Bức chân dung của những kẻ si tình

Một phần của tài liệu chất thơ trong tiểu thuyết nếu em không phải một giấc mơ và gặp lại của marc levy (Trang 32 - 43)

2. Chất thơ qua bút pháp khắc họa nhân vật

2.2Bức chân dung của những kẻ si tình

Nhà văn Marc Levy từng nói: “Tình cảm con người là một điều rất thiêng liêng và đó là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Nó vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Tình cảm xuất hiện trong phong tục tập quán, trong truyền thống văn hóa, lịch sử phát triển của mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, tôi có thể bỏ cả đời mình để viết và ca ngợi tình cảm, tình yêu con người đó là vấn đề tôi thích và muốn đề cập trong tác phẩm của mình. Tôi nghĩ điều quan trọng của nhà văn là phải thể hiện được trong tác phẩm của mình tình yêu và lòng nhân ái” (Theo báo Văn nghệ). Từ quan điểm đó mà mỗi sáng tác của ông đều là những câu chuyện đẹp về tình yêu. Chẳng thế mà được độc giả xem ông là "nhà văn của tình yêu". Hầu hết các tác phẩm của ông đều là những câu chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động, dìu dịu vẻ đẹp và mênh mông cảm xúc. Trí tưởng tượng kỳ diệu của nhà văn đưa người đọc vào những điều bí ẩn, cùng khám phá sự huyền ảo và những thăng trầm theo từng bước suy nghĩ của nhân vật. Giọng văn mượt mà tinh tế và duyên dáng của Marc Levy nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc đến với cảm xúc mãnh liệt nồng nàn trong tình yêu của các nhân vật. Những câu chuyện tình yêu của Marc Levy đẹp đến huyền diệu, bất chấp không gian, thời gian, tình yêu có thể vĩnh cửu từ kiếp này sang kiếp khác.

Nhân vật trong truyện thường xuất hiện theo cặp, ngoài tình yêu của nhân vật chính còn có sự góp mặt của nhân vật phụ. Họ đến với nhau bằng tình yêu si mê cuồng nhiệt, có thể nói đó là những kẻ si tình. Trong tác phẩm những con người ấy được hiện lên là những bức chân dung mang vẻ đẹp thẩm mĩ hoàn chỉnh. Con người họ chứa đầy chất thơ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Mỗi tác phẩm được xem là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, chúng đươc viết bằng một văn phong trong sáng và thấm đượm tình người.

Như đã nói ở phần trên nhân vật nữ trong tiểu thuyết Marc Levy luôn xuất hiện dưới bóng dáng yêu kiều của một nàng công chúa còn chàng trai là những chàng hoàng tử hào hoa dũng cảm luôn sẵn sàng là điểm tựa cho công chúa những lúc khó khăn. Những chàng trai thành đạt tài giỏi ấy luôn chiến đấu hết mình để bảo vệ cho người phụ nữ mình yêu. Hành động ấy thật giống với câu nói nổi tiếng của một nhà văn: nếu như một tình cảm bẩm sinh của người đàn ông phải chăng đó là sự kiêu hãnh được bảo vệ phụ nữ. Trong tác phẩm họ là đại diện cho những con người lý tưởng vẻ đẹp bên ngoài luôn thống nhất với tâm hồn và phẩm chất bên trong. Nhà văn luôn ý thức xây dựng con người tâm hồn - những tâm hồn cao thượng và đẹp đẽ. Có ai đó đã từng nói rằng nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình. Trong mỗi tác phẩm của MarcLevy ai cũng có thể nhận thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt lên hàng đầu là tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn con người. Mỗi nhân vật có thế giới tâm lý tình cảm khác nhau, tuy nhiên với tình yêu họ đều là những kẻ si tình. Nói về vấn đề này tác giả đã từng bày tỏ rằng: “Trong thời đại của chúng ta rất khó nói về tình yêu, rất khó diễn tả tình cảm này. Tôi muốn viết một cái gì đấy hiện thực, nhưng làm sao có thể mô tả nước hoặc không khí? Khi nói về tình yêu, bạn luôn luôn sợ sai lầm, bạn sợ mình trở nên thô thiển và ngây thơ. Nhưng tôi cảm thấy rằng tình yêu thiếu sự ngây thơ sẽ mất hết vẻ quyến rũ. Tôi yêu những con người ngây thơ. Và tôi tìm đến cái siêu nhiên trong các cuốn tiểu thuyết của mình, mặc dù tôi thích từ “khác thường” hơn “siêu nhiên” (Theo báo Văn nghệ).

