Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kcl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 70 - 73)

4. Bố cục luận văn

3.4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai

Kết quả xác định năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đƣợc trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Công thức

Khối lƣợng

100 hạt Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu (gam) % so với ĐC (kg/ 40m2) (tạ/ha) % so với ĐC (kg/ 40m2) (tạ/ha) % so với ĐC CT1(ĐC) 32,41a 100,00 24,26 60,65c 100,00 22,58 56,45c 100,00 CT2 32,13a 99,14 23,74 59,35d 97,86 22,04 55,09d 97,59 CT3 32,56a 100,46 25,00 64,99b 107,16 23,60 59,01b 104,54 CT4 32,58a 100,52 27,47 68,66a 113,21 25,07 62,68a 111,04 CV(%) 2,18 2,26 2,77 LSD0,05 0,52 1,05 1,18 Diện tích trồng: 4 cây /m2 3.4.2.1. Khối lượng 100 hạt

Khối lƣợng 100 hạt phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng và nƣớc tƣới. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất. Khối lƣợng 100 hạt ngô ở các công thức thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau, dao động từ 32,13 – 32,58 g và sai khác không có ý nghĩa thống kê.

3.4.2.2. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là một chỉ tiêu tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nên, bao gồm: Tỷ lệ bắp hữu hiệu/cây, số hàng hạt/bắp, số hàng/hạt và khối lƣợng 100 hạt. Nhƣ vậy, năng suất lý thuyết là chỉ tiêu tổng hợp do nhiều yếu tố cấu thành, các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn tăng năng suất không chỉ tác động riêng rẽ đến từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp nhiều yếu tố.

Số liệu thu đƣợc ở bảng 3.13 cho thấy năng suất lý thuyết ở các CT biến động từ 59,35 – 68,66 tạ/ha. Năng suất lý thuyết cao nhất ở CT4 (68,66

tạ/ha), thấp nhất ở CT2 (59,35 tạ/ha).

So với CT1, năng suất lý thuyết ở CT2 thấp hơn 2,14%, còn ở CT3, CT4 tăng lần lƣợt là 7,16 % và 13,21 %.Sự sai khác về năng suất lý thuyết ở các CT đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

3.4.2.3. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là mục đích cuối cùng mà các nhà chọn tạo giống và ngƣời sản xuất hƣớng tới, năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh chính xác nhất sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố nhƣ: Giống, điều kiện chăm sóc (phân bón, nƣớc tƣới, sâu, bệnh…) và điều kiện khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa…). Vì vậy trong cùng một giống, cùng điều kiện khí hậu, đất đai, cần có chế độ chăm sóc thích hợp cây mới có khả năng sinh trƣởng, phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao.

Kết quả bảng thu đƣợc ở 3.13 cho thấy, NSTT ở các công thức bón phân kali khác nhau dao động từ 55,09 – 62,68 tạ/ha. Trong đó ở CT4 (bón 140 kg K2O/ha) có NSTT lớn nhất (62,68 tạ/ha), CT2 có NSTT nhỏ nhất (55,09 tạ/ha).

So với CT1, NSTT ở CT 2 giảm 2,41% , còn ở CT3, CT4 tăng lần lƣợt là 4,54 % và 11,04 %. Sự sai khác về NSTT ở các CT đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Nhƣ vậy, trong cùng một giống ngô lai đƣợc trồng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai với các CT bón phân KCl khác nhau thì NSTT ở CT4, bón 140 kg K2O/ha đạt cao hơn so với mức bón 120 kg (CT3), 108 kg (CT1) và 90 kg K2O/ha (CT2). Ở CT4 có số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng đều cao hơn so với ở các CT khác, do đó dẫn đến năng suất cao hơn.

Biểu đồ 3.7. Năng suất lý thuyết và NSTT ở các công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kcl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)