƣớc ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình của thế giới. Năm 1979, chƣa bằng 30% so với trung

bình thế giới; năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 65,5% (27,5/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 75% (36/48 tạ/ha); năm 2008 đạt 79% (40,2/51,1 tạ/ha). Năng suất ngô Việt Nam vƣợt qua Thái Lan (nƣớc có chƣơng trình ngô lai rất sớm ở khu vực), vƣợt xa Philippin (26 tạ/ha), Ấn Độ (23 tạ/ha)… Trong năm 2011, so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Châu Á, sản xuất ngô ở Việt Nam chỉ đứng sau Inđônêxia và Philippin về diện tích (diện tích 3,86 triệu ha và 2,5 triệu ha) nhƣng về năng suất thì Việt Nam đạt 43,3 tạ/ha, chỉ đứng sau Inđônêxia (45,7 tạ/ha) [32]. Đến năm 2019 theo ƣớc tính năng suất ngô Việt Nam đạt khoảng 48,0 tạ/ha tăng so với 2018 là 0,8 tạ/ha và dự báo năm 2020 năng suất có thể đạt 48,40 tạ/ha tăng so với 2019 là 0,4 tạ/ha [36].

1.4.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô ở Gia Lai

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô tỉnh Gia Lai (2015- 2020)

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2015 51.591 42,5 219.337 2016 52.013 41,9 217.912 2017 47.374 44,6 211.490 2018 46.179 45,3 209.072 2019 46.660 47,2 220.237 2020(sơ bộ) 44.454 47,6 211.787

(Nguồn: Niên giám Thống kê Gia Lai 2020)

Tại Gia Lai tình hình sản xuất ngô trong những năm qua cũng có những biến động. Về diện tích sản xuất năm 2019 (46.660 ha) giảm so với 2015 (51.600 ha) là 4.931 ha và giảm so với 2016 (52.013 ha) là 5.353ha. Tuy nhiên về năng suất hàng năm luôn tăng. Năm 2019 năng suất trung bình toàn tỉnh đạt 47,2 tạ/ha. So với 2016 (năng suất 41,9 tạ/ha) tăng 5,3 tạ/ha. Mặc dù diện tích giảm nhƣng về năng suất luôn tăng, có đƣợc thành quả này là do việc đƣa các giống ngô lai năng suất cao vào sản xuất theo chủ trƣơng của

tỉnh ngày càng rộng rãi, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã đƣợc đƣa vào áp dụng trong sản xuất ngày càng đƣợc quan tâm[15].

1.4.4.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô ở An Khê

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Thị xã An Khê (2015 - 2020)

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

2015 210 38,00 808 2016 247 39,98 987 2017 188 45,64 858 2018 215 45,33 975 2019 191 46,38 883 2020(sơ bộ) 65 48,00 312

(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã An Khê 2015-2020)

Cây ngô: giai đoạn 2015 – 2019, diện tích cây ngô có xu hƣớng giảm do cơ cấu cây trồng của thị xã dần chuyển dịch theo hƣớng trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Năm 2019, diện tích gieo trồng ngô đạt 191 ha, giảm so với năm 2015 khoảng 19 ha. Cây ngô tuy có xu hƣớng giảm về diện tích nhƣng năng suất ngô lại tăng, năm 2019 năng suất ngô đạt 46,38 tạ/ha, tăng 8,38 tạ/ha so với năm 2015.

So với toàn tỉnh Gia Lai, thì thị xã An Khê có diện tích trồng ngô năm 2019 chiếm 0,14% (đứng thứ 15/17 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cao hơn huyện Đức Cơ, Đăk Đoa), sản lƣợng chiếm 0,4%, năng suất ngô chiếm 98,3% toàn tỉnh. Về năng suất thấp hơn so với năng suất trung bình toàn tỉnh là 0,82 tạ/ha[14] .Giá thành sản xuất ngô ở Gia Lai nói chung và thị xã An Khê nói riêng cao hơn giá nhập khẩu từ 10 -15% nên khả năng cạnh tranh thấp. Do vậy, việc đầu tƣ cho sản xuất, sử dụng giống mới cũng nhƣ việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần đƣợc tăng cƣờng để nâng cao hơn nữa năng suất cây ngô lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kcl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 27 - 35)