Tình yêu vốn là đề tài quen thuộc, là nguồn cảm hứng nghệ thuật từ xưa đến nay. Sáng tác của Marc là một dàn hòa ca, ca ngợi tình yêu lý tưởng. Đó không chỉ đơn thuần là những câu chuyện về tình cảm gia đình, tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do mà còn là những câu chuyện tình lãng mạn. Có lẽ đây là yếu tố chi phối tác phẩm, cũng từ đó mà chất thơ trong tác phẩm được toát lên nhiều hơn.

Tình yêu trong tác phẩm được tác giả thể hiện trên nhiều cặp nhân vật. Đó là Athur – Laureen; Paul - Onega; Giáo sư Fernstein – Norma; George Pilguez và Nathalia; Lili và Antoni. Mỗi cặp tình nhân ấy thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau và họ thường có những kết thúc tốt đẹp. Trong những cặp đôi ấy tình yêu của hai nhân vật chính Athur và Laureen được tác giả tập trung đi sâu miêu tả nhiều nhất. Ngoài những cung bậc tình cảm thông thường tác giả còn rắc thêm vào yếu tố kì ảo, huyền diệu đậm chất siêu thực. Điều đó làm cho tình yêu mang thêm vị ngọt ngào đằm thắm đậm chất nhạc, chất thơ.

Câu chuyện tình yêu được mở ra từ những chương đầu của phần một Nếu em không phải một giấc mơ đó là một tai nạn giao thông thảm khốc trên đường quốc lộ, “sau một cú va đập đột ngột! Thời gian ngưng lại. Hoàn toàn không còn đối thoại giữa bộ lái và các bánh xe nữa, sự liên lạc bị đứt đoạn hẳn. Chiếc ôtô đi vẹo sang một bên và trượt dài trên mặt đường hãy còn ẩm ướt. Mặt Lauren nhăn nhúm lại” [11; 28]. “Người Lauren bị ném lên không trung rồi rơi đập vào mặt trước của một cửa hàng lớn. Tấm kính to của cửa hàng vỡ tung và toé ra thành một tấm thảm thuỷ tinh vụn. Lớp thuỷ tinh ấy đón nhận vào nó cô gái trẻ đang lăn dưới đất rồi dựng lại bất động, mái tóc xoã xượi giữa những mảnh vỡ, Lauren nằm bất động. Trông cô như đang nghỉ ngơi, bình thản. Nét mặt cô thư thái, hơi thở chầm chậm và đều đặn. Miệng hơi hé mở như khẽ cười, mắt nhắm lại, cô có vẻ đang ngủ. Mái tóc dài viền quanh khuôn mặt cô, tay phải cô đặt trên bụng” [11; 29]. Sau tai nạn chẳng may ấy mặc dù được sự cứu chữa tận tình của các bác sĩ, đặc biệt là giáo sư Ferstein nhưng Lauren vẫn phải trải qua cuộc sống dưới dạng linh hồn. Cũng từ đó cô đến với Athur như một biến cố không thể xảy ra. Cuộc gặp gỡ giữa họ như một định mệnh gắn chặt hai số phận ở hai thế giới khác nhau. Chàng là một kiến trúc sư tài ba, tối mắt cả ngày bởi những công trình dự án đầy thách thức. Nàng là một bác sĩ thông minh, cần mẫn chăm chỉ suốt ngày ở phòng khám. Hoàn cảnh thật trớ trêu khi ông trời để họ gặp nhau khi nàng đã trở thành một bóng ma sau tai nạn. Mọi hi

vọng tưởng chừng như đã tắt “cô ấy đi thật rồi. Tôi không cần biết phổi cô ấy có hô hấp trở lại không, tim cô ấy có đập lại hay không nhưng sóng điện đồ não của cô ấy đã mất… Não cô ấy đã ngừng hoạt đống sự thực này không thể thay đổi được nữa. Chúng ta chờ xem còn gì xảy ra nữa không rồi sẽ đưa cô ấy xuống nhà xác” [11; 21]. Chứng kiến vụ tai nạn ấy chẳng còn ai có đủ niền tin rằng sự sống sẽ trở lại với cô. Cũng chẳng ai biết được linh hồn cô đang tìm một ai đó để chia sẻ.

