Bảng 3.12. Thay đổi tần số tim trong mổ
Tần số tim (lần/ phút) Nhóm 1 Nhóm 2 p T0 86,8 ± 7,7 87,6 ± 8,2 > 0,05 T1 86,4 ± 11,8 86,7 ± 9,1 > 0,05 T2* 84,4 ± 8,4 100,6 ± 10,5 < 0,05 T3* 74,3 ± 11,1 63,1 ± 10,0 < 0,05 T4* 72,6 ± 9,6 81,3 ± 11,0 > 0,05 T10 81,6 ± 9,3 80,0 ± 8,7 > 0,05 T15 82,0 ± 10,8 81,7 ± 8,9 > 0,05 T20 83,1 ± 9,8 82,7 ± 9,6 > 0,05 T30 84,6 ± 7,9 82,2 ± 9,7 > 0,05 T60 84,0 ± 9,5 83,3 ± 9,0 > 0,05 Nhận xét:
Tần số tim ở nhóm 1 và 2 ở phút thứ 2 và 3 sau GTTS có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).Tần số tim trung bình giữa T0 và các thời điểm T2,T3 trong cùng một nhóm và giữa hai nhóm sự khác biệt có ý nghĩathốngkê(p<
0,05). Nhóm 1 tần số tim thường thay đổi ở thời điểm muộn hơn là T4
Bảng 3.13 .Thay đổi huyết áp tâm thu trong mổ
Nhóm 1 Nhóm 2 p T0 125,4 ± 12,0 127,3 ± 11,6 > 0,05 T1 123,5 ± 11,0 120,0 ± 10,5 > 0,05 T2* 118,0 ± 8,8 90,0 ± 8,8 < 0,05 T3* 110,4 ± 8,7 90,8 ± 9,8 > 0,05 T4* 100,0 ± 8,5 98,6 ± 10,5 > 0,05 T10 114,1 ± 10,4 107,5 ± 10,7 > 0,05 T15 113,6 ± 10,5 104,5 ± 11,7 > 0,05 T20 120,8 ± 9,2 118,7 ± 13,3 > 0,05 T30 114,7 ± 8,6 115,9 ± 10,0 > 0,05 T60 120,2 ± 10,0 122,3 ± 9,8 > 0,05
Ghi chú:(*) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với H0 (p < 0,05).
Nhận xét:
Sự thay đổi huyết áp tâm thu giữa hai nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T2 (p < 0,05).
Ở nhóm 2, HATT giảm ở các thời điểm T2, T3, có ý nghĩa thống kê so với trước khi gây tê T0 (p < 0,05).
Ở nhóm 1, giảm HATT ở thời điểm T3, T4 nhưng không có ý nghĩa thống kê so với T0(p > 0,05).
Các bệnh nhân có tụt huyết áp đều đáp ứng tốt với ephedrin tiêm tĩnh mạch.
Bảng 3.14. Thay đổi huyết áp tâm trương trong mổ HATTr (mmHg) Nhóm 1 (n = 50) Nhóm 2 (n = 50) P T0 78,0 ± 10,6 75,0 ± 13,3 > 0,05 T1 75,1 ± 9,9 73,3 ± 10,0 > 0,05 T2* 73,2 ± 11,0 68,3 ± 12,0 < 0,05 T3* 70,5 ± 9,9 66,0 ± 11,6 > 0,05 T4* 70,0 ± 11,6 73,6 ± 9,0 > 0,05 T10 71,6 ± 10,0 71,0 ± 9,4 > 0,05 T15 71,1 ± 8,0 71,1 ± 10,6 > 0,05 T20 70,9 ± 10,0 72,1 ± 9,1 > 0,05 T30 72,1 ± 13,1 70,1 ± 10,0 > 0,05 T60 71,1 ± 12,0 68,1 ± 9,8 > 0,05 Nhận xét:
Sự thay đổi huyết áp tâm trương giữa hai nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại T2 (p <
0,05).
Ở nhóm 2 giảm HATTr tại các thời điểm T2, T3, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 (p < 0,05).
Ở nhóm 1 thay đổi HATTr không có sự khác biệt giữa các thời điểm nghiên cứu so với T0 (p > 0,05).
Bảng 3.15. Thay đổi huyết áp trung bình trong mổ
HATB (mmHg) Nhóm 1 Nhóm 2 P
T1 87,9 ± 14,0 88,5 ± 10,2 > 0,05 T2* 84,4 ± 15,3 75,5 ± 11,5 < 0,05 T3* 80,6 ± 11,5 70,9 ± 12,0 < 0,05 T4* 79,0 ± 12,2 80,0 ± 12,1 > 0,05 T10 80,6 ± 11,0 81,7 ± 10,8 > 0,05 T15 82,5 ± 10,0 80,1 ± 10,5 > 0,05 T20 85,3 ± 13,4 83,0 ± 9,1 > 0,05 T30 84,9 ± 10,8 85,8 ± 10,0 > 0,05 T60 85,0 ± 13,0 85,6 ± 9,1 > 0,05 Nhận xét:
HATB giữa hai nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) tại thời điểm T2,T3
Ở nhóm 2: tại thời điểm T2,T3, HATB giảm có ý nghĩa thống kê so với T0 (p < 0,05).
