Tín hiệu IGT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN TOYOTA CAMRY 2.5Q (Trang 32 - 34)

ĐÁNH LỬA ĐỘNG CƠ XE TOYOTA CAMRY 2.5Q 2015

Tín hiệu IGT

Trong đó:

1. Tín hiệu tốc độ động cơ NE 2. Tín hiệu vị trí trục khuỷu G 3. Tín hiệu tải

4. Tín hiệu vị trí bướm ga

5. Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát 6. Tín hiệu điện áp ắc quy

7. Tín hiệu kích nổ

+ Hệ thống đánh lửa điện tử ESA có bộ chia điện

Hệ thống đánh lửa này là một trong số các kiểu hệ thống đánh lửa có góc đánh lửa điều chỉnh theo một chương trình trong bộ nhớ của ECU, sau khi nhận các tín hiệu từ các cảm biến như cảm biến tốc độ NE, cảm biến vị trí trục khuỷu G, cảm biến nhiệt độ khí nạp...ECU sẽ phát ra tín hiệu đánh lửa cho IC đánh lửa để điều khiển việc đánh lửa, tạo tia lửa phân phối đến các bugi theo thứ tự làm việc và các chế độ tương ứng của các xy lanh thông qua bộ chia điện.

Nguyên lí hoạt động của hệ thống đánh lửa điện tử dùng bộ chia điện như sau:

Sau khi nhận các tín hiệu từ các cảm biến, bộ điều khiển điện tử ECU sẽ xử lí các tín hiệu và đưa ra các xung tín hiệu phù hợp với góc đánh lửa sớm tối ưu đã được lưu trong bộ nhớ để điều khiển Transitor T2 đóng ngắt.

Cực E của Transitor mắc nối tiếp với điện trở R2 có giá trị nhỏ, cảm biến dòng sơ cấp kết hợp với bộ kiểm soát góc ngậm điện để hạn chế dòng sơ cấp trong trường hợp dòng sơ cấp tăng cao hơn quy định. Khi T2 ngắt, bộ phát xung hồi tiếp IGF sẽ dẫn và ngược lại khi T2 dẫn bộ phát xung IGF sẽ tắt. Quá trình này tạo ra các xung IGF và được gửi lại ECU để báo cho ECU biết hệ thống đánh lửa đang hoạt động. Ngoài ra xung IGF còn có tác dụng để mở mạch phun xăng, nếu xung IGF bị mất các kim phun sẽ ngừng phun trong vài giây

+ Hệ thống đánh lửa điện tử ESA không dùng bộ chia điện (hệ thống đánh lửa trực tiếp)

Hệ thống đánh lửa không dùng bộ chia điện hay hệ thống đánh lửa trực tiếp cũng là hệ thống đánh lửa có góc đánh lửa sớm được điều khiển bằng một chương trình lưu trong bộ nhớ của ECU. Trong đó các biến áp đánh lửa được sử dụng cho từng bugi hoặc cho từng cặp bugi. Hệ thống đánh lửa này có những ưu điểm sau:

Không còn bộ phân phối điện cao áp nên không còn khe hở trên đường dẫn cao áp.

Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng và phải chế tạo bằng vật liệu cách điện tốt như bộ phân phối, chổi than, nắp chia điện.

Không có sự đánh lửa giữa 2 dây cao áp gần nhau khi xảy ra hiện tượng đánh lửa sớm (xảy ra với động cơ nhiều xy lanh).

Phân loại: Hệ thống đánh lửa trực tiếp được phân thành:

Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng biến áp đánh lửa cho từng bugi đánh lửa.

Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng biến áp đánh lửa cho từng cặp bugi đánh lửa.

+ Hệ thống đánh lửa trực tiếp sử dụng bô bin đơn

Hệ thống đánh lửa này phân phối trực tiếp điện cao áp đến các bugi mà không dùng bộ chia điện. Do sử dụng mỗi biến áp cho mỗi bugi nên tần số hoạt động của biến áp ít vì vậy các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp không nóng, kích thước của biến áp được thu nhỏ và được gắn dính với nắp chụp của bugi đánh lửa.

Nguyên lí hoạt động:

ECU động cơ nhận các tín hiệu từ các cảm biến của động cơ sau đó xử lí đưa ra các tín hiệu vào các Transitor công suất để tạo ra các tín hiệu IGT. Các tín hiệu IGT được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự nổ của động cơ. Cuộn sơ cấp của các biến áp đánh lửa này rất nhỏ (< 1) và trên mạch sơ cấp không sử dụng điện trở phụ vì các xung điều khiển đã được điều chỉnh sẵn trong ECU. Vì vậy không được thử trực tiếp điện áp 12V với loại này.

Sơ đồ mạch đánh lửa sử dụng bộ đánh lửa trực tiếp như hình 1. 13

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN TOYOTA CAMRY 2.5Q (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)