Một buổi tối sau khi đi làm về Athur phát hiện một cô gái núp sau tủ quần áo của mình. Đó là hình hài linh hồn của Laureen. Anh có may mắn nhìn thấy và có cảm giác đụng chạm với cô y như đối với một con người thực sự. “Điều mà tôi sắp nói với anh đây sẽ không dễ nghe và thật khó chấp nhận, nhưng nếu anh vui lòng nghe câu chuyện của tôi, nếu anh vui lòng dành cho tôi sự tin cậy thì có thể cuối cùng anh sẽ tin tôi và điều đó rất quan trọng, bởi vì dù anh không hề ngờ tới, anh là người duy nhất trên đời mà tôi có thể chia sẻ bí mật này” [11; 53]. Mối tình kỳ lạ giữa một người trần mắt thịt và một hồn ma đã nảy sinh như vậy, cảm động, hấp dẫn mà không hề quái dị, giật gân. Để đi được đến kết thúc có hậu, cặp tình nhân đã phải trải qua biết bao thăng trầm, nhiều khi tưởng như hoàn toàn tuyệt vọng. Đó là một câu chuyện cổ tích của thời hiện đại, đươc viết bằng một văn phong trong sáng và thấm đượm tình người. Mặc dù thoạt đầu Athur không tin vào điều vô lý ấy, nhưng sau thời gian chung sống anh tin dần vào điều tưởng như không thể. Sự có mặt của nàng trong đời sống của đã khiến cho cuộc sống anh thay đổi. Athur đã yêu một hồn ma và chính tình yêu ấy đã tạo động lực giúp hai người đấu tranh chống lại thực tại. Athur đã gác lại tất cả dự định cá nhân để tìm cách đưa Laureen về đời sống thực tại với khát khao cháy bỏng về cuộc sống. Anh làm cái anh muốn mà không đặt ra hàng ngàn câu hỏi “tại sao” và “như thế nào”, “ và anh không phức tạp hoá đời mình bởi những cái còn lại” [11; 98]. Mặc dù là kiến trúc sư nhưng hàng ngày anh vẫn cần mẫn vùi đầu vào những cuốn từ điển y học. “Việc đó

có thể làm mất thời gian và xáo trộn cuộc sống của anh, nhưng chính cuộc đời là như vậy đó. Arthur trải qua gần 3 tuần lễ ở thư viện thành phố, Arthur ngốn ngấu trong vài ngày hàng nghìn trang sách về hôn mê, về sự mất ý thức và chấn thương sọ não. Sáng nào anh cũng có mặt vào lúc mở cửa thư viện, ngồi vào bàn với những chồng sách và miệt mài với những “bài tập” của mình. Đôi khi anh ngừng công việc nửa chừng, rời bàn đọc đến một máy vi tính để gửi các bức thư đầy những câu hỏi cho các giáo sư y học nổi tiếng. Kết thúc ngày làm việc của mình vào quãng hai mươi hai giờ, lúc thư viện đóng cửa khi ấy người đã mệt lử [11; 101]. Thậm chí Athur bất chấp nguy hiểm cùng Paul tổ chức đánh cắp thi thể của Laureen, anh đã cướp lại sinh mệnh của cô trên tay thần chết khi mẹ cô chấp nhận buông xuôi. Lời nói và hành động của anh khiến cho tất cả mọi người hoài nghi về sự kì quặc của anh cũng như mối tình ngang trái anh đang ấp ủ. Cuộc đấu tranh của đôi tình nhân là cuộc đấu tranh của hai tâm hồn cô đơn đồng điệu. Trong cuộc chạy đua với thần chết sự cô đơn tuyệt vọng cùng tấm lòng ấm áp đã ghép lại thành một mối tình trong sáng đầy “chất thơ”. Nỗi tuyệt vọng tột cùng của đôi trai gái, sự mong manh không gì sánh nổi đã hòa trộn vào một nhịp chung là khao khát sẻ chia. Tác giả đã thêu rệt nên một mối tình hư ảo của chàng kiến trúc sư và linh hồn con người. Điều kì diệu là cả hai đều đối diện với sự thật và vén lên tấm màn đầy ẩn ức bên trong. Laureen chất chứa trong lòng nỗi hoài nghi về tình yêu đích thực mà nàng dường như không đủ đức tin để hướng tới. Athur trốn chạy tuổi thơ với kí ức về người mẹ hiền từ khi bà đột ngột qua đời. Dường như họ đã sống với sự giả dối nhưng lại không che đậy được sự cách trở âm – dương. Khi điều đó tan biến, khi tâm hồn và thể xác hai con người sắp được hòa nhập thì họ lại tiếp tục phải chạy trốn. Tình yêu của họ như cuộc đuổi bắt, một trò ú tim. Đến phần “Gặp lại” tác giả đặt ra hàng loạt tình tiết thử thách, sau tai nạn Laureen không còn giữ những kí ức. Trong thâm tâm cô những hình ảnh của Athur đọng lại rất mờ nhạt. Cô luôn mong ngóng người con trai ở bên mình khi cô tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Anh hứa kể cho cô nghe

