Nhân vật khai thác ở mặt thánh thiện

Một phần của tài liệu chất thơ trong tiểu thuyết nếu em không phải một giấc mơ và gặp lại của marc levy (Trang 29 - 32)

2. Chất thơ qua bút pháp khắc họa nhân vật

2.1.2Nhân vật khai thác ở mặt thánh thiện

M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” [17; 6]. Miêu tả con người đó chính là quá trình xây dựng nhân vật của nhà văn. Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong mỗi tác phẩm văn học. Đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát lên hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là phương tiện dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Để nhân vật đứng lên đã khó, để nhân vật nổi bật càng khó hơn. Công việc tưởng chừng như vô cùng nan

giải nhưng Marc Levy thực thi rất thành công. Tiểu thuyết của ông được xây dựng bởi hệ thống nhân vật đặc sắc, hầu hết đó là những nhân vật lí tưởng được khai thác ở mặt thánh thiện. Những nhân vật ấy xuất hiện ngập tràn trong sáng tác của ông. Sự thánh thiện của mỗi nhân vật được tác giả khai thác trên nhiều khía cạnh bởi lẽ con người thánh thiện được quan niệm là con người có sự trong sáng ở tâm hồn, nhân từ và cao thượng trong cách đối nhân xử thế. Nhà văn Marc Levy cũng xây dựng nhân vật của mình theo những tiêu chí đó. Hệ thống nhân vật ấy được xem như những đóa hoa tỏa hương khoe sắc giá trị của tác phẩm.

Trước hết ở tiểu thuyết Marc Levy ta thấy sự xuất hiện cả một hệ thống nhân vật chính diện. Trong văn học khái niệm nhân vật chính diện được hiểu là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, giữ vai trò then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Nhân vật chính diện phải là người nằm ở trung tâm xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía xung đột của tác phẩm, số phận của nhân vật gắn liền với phát triển xung đột của truyện. Có thể nói trong tác phẩm nhân vật chính diện là xương sống, là linh hồn là ngọn nguồn nuôi dưỡng tư tưởng của tác giả. Có thể nói việc tạo dựng thế giới nhân vật chính diện cũng không nằm ngoài mục đích nói lên vẻ đẹp thánh thiện của thế giới nhân vật. Marc Levy đã vẽ ra một thế giới lý tưởng cho thế giới siêu thực ấy. Đến với những tác phẩm của ông ta cứ ngỡ như bước vào thế giới cổ tích thần kì với những con người hiền lành tốt bụng và tâm hồn không tì vết. Trong cuộc sống họ luôn có sự gắn kết, sự toan tính vụ lợi dường như bị biến mất hoàn toàn trong mối quan hệ giữa người với người. Trong mọi hoàn cảnh họ luôn biết quan tâm chia sẻ, thậm chí còn chấp nhận hi sinh cho nhau. Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì yếu tố đó vẫn không thay đổi, thế giới nhà văn tạo ra thật yên bình phẳng lặng. Trong bộ tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ

Gặp lại nhân vật chính diện điển hình là Laureen, Athur, Paul, bà Kline, bà Morrison, giáo sư Fernstein, nữ y tá Norma, Betty, Nathalia- thanh tra Pilguez… Tất cả đều mang vẻ đẹp chuẩn mực với tâm hồn cao thượng trong sáng. Họ là hiện

thân, là biểu tượng cho cái đẹp và tấm lòng cao quý. Sự thánh thiện của họ thể hiện qua từng hành động cho dù nhỏ nhất. Nếu chú ý thì ta có thể phát hiện như những điều đó từ bất kì chi tiết nào trong tác phẩm. Có lẽ Brisson là nhân vật phản diện duy nhất trong tác phẩm. Xét cho cùng thì hắn không hẳn là nhân vật phản diện, so với nhân vật khác thì Brisson chỉ đáng ghét ở tính đố kị và tinh thần bảo thủ. Vì tính ích kỉ cá nhân mà không màng đến quyền lợi của người khác, sự độc đoán của hắn xét cho cùng thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ đáng ghét chứ không phải là thâm độc. Marc Levy thêm nhân vật này vào tác phẩm nhằm gây ra một số trở ngại cho Laureen. Từ những trở ngại nho nhỏ càng làm sáng hơn vẻ đẹp của Laureen.

Bên cạnh tâm hồn trong sáng nhân vật trong tiểu thuyết Marc Levy còn xây dựng những con người có tính cách cao thượng. Trong cuộc sống họ chỉ biết cho đi mà không hề mong muốn nhận lại. Mối quan hệ được xuất phát từ chính tình cảm chân thành vốn có của con người. Tất cả dường như đạt tới chuẩn mực cái đẹp hoàn mĩ. Những nhân vật như thế không những xuất hiện trong tiểu thuyết Nếu em không phải một giấc mơ Gặp lại mà trong các tiểu thuyết còn lại ta cũng thấy xuất hiện hàng loạt những nhân vật như thế. Ta có thể kể ra hàng loạt ở đây trong tiểu thuyết Em ở đâu là Philip và Susan, Bảy ngày cho mãi mãi là Lucas và Zofia,

Kiếp sau là Jonathan và Clara, Bạn tôi tình tôi là Mathias và Antoine, Những đứa con của tự do là những người trẻ tuổi đã phải tranh đấu giữa gông xiềng với khát khao cháy bỏng để trở thành những đứa trẻ của tự do…. Tất cả họ đều là những thiên thần đáng yêu đáng mến. Nhà văn luôn xây dựng nhân vật trên tinh thần đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại [3; 127]. Ở nhân vật chính diện bao giờ ta cũng thấy vẻ đẹp được thể hiện với bút pháp lý tưởng. Vì vậy, nhân vật trung tâm ở đây là dạng nhân vật điển hình mà phần khái quát hóa thành công là hạt nhân tạo nên cấu trúc của nhân vật tư tưởng, nhân vật tư tưởng trong văn học cổ và văn học lãng mạn thường mang tính chất tượng trưng [3; 128].

Một phần của tài liệu chất thơ trong tiểu thuyết nếu em không phải một giấc mơ và gặp lại của marc levy (Trang 29 - 32)