a. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
20150 2016 2017 2018 2019 1 2 3 4 5 6 7 5.79 5.26 4.67 4.44 3.22 N trền vồắn ch s h uợ ủ ở ữ Bảng
Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu=
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, còn gọi là Tỷ số D/E (Debt to Equity ratio – DER) là tỷ lệ giữa vốn huy động bằng cách đi vay và vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của doanh nghiệp. Qua việc tính toán tỷ số nợ cho ta thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Tỷ lệ này được dùng để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty.
Nhìn vào biểu đồ tỷ lệ D/E trong 5 năm của công ty có xu hướng thay đổi là đi xuống theo từng năm với năm cao nhất là năm 2015 thì tỷ lệ này là 5.79 nhưng đến năm 2019 cũng là năm có tỷ lệ thấp nhất trong 5 năm chỉ còn 3.22. Vào năm 2015 tỷ lệ sử dụng nợ để đầu tư và phát triển của công ty là rất lớn so với vốn chủ sở hữu, nhưng có vẻ chính sách những năm nay của công ty đã thay đổi khi mà giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính lại mà phát hành cổ phiếu để làm tăng vốn chủ sở hữu lên. Vì tỷ lệ nợ tăng thì cũng là việc rủi ro cho công ty tăng cao hơn vậy nên công ty đã thay đổi chính sách của mình trong những năm gần đây. b. Hệ số nợ trên tổng tài sản 2015 2016 2017 2018 2019 0.7 0.72 0.74 0.76 0.78 0.8 0.82 0.84 0.860.85 0.84 0.82 0.82 0.76 N trền t ng tài s nợ ổ ả Bảng
Hệ số nợ trên tổng tài sản =
Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản là một tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn chung trong 5 năm thì tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1, cao nhất là năm 2015 với tỷ lệ là 0.85 và tỷ lệ nợ trên tài sản của HBC đang có xu hướng giảm xuống theo từng năm, ở năm 2019 là năm có tỷ lệ thấp nhất đạt 0.76. Nhìn vào biểu đồ tỷ lệ này thì các tổ chức tín dụng sẽ rất thích công ty và hạn mức tín dụng của công ty sẽ tăng lên hàng năm vì đây là một tỷ lệ an toàn và khả năng trả nợ của HBC là khá cao. Tỷ lệ này ngày càng giảm xuống chứng minh rằng doanh nghiệp ngày càng vay ít đi và khả năng tự chủ tài chính ngày càng tốt hơn nhưng bên cạnh đó thì HBC vẫn sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả vì tỷ lệ này tuy giảm qua từng năm nhưng lượng giảm không chênh lệch nhau quá lớn giữa các năm.
c. Khả năng trả lãi vay
2015 2016 2017 2018 2019
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay 250,229,927 860,431,845 1,339,548,6301,101,320,907849,324,906 Chi phí lãi vay 129,763,438 145,159,760 265,822,089 306,437,744 322,425,276
Khả năng trả lãi
vay 1.93 5.93 5.04 3.59 2.63
Bảng
Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:
Tỷ số khả năng trả lãi =
Nợ phải trả Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn.
Nhìn vào bảng số liệu phía trên thì ta sẽ thấy khả năng trả lãi vay của HBC tổng quan là đều lớn hơn 1 cho thấy tình hình trả lãi vay của công ty là hoàn toàn có khả năng. Vào năm 2016 là công ty có tỷ lệ trả lãi cao nhất đạt 5.93 tức là thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp cao gấp 5.93 lần chi phí trả lãi, tuy năm 2015 là năm có tỷ lệ này thấp nhất nhưng đó cũng là một con số rất tốt đối với HBC khi tỷ lệ này đạt 1.93. Nhưng từ năm 2017 trở đi thì tỷ lệ này giảm liên tục và đến năm 2019 thì tỷ lệ trả lãi này còn đạt 2.63, con số này vẫn là một số lý tưởng cho việc trả lãi và tạo độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của HBC. Vấn đề dẫn đến khả năng trả lãi thấp của công ty là do chi phí lãi vay của công ty vẫn tăng hàng năm nhưng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại liên tục giảm kể từ năm 2017, một phần là do công ty kinh doanh kém hiệu quả so với trước đây và tình hình thị trường khi chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng liên tục.