* Cơ cấu vít me – đai ốc trượt Ưu điểm:
- Độ chính xác truyền động cao, tỷ số truyền lớn. - Truyền động êm, có khả năng tự hãm, lực truyền lớn. - Thiết kế nhỏ gọn, gia công đơn giản.
Nhược điểm:
- Bánh răng bị mòn bởi ma sát theo thời gian làm giảm hiệu suất hoạt động.
Hình 2.14 Trục vít me – đai ốc trượt
* Truyền động đai
Là cơ cấu truyền động nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. Cấu tạo gồm 3 bộ phận: Bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai. Hoạt động theo nguyên lý: Khi bánh dẫn quay thì nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn quay theo. Dây đai thì có loại có răng và không có răng và đều được làm từ vật liệu tạo ma sát tốt. Truyền động bằng
dây đai cũng là bộ truyền cơ khí được sử dụng sớm nhất và vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay trong các ứng dụng máy in 3D, máy khâu hoặc là trong các hộp số vô cấp trong xe máy, ô tô.
Hình 2.15 Truyền động đai
Ưu điểm:
- Có thể truyền động giữa các trục xa nhau. - Hiệu suất truyền động tốt.
- Hoạt động êm, giá thành rẻ, chi phí bảo dưỡng thấp. - Kết cấu vận hành đơn giản.
- Không cần phải bôi trơn. Nhược điểm:
- Khi vận hành nhiều thì dây đai có thể bị kéo dãn.
- Có thể xuất hiện hiện tượng trượt đàn hồi giữa dây đai và pulley hoặc ròng rọc dẫn đến tỉ số truyền bị thay đổi.
- Nhiệt độ ứng dụng bị giới hạn. * Truyền động xích
Được cấu tạo từ dây xích và nhông xích (hay còn gọi là đĩa xích) dẫn truyền lực. Thường được ứng dụng để truyền chuyển động từ các động cơ như băng chuyền, băng tải, hộp giảm tốc hoặc là bộ truyền động trong xe máy.
Hình 2.16 Truyền động xích
Ưu điểm:
- Có thể làm việc khi quá tải đột ngột, hiệu suất cao hơn, không có hiện tượng trượt.
- Không đòi hỏi phải căng xích. Nhược điểm:
- Khi vào khớp và ra khớp, các mắt xích xoay tương đối với nhau và bản lề xích bị mòn, gây nên tải trọng phụ thụ động.
-Khi làm việc tạo ra tiếng ồn.
-Cần phải bôi trơn thường xuyên và phải có bộ phận điều chỉnh xích.