Xác định thực trạng nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại công ty cổ phần may xuất nhập khẩu thái bình (Trang 59 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích thực trạng tạo động lực lao độngt ại Công ty Cổ phần May

2.2.1. Xác định thực trạng nhu cầu của người lao động

Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu Thái Bình hiện nay chưa tiến hành các hoạt động đồng bộ xác định nhu cầu của người lao động để làm căn cứ xây dựng các biện pháp tạo động lực cho người lao động thông qua việc thỏa mãn nhu cầu. Công ty chưa thấy được nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp bách của phần lớn người lao động nên gặp khơng ít khó khăn khi xây dựng các biện pháp hỗ trợ, tạo động lực cho người lao động. Chính vì vậy các biện pháp của Cơng ty đưa ra cịn chung chung, áp dụng cho toàn bộ người lao động mà chưa có sự sắp xếp, thứ tự ưu tiên áp dụng biện pháp nào trước, biện pháp nào sau, với mỗi kỳ thì áp dụng những biện pháp nào. Để hồn thiện cơng tác tạo loại đối động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu Thái Bình, tác giảđã tiến hành khảo sát ý kiến người lao động về nhu cầu của họ. Số phiếu khảo sát phát ra là 150 và thu về 150 phiếu hợp lệ đủ mang tính đại diện cho đa số lao động làm việc tại Công ty. Trên cơ sở lý thuyết về các bậc nhu cầu của Maslow, tác giả đưa ra 9 nhu cầu cơ bản của người lao động: thu nhập cao và thỏa đáng, chế độ phúc lợi tốt; công việc ổn

định; điều kiện làm việc tốt; quan hệ trong tập thể tốt, có cơ hội học tập nâng cao trình độ, có cơ hội thăng tiến, công việc phủ hợp với khả năng sở trường, được tham gia các hoạt động và hóa văn nghệ. Tác giả đã khảo sát nhu cầu của người lao động chia thành nhóm: nhóm cơng nhân (120 phiếu) và nhóm nhân viên hành chính (30 phiếu). Với mỗi nhu cầu, người lao động sẽ lựa chọn thang điểm từ 1 đến 9 ứng với nhu cầu cần thiết và quan trong nhất. Từ đó, tác giả tổng hợp sốđiểm và kết qua cụ thể của từng nhóm, đánh giá mức độ nhu cầu ưu tiên từ 1 đến 9. Số 1 ứng với nhu câu cần thiết và quan trọng nhất, và thứ tự thứ 9 ứng với nhu cầu ít cần thiết và ít quan trọng nhất.

Bng 2.3. Bng kho sát nhu cu và mức độ nhu cu của ngươi lao động trong Cơng ty C Phn May xut nhp khu Thái Bình

Nhóm

Nhu Cu Cơng nhân

Nhân viên hành chính

Thu nhập cao và thỏa đáng 1 1

Chế độ phúc lợi tốt 9 2

Công việc ổn định 8 3

Điều kiện làm việc tốt 6 4

Quan hệ trong tập thể tốt 5 6

Có cơ hội học tập nâng cao trình độ 3 8

Có cơ hội thăng tiến 4 9

Công việc phù hợp với khảnăng sởtrường 2 7 Được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật 7 5

Ghi chú

Từ thứ 1 Từ thứ 9

(Ngun: S liu kho sát ca tác ginăm 2019)

Nhóm cơng nhân: Nhu cầu "Thu nhập cao và thỏa đáng" là nhu cầu cần thiết và quan trong nhất, nhu cầu “Công việc phù hợp với khả năng sở trường" xếp thứ 2, nhu cầu “ Có cơ hội học tập nâng cao tình độ" xếp thứ 3, tiếp đến là nhu cầu "Có cơ hội thăng tiến" và các nhu cầu khác. - Nhóm nhân

viên hành chính: Nhu cầu "thu nhận cao và thảo đáng" xếp vị trí ưu tiên quan trọng nhất, tiếp đến lần lượt là các nhu cầu: “Chế độ phúc lợi tốt", "Cơng việc ổn định", “Điều kiện làm việc tốt...Có thể nhận thấy rằng lương. thưởng vẫn là vấn đềđược quan tâm nhất trong số những nhu cầu của người lao động. Kết quả khảo sát cho thấy: mỗi nhóm lao động khác nhau có mức độ nhu cầu ưu tiên khác nhau. Cụ thể: nhóm cơng nhân và nhóm nhân viên hành chính lựa chọn nhu cầu" thu nhập cao và thỏa đáng" là ưu tiên quan trọng nhất, cho thấy vấn đề về lương thưởng luôn là vấn đề mà nhân viên trong công ty rất quan tâm. Với nhóm cơng nhân - đội ngũ nhân viên nịng cốt này là nhóm lao động. Vì thế, sau nhu cầu về thu nhập, họ có nhu cầu được làm việc đúng khả năng sở trường. Bên canh đó, họ có sức trẻ và chí tiến thủ nên cũng có nhu cầu được học tập nâng cao trình độ, Với nhóm nhân viên hành chính: sau nhu cầu về thu nhập, họ mong muốn chế độ phúc lợi, công việc ổn định, điều kiện làm việc tốt... nhóm này thường là nhóm mong muốn ổn định làm việc, những nhu cầu của họ mang tính thiết thực và cư bản. Dựa trên kết quả của công tác xác định nhu cầu của người lao động, tác giả nhận thấy phần với mỗi nhóm lao động có nhu cầu ưu tiên khác nhau. Đây cũng là những căn cứ xác đáng để Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu Thái Bình có thể tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động và tạo động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại công ty cổ phần may xuất nhập khẩu thái bình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)