Ở nhóm 1: HATB giảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm nghiên cứu so với T0 (p > 0,05).
Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân có các thay đổi về huyết động Chỉ tiêu nghiên cứu Nhóm 1 Nhóm 2 P (n = 50) % (n = 50) % Giảm HA > 20% 6 12% 16 32% < 0,05 Giảm nhịp tim > 20% 7 14% 17 34% < 0,05 Nhận xét:
Tỷ lệ giảm huyết áp của nhóm 2 lớn hơn nhóm 1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tỷ lệ giảm nhịp tim của nhóm 2 lớn hơn nhóm 1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.17. Lượng ephedrin trung bình dùng trong mổ
Lượng ephedrin trung bình (mg) Nhóm 1 (n = 50) Nhóm 2 (n = 50) P ± SD 6,0 ± 3,2 10,0 ± 2,5 < 0,05 Min – Max 6 - 12 6- 24 Nhận xét:
Lượng ephedrin trung bình của nhóm 2 là 10,0 ± 2,5 mg nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 (6,0 ± 3,2 mg) (p < 0,05).
Bảng 3.18. Lượng dịch truyền dùng trong mổ
Lượng dịch truyền (ml) Nhóm 1 (n = 50) Nhóm 2 (n = 50) P ± SD 960,5 ± 245,2 975,8 ± 215,0 > 0,05 Min – Max (750 - 1370) (800 - 1450) Nhận xét:
Lượng dịch truyền trung bình của nhóm 2 là 975,8 ± 215,0 ml nhiều hơn so với của nhóm 1 (960,5 ± 245,2 ml), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.5. Ảnh hưởng lên hệ hô hấp
Tần số thở (lần/ phút) Nhóm 1 Nhóm 2 P T0 18,2 ± 1,8 18,4 ± 1,8 > 0,05 T1 17,7 ± 1,83 17,3 ± 1,6 > 0,05 T2 17,9 ± 1,9 17,5 ± 2,1 > 0,05 T3 17,7 ± 2,0 16,9 ± 2,2 > 0,05 T4 17,3 ± 2,1 16,8 ± 1,6 > 0,05 T10 17,4 ± 1,6 17,1 ± 1,3 > 0,05 T15 17,5 ± 1,5 16,7 ± 1,4 > 0,05 T20 17,2 ± 1,6 17,0 ± 2,1 > 0,05 T30 17,4 ± 1,4 17,3 ± 1,9 > 0,05 T60 16,9 ± 1,5 17,1 ± 1,7 > 0,05 Nhận xét:
Tần số thở trung bình của cả hai nhóm đều trong giới hạn bình thường tại các thời điểm nghiên cứu trong mổ so với H0.
Bảng 3.20. Thay đổi bão hòa oxy trong mổ
Độ bão hòa oxy
(%) Nhóm 1 Nhóm 2 P T0 99,4 ± 0,5 99,4 ± 0,6 > 0,05 T1 99,5 ± 0,5 99,5 ± 0,5 > 0,05 T2 99,5 ± 0,5 99,6 ± 0,5 > 0,05 T3 99,6 ± 0,5 99,6 ± 0,3 > 0,05 T4 99,6 ± 0,3 99,4 ± 0,3 > 0,05 T10 99,5 ± 0,3 99,3 ± 0,3 > 0,05 T15 99,4 ± 0,6 99,7 ± 0,2 > 0,05 T20 99,5 ± 0,5 99,6 ± 0,2 > 0,05 T30 99,7 ± 0,3 99,5 ± 0,1 > 0,05 T60 99,1 ± 0,1 99,3 ± 0,2 > 0,05 Nhận xét:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về bão hòa oxy mao mạch giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
Không có sự khác biệt về bão hòa oxy tại các thời điểm khác nhau so với T0 trong cùng nhóm nghiên cứu.
