Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 59 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

2.3.1. Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế

Đến năm 2011, trƣớc khi bƣớc vào thực hiện xây dựng NTM, toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 41.369 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 16.313,3 ha, chiếm 39,3% (đất trồng cây hàng năm 10.207 ha, đất trồng cây lâu năm 5.784 ha, đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 322,3 ha). Đất lâm nghiệp là 13.720,2 ha, chiếm 33,2% (đất rừng tự nhiên 5.291,2 ha, đất rừng trồng 8.429 ha). Đất chuyên dùng 4576,1 ha (chiếm 11,1%)… tổng sản phẩm địa phƣơng (GDP) đạt 1.368 tỷ đồng, tăng 12,5% so năm 2010. Cơ cấu nông–lâm-ngƣ nghiệp chiếm 39,4%, công nghiệp – xây dựng – dịch vụ chiếm 60,6%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 17,3 triệu đồng/năm. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản hàng năm phát triển khá, có trên 2.300 chiếc tàu, với công suất trên 360.000 CV, sản lƣợng khai thác hải sản hàng năm trên 36.000 tấn. Toàn huyện có 36 đơn vị kinh tế tập thể, gồm: 4 quỹ tín dụng nhân dân, 01 HTX xã vận tải, đá Bình Đê, 25 HTX nông nghiệp, 5 tổ hợp tác dùng nƣớc. Có 13 cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch, từng bƣớc xây dựng và kêu gọi các nhà doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất nhƣ: Cụm công nghiệp Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Hảo… [63, tr. 6-7]

Trong xây dựng nông thôn mới, xác định hình thức tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế là tiêu chí quan trọng, làm nền tảng để hoàn thành các tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo, huyện Hoài Nhơn nỗ lực phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình theo tiềm năng, thế mạnh của từng địa phƣơng, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phƣơng,

nhất là các xã điểm về đích nông thôn mới tập trung triển khai hiệu quả Chƣơng trình OCOP, tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản bền vững.

2.3.1.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp

Từ năm 2011, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng và thực hiện Đề án Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và chỉ đạo sản xuất theo hƣớng Đề án của tỉnh. Với mục tiêu chung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với áp dụng khoa học - công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định, phân công lại lao động, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của dân cƣ ở nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Định hƣớng phát triển các ngành và sản phẩm chủ lực.

Trong những năm 2011-2013, huyện đẩy mạnh đầu tƣ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập cho ngƣời dân. Xây dựng mô hình lúa giống vụ Đông- Xuân, quy mô 3 ha. Hỗ trợ kế hoạch phát triển đàn heo nái giống cho hộ nghèo, quy mô 36 con/36 hộ. Tăng cƣờng công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến ngƣ gắn với việc nhân rộng sản xuất trên địa bàn: Bioga. Sản xuất thử giống SUT- 89. Nuôi lợn thâm canh sử dụng đệm lót an toàn sinh học, ỗ trợ tinh heo giống, hỗ trợ sản xuất lúa lai… Nhiều mô hình phát triển theo lợi thế vùng đƣợc chú trọng nhƣ mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các xã Hoài Hƣơng, Hoài Thanh, Hoài Tân, Tam Quan Nam. Phát triển trồng Tiêu tại xã Hoài Hảo, Hoài Thanh, Phát triển bò cái giống tại xã Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, … Riêng năm 2013, vốn trực tiếp

của Chƣơng trình hỗ trợ phát triển sản xuất là 825 triệu đồng [53, tr. 5].

Đến năm 2014, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Chú trọng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, tƣới tiêu, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phổ biến và có hiệu quả. Nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng khá đƣợc đƣa vào sản xuất. Cơ cấu giống lúa nguyên chủng, cấp 1 chiếm trên 97% diện tích gieo trồng hàng vụ. Năng suất các loại cây trồng đạt khá. Năng suất lúa bình quân năm 2014: 59,5 tạ/ha, tăng 6,9 tạ/ha so với năm 2010. Hàng năm khai thác và trồng mới hàng năm trung bình trên 800 ha, nâng độ che phủ rừng đạt 44,2% [54, tr. 4]. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, ổn định về số lƣợng và chất lƣợng, tập trung quản lý, tăng cƣờng công tác tiêm phòng, quản lý, xử lý kịp thời dịch bệnh [55, tr 5]. Toàn huyện có 2.367 tàu cá/653.271CV; trong đó tàu có công suất từ 90CV trở lên 1.706 chiếc, chiếm 72,1%. Sản lƣợng khai thác ƣớc đạt 42.400 tấn. Thực hiện QĐ số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về “một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và

dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa”, toàn huyện có 1.702 tàu

đăng ký tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ cho ngƣ dân: 653,9 tỷ đồng. Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về “Một số chính sách phát triển thủy sản”, huyện Hoài Nhơn triển khai rộng rãi đến tất cả các xã có tàu

hoạt động khai thác hải sản [55, tr. 6].

