NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT KINH DOANH (Trang 25 - 27)

DOANH THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm, đặc điểm:

- Chủ thể: Các thương nhân(thương nhân được quy định tại điều 6 LTM 2005).

- Hình thức: Chủ yếu bằng văn bản vì loại này thường phức tạp, cần cụ thể tránh tranh chấp

- Mục đích: Vì lợi nhuận

2. Phân loại:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá: + Mua trong nước

+ Mua qua sở giao dịch hàng hoá

+ Mua quốc tế

- Hợp đồng cung ứng dịch vụ

+ Liên quan hàng hoá + Không lquan hàng hoá

3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm

- Vi phạm cơ bản: Khoản 13 điều 3: vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

- Các hình thức trách nhiệm: 292 LTM

+ Vi phạm không cơ bản: điều 293 + Vi phạm cơ bản: tất cả các hình thức

- Những trường hợp miễn trách nhiệm: Đ294

+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. Khoản này thể hiện rõ sự đề cao nguyên tắc thoả thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, thể hiện sự tự do và bình đẳng trong thoả thuận của hợp đồng – cũng là một loại giao dịch dân sự. Ví dụ như trong hợp đồng thoả thuận của bên A cung cấp hàng cho bên B vào ngày 10/10/2018 đã có sự thoả thuận trước rằng nếu bên A cung cấp hàng cho bên B muộn nhất đến ngày 20/10/2018 thì bên A được miễn trách nhiệm

+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Khi xảy ra sự kiện như vậy thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trácch nhiệm. Ví dụ như trong trường hợp thoả thuận hợp đồng của bên A (Tại Hà Nội) sẽ cung cấp 100 tấn hàng cho bên B (tại Thanh Hoá) vào ngày 10/10/2018 nhưng trong quá trình vận chuyển, có trận mưa to gây ra ngập úng cục bộ, đường tắc và khó di chuyển, bên B không thể xử lí được tình huống này nên ô tô chở hàng của bên A đã tới cung cấp hàng muộn 2 ngày cho bên B. Trong tình huống này, bên A không thể khắc phục được nên vi phạm hợp đồng, do đó sẽ được miễn trách nhiệm

+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia: Phải hoàn toàn do lỗi của bên kia, lỗi đó trực tiếp gây ra sự vi phạm hợp đồng của bên còn lại. Ví dụ công ty A kí hợp đồng mua 100 bộ bàn ghế của bên B. Theo đó công ty A phải đặt cọc trước 20% giá trị hợp đồng để công ty B mua nguyên vật liệu sản xuất, nhưng công ty A lại không thanh toán trước đúng hạn dẫn đến chậm sản xuất, bên B bị vi phạm hợp đồng. Ở

đây bên A đã vi phạm hợp đồng dẫn đến sự chậm trễ, vi phạm hợp đồng của bên B

+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng: Trong trường hợp đã biết trước còn giao kết hợp đồng thì không được áp dụng. Ví dụ công ty A kí hợp đồng xây dựng với công ty B thực hiện một công trình nhà ở. Nhưng trong thời gian thực hiện hợp đồng, có một trận bão, lũ lụt lớn tại khu vực lân cận. Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh huy động công ty A tham gia dựng lại nhà ở tạm cho các hộ gia đình bị bão phá hỏng nhà. Do đó công ty A chậm tiến độ thực hiện hợp đồng với công ty B. Nhưng trường hợp này công ty A đã thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước mà không biết trước khi giao kết hợp đồng do đó được miễn trách nhiệm

- Điều kiện để kết hợp phạt vi phạm vào bồi thường thiệt hại:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT KINH DOANH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)