câu chuyện của anh, những gì anh nói thật khó tin, khó chấp nhận, nhưng nếu em chịu lắng nghe câu chuyện của anh, nếu em có thiện ý cho rằng anh nói thật thì có thể cuối cùng em sẽ tin đấy, và em có tin hay không là điều rất quan trọng vì em là người duy nhất anh có thể chia sẻ điều bí mật này, mặc dù em không hề hay biết [11; 266]. Còn Athur phải chạy trốn người con gái yêu thương để cuộc sống của nàng không bị xáo động. Người ta có thể mất một giờ để quen nhau, một ngày để yêu nhau nhưng phải mất cả đời để quên nhau. Với tình yêu nồng thắm sâu đậm làm sao đôi tình nhân ấy có thể quên nhau. Hình bóng của Laureen đã ngập tràn cả tâm hồn của Athur, và quan trong hơn hai người cùng nhận ra rằng sự cô đơn, dù đã được che đậy làm ta mất đi nhiều thứ lắm [12; 178]. Nhưng cuối cùng khi tình yêu chiến thắng họ gặp lại nhau, và lại yêu thương nhau hơn nữa. Và quả thật “Nếu em không phải một giấc mơ..." sẽ được thỏa nguyện với phần hai dưới nhan đề

“Gặp lại” [12; 2]. Và “với những tình tiết xâu chuỗi chặt chẽ được nhào nặn từ dòng cảm xúc tuôn trào” (Theo Lire). “Gặp lại một lần nữa cho thấy phong cách trữ tình của tác giả... Đơn giản là một cuốn sách tuyệt vời, mang lại cho ta niềm sảng khoái!” (Theo Le Courrier Picard).

Tác giả đã cho ta thấy một tình yêu lãng mạn giống như bài thơ trữ tình sâu lắng, vừa ngọt ngào vừa đắng cay. Tình yêu ấy đưa người đọc bước vào những trải nghiệm khi chứng kiến những bước thăng trầm của mối tình đó. Người đọc thật sự sung sướng khi họ tìm ra và nhận ra nhau. Như vậy ngay từ tác phẩm đầu tay Nếu em không phải một giấc mơ và phần tiếp nối Gặp lại, Marc Levy đã biến những điều không thể thành có thể khi thêu dệt nên mối tình lý tưởng giữa chàng kiến trúc sư Arthur với nữ bác sĩ Laureen, linh hồn của một cô gái trẻ mà thân thể đang đắm chìm trong một cơn hôn mê sâu sau một tai nạn giao thông ở đầu kia thành phố. Bắt đầu từ đây, sự khám phá và tận hưởng tình yêu của một con người trần thế và một hồn ma được bắt đầu, sự trở lại thời ấu thơ với những ký ức mong manh quý giá,

những cố gắng hồi hộp đến thót tim của Arthur để níu giữ Laurent lại với cuộc đời, tất cả được đan cài khéo léo và hấp dẫn, khiến độc giả của thế kỉ XXI một lần nữa được sung sướng trở về với những câu chuyện dung dị trong sáng, khi biên giới của vật chất, hình hài đã nhòa đi, chỉ còn lại tình yêu trong khoảnh khắc hiện tại. Nếu em không phải một giấc mơ là như thế, một chuyến phiêu lưu nhiệt thành và nhẹ nhõm đã mang trong mình tinh túy của một tình yêu lãng mạn, mở ra cánh cửa trước khả năng vô biên của con người khi trong lòng có niềm tin...

Thế giới tình ái trong tiểu thuyết Marc Levy có muôn vàn màu sắc và cung bậc, ngoài cặp đôi ấy tác giả còn miêu tả những trạng thái ái tình trong những tác phẩm khác. Khi chất men lãng mạn giữa Athur và Laureen chưa nhạt thì tác giả lại tiếp tục cho người đọc được chiêm ngưỡng tình yêu kì ảo trong Kiếp sau, tình yêu đậm màu cổ tích. Jonathan và Clara, hai con người yêu nhau từ kiếp trước, đến kiếp sau và sau nữa họ vẫn đi tìm và đến với nhau. Có thể nói khi thế giới đang đảo lộn trong guồng quay của thời đại công nghiệp, những cung bậc tình yêu mà tác giả xướng lên đã mở ra một khoảng không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng. Người đọc như quên đi những mệt nhọc thường ngày để đắm mình vào thế giới tình ái đầy yêu

Một phần của tài liệu chất thơ trong tiểu thuyết nếu em không phải một giấc mơ và gặp lại của marc levy (Trang 32 - 43)