Trong những năm 2011-2014, việc đầu tƣ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất bắt đầu đạt hiệu quả, đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ nên góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, các xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, do danh mục và phƣơng thức hỗ trợ còn hạn hẹp, khó tạo tính đột phá trong sản xuất. Đến năm 2015, huyện triển khai, thực hiện Quyết định số 2683/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về đề án tái cơ cấu

ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 11766/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020. Nông nghiệp tiếp tục đƣợc tập trung chú trọng đầu tƣ, phát triển.Đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, tƣới tiêu, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phổ biến và có hiệu quả. Nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng khá đƣợc đƣa vào sản xuất.

Năm 2017, UBND huyện ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững dựa trên đổi mới hình thức tổ chức sản xuất. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với áp dụng khoa học - công nghệ. Chuyên môn hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định, phân công lại lao động, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của dân cƣ ở nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và góp phần thành công trong xây dựng nông thôn mới. Về phát triển kinh tế nông nghiệp: Phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông huyện chủ động phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện các mô hình khoa học công nghệ, mô hình khuyến nông. Mô hình ứng dụng công nghệ tƣới tiết kiệm trên cây bƣởi da xanh thực hiện tại xã Hoài Đức với quy mô 1ha/1 hộ, đạt hiệu quả về kỹ thuật, về kinh tế (giảm lao động, tiết kiệm nƣớc, phân bón, cây sinh trƣởng tốt…). Mô hình trồng thâm canh cỏ chất lƣợng cao Mombasa: Quy mô 4.000m2/2 hộ tại Hoài Hảo năng suất trung bình 340 tấn/ha/năm, có khả năng chịu hạn, chịu rợp, có thể trồng thuần hoặc xen canh, thích nghi nhiều loại đất, tốc độ phát triển nhanh, hàm lƣợng đạm cao hơn cỏ voi; mô hình nuôi cua xanh thƣơng phẩm từ cua 1, cua 2: Quy mô 5.000m2

/1 hộ tại Tam Quan Nam, kết quả: Tỉ lệ sống 40%, trọng lƣợng 270g/con, sản lƣợng 1.080kg, lợi nhuận: 44

triệu đồng/ 7 tháng nuôi; mô hình thâm canh vƣờn dừa trƣởng thành (dự án SNV): Quy mô 4.000 cây dừa/200 hộ/ 4 thôn của xã Hoài Thanh Tây; mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI (Dự án SNV): Quy mô 150ha/1.187 nông dân/3 điểm ở 3 xã Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Thanh Tây trong vụ Đông Xuân 2017- 2018; mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trong sản xuất thâm canh cây lúa: Quy mô 5ha/61 hộ tại xã Tam Quan Nam, năng suất bình quân 60 tạ/ha tăng 10,8%, giảm giống, phân ure, thuốc BVTV, công lao động so với ngoài mô hình.. [58, tr. 4-5]..

Ngoài ra, chƣơng trình khuyến nông huyện còn thực hiện các chƣơng trình: Cánh đồng mẫu lớn 2.890,1ha, năng suất bình quân 68,5 tạ/ha. Cây lạc 17ha năng suất 26,4 tạ/ha. Mô hình thâm canh thử nghiệm một số cây ăn quả có quy mô 0,2ha tại Trạm Khuyến nông. Mô hình thâm canh chuối cấy mô, quy mô 0,6 ha/ 3 xã Hoài Châu, Hoài Phú, Hoài Thanh Tây. Mô hình nhân rộng trồng rau an toàn trong nhà lƣới có hệ thống tƣới tiết kiệm, quy mô 1.000m2 (kết quả sản lƣợng 891kg/1000m2/1 vụ, lợi nhuận bình quân 6.852.000đ/vụ). Mô hình nhân rộng trồng thâm canh lạc trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm Trichoderna, quy mô 17ha/121 hộ tại xã Hoài Phú (kết quả năng suất bình quân đạt 26,4 tạ/ha tăng 11% năng suất bình quân toàn huyện, lợi nhuận tăng 2,1 lần so sản xuất lúa ĐV108 trên cùng chân đất); mô hình nuôi cá rô đầu vuông thƣơng phẩm, quy mô 200m2

/ 1 hộ tại xã Hoài Châu (kết quả trọng lƣợng bình quân 120g/con, sản lƣợng 360kg/200m2, lợi nhuận 3.827.000đ/4 tháng nuôi) [58, tr. 6-7].