3.6 Tác động lên trẻ sơ sinh
Chỉ tiêu N/C ± SD (Min-Max) Nhóm 1 (n=50) Nhóm 2 (n=50) P Apgar phút thứ 1 8,67 ± 0,33 ( 8 -9) 8,73 ± 0,35 ( 8-9) P >0,05 Apgar phút thứ 5 9,67± 0,43 (9-10) 9,68 ± 0,40 (9-10) P >0,05
Nhận xét: Chỉ số Apgar của trẻ sõ sinh không có sự khác biệt giữa hai nhóm ( p>0,05). Tất cả trẻ sõ sinh ðều khóc tốt ngay phút ðầu và phút thứ 5 sau khi ra ðời
3.7.Tác dụng không mong muốn
Bảng 3.22. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ Nhóm 1 Nhóm 2 P
(n = 50) % (n = 50) %
Nôn, buồn nôn 3 6% 9 18% < 0,05
Ngứa 3 6% 3 6% > 0,05
Rét run 2 4% 3 6% > 0,05
Đau đầu 0 0% 0 0%
Bí tiểu 0 0% 0 0%
Nhận xét:
Tỷ lệ nôn, buồn nôn của nhóm 2 là 18% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm (6%) (p < 0,05).
Tỷ lệ ngứa của nhóm 1và nhóm 2 là tương đương nhau (6%), giữa hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt (p > 0,05).
Tỷ lệ rét run của nhóm 1 là 4%, nhóm 2 là 6%. Sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).
Ở cả hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều không gặp bệnh nhân đau đầu hay bí tiểu sau gây tê tủy sống
Không gặp các biến chứng nặng nào của GTTS như: suy hô hấp, trụy tim mạch…
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi từ 19 đến 40 tuổi.
Nhóm 1: tuổi trung bình là 30,4 ± 4,0 tuổi. Nhóm 2: tuổi trung bình 31,6 ± 3,8 tuổi
Sự khác biệt về độ tuổi của hai nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác về độ tuổi sinh đẻ.( Nguyễn Đức Lam[18], Trần Thế Quang [27].
Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong độ tuổi trưởng thành ổn định về tâm tư, có khả năng phối hợp tốt với thầy thuốc tạo điều kiện cho quá trình gây tê và phẫu thuật được thuận lợi. Các bệnh nhân này đều trong lứa tuổi mà sức khỏe còn khá tốt nên hạn chế được các biến chứng do vậy đảm bảo được thành công trong GTTS.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả trong nghiên cứu của D.A. Mc Namee [29], Nguyễn Thế Lộc [20].
4.1.2. Chiều cao
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy chiều cao của hai nhóm nghiên cứu thấp nhất là 1,50m và cao nhất là 1,6 m.
Chiều cao trung bình của nhóm 1: 1,53 ± 0,24 Chiều cao trung bình của nhóm 2: 1,54 ± 0,3 m.
Chiều cao trung bình của hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với (p > 0,05).
Đây là chiều cao bình thường của phụ nữ Việt Nam.
Chiều cao của hai nhóm tương đương nhau do đó không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiền [19] và thấp hơn so với nghiên cứu của D.A. McNamee [29].
4.1.3. Cân nặng
Cân nặng trung bình trong hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi khác nhau không có ý nghĩa thống kê với (p > 0,05).
Nhóm 1: 58,5 ± 5,1 kg Nhóm 2: 60,0 ± 4,6 kg.
Đây cũng là cân nặng trung bình của phụ nữ Việt Nam khi mang thai. Với mức tăng cân nặng bình thường, không có bệnh nhân nào béo phì quá mức, do đó không gây khó khăn cho bác sĩ gây mê làm thủ thuật gây tê cũng như không gây khó khăn cho phẫu thuật viên khi lấy thai.
Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Bách [30] và các tác giả trong nước khác, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài D.A.McNamee [29].
4.1.4. Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi phân bố nghề nghiệp ở 2 nhóm gồm các nghề chính: Nông dân, công nhân, cán bộ công chức và nhóm nghề khác. Sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó nông dân chiếm đa số, ở nhóm 1 chiếm 44%, nhóm 2 chiếm 48%. Điều này chứng tỏ người nông dân đã quan tâm hơn tới sức khỏe, có điều kiện tiếp cận với y tế cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai nhóm nghiên cứu nên không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
4.1.5. Phân loại sức khỏe theo ASA
Theo kết quả từ bảng 3.4 cho thấy tình trạng sức khỏe của hai nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nhóm 1: ASA I chiếm 98%, ASA II chiếm 2%. Nhóm 2: ASA I chiếm 96%, ASA II chiếm 4%.
Như vậy tình trạng sức khỏe của hai nhóm nghiên cứu tương đối đồng đều do đó không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu củ chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiền [19],Trần Thế Quang [27].
4.1.6. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào chất lượng vô cảm, mức độ mềm cơ bụng để tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật viên.
Từ kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi thấy thời gian phẫu thuật trung bình của hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm 1: 37,2 ± 6,9 phút. Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm 2: 30,1 ± 7,5 phút.
