7 .Kết cấu của đề tài
2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC NGHĨA
2.1.3. Đặc điểm hoạt động tài chính
2.1.3.1. Cơ chế tài chính áp dụng
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình là đơn vị HCNN, chịu sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của Tổng cục DTNN thuộc Bộ Tài chính. Cục trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động về tài chính.
Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình hoạt động quản lý tài chính, tn theo các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ. Theo đó cơ chế quản lý tự chủ tại đơn vị thể hiện qua một số nội dung: tự chủ về biên chế, tự chủ về nguồn kinh phí, tự chủ kinh phí tiết kiệm được nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho CBCC và người lao động.
Cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tại đơn vị thể hiện qua một số nội dung sau:
+ Tiền lương: mức lương ngạch bậc thực hiện theo Nghị định 204/2004/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
+ Tiền công (đối với hợp đồng ngắn hạn): Mức thanh toán theo thỏa thuận giữa người lao động và Cục trưởng được ghi trên hợp đồng.
+ Tiền phụ cấp: nội dung và mức thanh toán thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chế độ thanh tốn phép năm
Thực hiện theo Thơng tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011: phép năm nào thực hiện theo năm đó, phép năm trước có thể thực hiện trong quý I của năm sau. Cục trưởng là người quyết định cho nghĩ phép.
Thu nhập tăng thêm
Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đơn vị thực có số chi thực tế thấp hơn số dự tốn được giao thì phần chênh lệch được xác định là kinh phí tiết kiệm. Căn cứ vào kinh phí tiết kiệm mà trích thu nhập tăng thêm nhưng không được quá hai lần lương cấp bậc, chức vụ trong năm.
Bổ sung thu nhập cho CBCC và người lao động theo Thông tư 145/2013/TT- BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính. Phương thức xác định thu nhập tăng thêm cho CBCC dựa trên bảng chấm điểm xếp loại hàng tháng của đơn vị đảm bảo cơng bằng, phù hợp với chức vụ và trình độ chun mơn của mỗi người.
Sử dụng kết quả tài chính
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản chi, cịn lại được trích lập các quỹ phúc lợi của đơn vị: tối đa khơng q 3 tháng lương bình quân/ năm. Chi hoạt động phúc lợi tập thể gồm hỗ trợ các hoạt động ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm, trợ cấp khó khăn cho cán bộ cơng chức,…
2.1.3.2. Nguồn kinh phí hoạt động
Cục DTNN khu vực là đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước – Bộ tài chính. Phịng Tài chính Kế tốn thực hiện chức năng giúp Cục trưởng
thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp 2; đồng thời giúp Cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ quản lý các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp 3 là các Chi cục DTNN trực thuộc.
Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng DTQG và quản lý nhà nước về hoạt động DTQG trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Nguồn kinh phí hoạt động của Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình do Tổng cục DTNN cấp, là kinh phí quản lý của Tổng cục DTNN giao cho Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình thực hiện chế độ tự chủ trên cơ sở biên chế được Tổng cục DTNN giao và định mức phân bổ NSNN tính trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo quy định; các nguồn kinh phí khơng tự chủ được ngân sách bố trí để thực hiện một số nhiệm vụ do Tổng cục DTNN giao.
Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình mở tài khoản tại KBNN tỉnh Bình Định để thực hiện các khoản thu (thu bán thóc, gạo…..), chi qua KBNN đối với các nguồn kinh phí hoạt động; chịu sự kiểm tra, kiểm sốt của KBNN trong quá trình tập trung và sử dụng các khoản kinh phí thuộc NSNN.
Là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ trên địa bàn 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi nên việc quản lý kinh phí hoạt động của Cục mang tính chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn của đơn vị, đảm bảo việc điều hành ngân sách, thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã nêu ở trên.
Cơ cấu nguồn kinh phí hình thành tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình năm 2019, 2020 được phân bổ như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn kinh phí - Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình Đơn vị tính: triệu đồng TT Năm 2019 2020 Chỉ tiêu Tổng cộng (I+II+III+IV) 78.589 78.711
I Hoạt động dự trữ quốc gia (Loại 280, Khoản 331) 27.754 37.804
1 Kinh phí họat động thường xuyên 0
2 Kinh phí hoạt động khơng thường xuyên 27.754 37.804
a Chi ứng dụng công nghệ thông tin 0 0
b Chi sửa chữa kho tàng và cơng trình phụ trợ 12.625 21.260
c
Chi phí bảo quản hàng dữ trữ, phí nhập xuất hàng,
phí xuất hàng cứu trợ, viện trợ, hỗ trợ chính sách 15.129 16.313
d Chi khác 0 231
II Quản lý hành chính (Loại 340, Khoản 341) 14.768 15.002
1 Kinh phí họat động thường xuyên 14.768 15.002
a Quỹ lương 11.145 12.045
b Chi quản lý hành chính theo định mức 3.623 2.957
2 Kinh phí hoạt động khơng thường xuyên 0 0
III Sự nghiệp giáo dục đào tạo (Loại 070, Khoản 085) 67 75
1 Kinh phí họat động thường xuyên 0 0
2 Kinh phí hoạt động khơng thường xun 67 75
Chi đào tạo bồi dưỡng trong nước 67 75
IV Hoạt động đảm bảo xã hội (Loại 370, Khoản 398) 36.000 25.830
1 Kinh phí họat động thường xuyên 36.000 25.830
2 Kinh phí hoạt động khơng thường xuyên 0 0
(Nguồn: Biên bản xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2019, 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình)
2.1.3.3. Quy trình ngân sách
Quy trình ngân sách gồm 3 giai đoạn: lập và phê duyệt dự toán ngân sách; chấp hành ngân sách và quyết tốn ngân sách. Quy trình ngân sách cho thấy tồn bộ hoạt động ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của năm tài chính mới.
Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình thực hiện quy trình ngân sách theo quy định của Luật NSNN.