Những mô hình khoa học công nghệ, mô hình khuyến nông giúp ngƣời dân tiếp cận việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay hỗ trợ… phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Bên cạnh đó, công tác tập huấn cho nông dân để phát triển sản xuất cũng đƣợc chú trọng. Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ

huyện thƣờng xuyên phối hợp với các công ty cung ứng giống cây trồng, vật nuôi tổ chức hàng trăm lớp đào tạo bồi dƣỡng, tập huấn kỹ năng nghề cho ngƣời lao động địa phƣơng, phối hợp với tỉnh Hội tổ chức các buổi tọa đàm về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi thuộc Dự án Cacbon thấp tỉnh năm 2017, phối hợp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn… UBND huyện đã chỉ đạo phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, phòng Kinh tế phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng kế hoạch, lập dự toán, ký kết hợp đồng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 233 lao động với tổng số tiền 485 triệu đồng. Đào tạo nghề nông nghiệp cho 331 học viên với số tiền là 714 triệu. Trong tổ chức thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn luôn chú trọng ƣu tiên dạy nghề cho ngƣời thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ ngƣời khuyết tật, lao động nữ và các đối tƣợng chính sách, có tới 80% ngƣời lao động có việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng ổn định, đạt trung bình 34 triệu đồng/ngƣời/năm. Cuối năm 2017, toàn huyện có 13/15 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập (xã Hoài Xuân, Hoài Phú chƣa đạt, kế hoạch đạt tiêu chí). Có 15/15 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm. 15/15 xã đạt tiêu chí số 13 về thức thức tổ chức sản xuất [58, tr. 8]. Đến giữa năm 2018, xã Hoài Xuân, Hoài Phú đạt tiêu chí số 10 về thu nhập [61, tr. 18].

- Trên lĩnh vực trồng trọt: Sử dụng giống lúa cấp 1 nguyên chủng, đạt trên 98%. Đồng thời, hàng năm đƣa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất, ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, mang lại hiệu quả đột phá bƣớc đầu, năng suất lúa, lạc và các loại cây trồng tăng, ổn định về năng suất, chất lƣợng. Trên 95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đƣợc cơ giới hóa từ khâu làm đất, đến gieo trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến góp phần tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, đảm bảo thời vụ, phòng tránh thiên tai, là tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện

đại. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc chú trọng, tiến hành chuyển đổi trên 5.000 ha sản xuất 3 vụ lúa sang 02 vụ lúa/năm, chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nƣớc; sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lƣợng cao; năng suất bình quân đạt trên 64 tạ/ha, sản lƣợng đạt trên 83.793 tấn. Ngoài lúa, cây lạc đƣợc bố trí luân canh vùng sản xuất trên đất màu, đất bãi bồi ven sông, suối và luân canh trên đất lúa, năng suất lạc bình quân 26 tạ/ha, sản lƣợng 3.000 tấn/năm. Có nhiều mô hình trồng rau an toàn, rau nhà lƣới, nhà màng gắn với ứng dụng công nghệ cao đƣợc đầu tƣ thâm canh sản xuất. Quy hoạch các trang trại trồng cây ăn quả tập trung có ứng dụng công nghệ cao kết hợp chăn nuôi 173 ha. Cuối năm 2018, triển khai thực hiện trên địa bàn huyện 50 ha bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế.Giá trị sản phẩm thu nhập trên 1 ha đất trồng trọt đạt 104,1 triệu đồng [61, tr. 19].

- Trên lĩnh vực chăn nuôi:Tập trung chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ

sang hƣớng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại gắn với thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh chƣơng trình nạc hóa đàn heo và phát triển đàn bò thịt chất lƣợng cao. Năm 2018, đàn heo trên 140.000 con, heo hƣớng nạc chiếm 89%/tổng đàn, đàn bò trên 27.000 con, tỷ lệ bò lai trên 80%, đàn trâu 2.400 con, đàn gia cầm trên 939.000 con. Một số vật nuôi mới nhƣ hƣơu, nai, chồn hƣơng, heo rừng, nhím phát triển. Giá trị chăn nuôi đạt 924,9 tỷ đồng [61, tr. 19-20].

- Trên lĩnh vực ngư nghiệp: Toàn huyện có 2.297 tàu cá/1,151 triệu CV.

Sản lƣợng khai thác hàng năm đạt trên 46.800 tấn (cá ngừ đại dƣơng 9.550 tấn). Thực hiện hiệu quả Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách khuyến khích khai thác hải sản ở vùng biển xa và các chính sách về phát triển thủy sản. Ngƣ dân Hoài Nhơn đã đầu tƣ đóng mới tàu cá có công suất lớn (có 18 tàu vỏ thép), sửa chữa, cải hoán nâng cấp trên 500 tàu, trang bị 350 máy định vị vệ tinh Movimar và 2.297 máy HF cho tất cả tàu khai

thác xa bờ, đầu tƣ trang thiết bị máy móc, ngƣ lƣới cụ hiện đại. Từng bƣớc nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, phòng tránh thiên tai, tai nạn trên biển và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 120 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và 50 ha nuôi các đối tƣợng thủy sản kết hợp. Sản lƣợng tôm nuôi hàng năm trên 2.390 tấn, giá trị thu nhập của 01 ha đất nuôi trồng thủy sản trên 1,8 tỷ đồng [60, tr. 18].

- Trên lĩnh vực lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 23.075,07 ha. Trong đó diện tích đất có rừng là 20.047 ha, sản lƣợng gỗ khai

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 59 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)