Hầu hết các phẫu thuật viên có kinh nghiệm phũ thuật lấy thai nên thời gian mổ lấy thai thường không kéo dài. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với Nguyễn Đức Lam [18]. Hoàng Văn Bách [30]
4.2. Hiệu quả vô cảm
4.2.1. Thời gian ức chế cảm giác đến T12, T10, T6
Tác dụng vô cảm sẽ phụ thuộc vào sự phân bố của thuốc tê trong dịch não tủy và sự hấp thu của tổ chức thần kinh, cũng như bản chất của các tổ chức thần kinh trong tủy sống. Các sợi thần kinh kích thước nhỏ, có và không bọc myelin đều bị ức chế rất nhanh. Sau đó mới đến các tổ chức thần kinh ở tủy sống là cột bên, cột trước, sừng sau…
Trong gây tê vùng, cảm giác đau, nóng, lạnh được đánh giá bằng kim châm đầu tù hay áp nước đá nóng, lạnh trên da. Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp kích thích trên da bằng kim đầu tù.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện trong bảng 3.5: thời gian ức chế cảm giác đến T10 của nhóm 1 là 3,0± 1,5 phút của nhóm 2 là 2,58 ± 1,1
phút. Kết quả của chúng tôi tương đương so với của S. Singh [31] (3,2 ± 1,5 phút) và của Hoàng Văn Bách [30] (2,58 ± 1,15 phút). Đối tượng của chúng tôi và của các tác giả trên đều nghiên cứu trên phụ nữ có thai, do những thay đổi sinh lý của phụ nữ có thai, áp lực ổ bụng tăng làm cho các tĩnh mạch trong khoang NMC và khoang dưới nhện căng lên, xung huyết, tăng áp lực dịch não tủy nên thuốc tê khuếch tán nhanh hơn phụ nữ không có thai.
Thời gian từ khi tiêm thuốc tê đến khi ức chế cảm giác đau đến T6 trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,5 ± 2,3 phút ở nhóm 1 và 4,0 ± 2,2 phút ở nhóm 2. Kết quả của chúng tôi tương đương so với kết quả của Hoàng Văn Bách (4,24 ± 1,14 phút) [30].
Để đạt được mức độ mềm cơ và không gây khó chịu cho bệnh nhân trong phẫu thuật lấy thai thì mức ức chế cảm giác phải đạt đến T6 [7].
4.2.2. Mức phong bế cảm giác cao nhất
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào ức chế cảm giác dưới T6.
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Nhóm 1 đa số các bệnh nhân có mức ức chế cảm giác cao nhất ở T6 chiếm 90%. Mức ức chế ở T5 chiếm 10%. Nhóm 2: mức ức chế cảm giác ở mức T6 là 80%, mức T5 là 10%, T4 là 10%.
Nhóm 2 có mức cảm giác đến T4 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 (10% so với 0%).
Khi mức ức chế cảm giác lên cao đến T4 đồng nghĩa với tỷ lệ giảm huyết áp và mạch chậm sẽ tăng cao [7], [17].
Thời gian này được tính từ khi mức phong bế cảm giác đau ở T10 đến khi bắt đầu xuất hiện cảm giác đau ở T10.
Từ bảng 3.7 thấy thời gian vô cảm đến T10 của nhóm 1 là 85,6 ± 11,5 phút, của nhóm 2 là 115,6 ± 21, 9phút.
Kết quả của chúng tôi tương đương với J.B. Whiteside có thời gian vô cảm là 118,0 phút khi sử dụng Bupivacaine gây tê TS để PT lấy thai[32].
Tuy nhiên kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của S. Singh (175,8 ± 8,6 phút)[31]. Có thể giải thích điều này là do tác giả đã dùng liều thuốc tê cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (12,5 mg bupivacain ).
Thời gian tác dụng giảm đau của nhóm 2 dài hơn đáng kể so với nhóm 1 trong nghiên cứu này.
Như vậy việc phối hợp giữa Bupivacain liều 7 mg với fentanyl như trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp cho những cuộc mổ sản, phụ khoa mà có thời gian ngắn kéo dài không quá 90 phút.
Đối với những cuộc mổ kéo dài trên 90 phút có thể phải tăng liều Bupivacain cao hơn hoặc có thể gây tê tủy sống kết hợp với gây tê ngoài màng cứng (có thể bơm thêm thuốc tê vào khoang NMC) để đạt thời gian kéo dài vô cảm đủ đáp ứng yêu cầu phẫu thuật.
4.2.4. Chất lượng vô cảm trong mổ
Abouleizh chia chất lượng vô cảm sau GTTS làm 3 mức độ: tốt, trung bình, kém.
Từ bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ tốt của nhóm 1 là 90%, của nhóm 2 là 94% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ trung bình của nhóm 1 là 10%, của nhóm 2 là 6% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy nhóm 1 có tỷ lệ vô cảm đạt mức độ tốt tương đương so với nhóm 2.
Các bệnh nhân ở mức độ trung bình của chúng tôi đa số là những bệnh