Một số đánh giá về quản lý và sử dụng VKD của Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện i (Trang 56 - 61)

phần tư vấn Xây dựng điện I

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện I cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, chính vì vậy ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý công ty luôn chú trọng việc quản lí và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, đặc biệt từ khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần và bước đầu đã đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tương đối tối.

+Thứ nhất: Năm 2016 mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm

so với đà tăng từ năm 2014 – 2016 nhưng công ty vẫn duy trì được hoạt động của mình, đảm bảo chi trả các khoản chi phí nói chung cũng như lương cho công nhân viên nói riêng, đó là một dấu hiệu đáng mừng trong tình hình kinh tế khó khăn kéo theo hàng loạt doanh nghiệp phá sản như hiện nay.

+Thứ hai: Công ty đã tiến hành lập khấu hao tài sản cố định cho từng

năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp công ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá

nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn được giao.

+Thứ ba : Hiệu suất sử dụng, tỷ suất sinh lời trên vốn cố định, vốn lưu động giảm dần qua các năm nhưng vẫn được đánh giá là tương đối tốt so với số liệu ngành.

+Thứ tư : Tỷ trọng các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty

đang dịch chuyển theo hướng hợp lý.

+ Thứ năm : Trong suốt thời gian hoạt động Công ty đã không ngừng

phấn đấu mang lại lợi ích cho xã hội góp phần vào công cuộc CNH, HĐH đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho không ít người lao động, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

+Thứ sáu : Công ty cũng tích cực thực nghĩa vụ của mình đối với Nhà

nước. Được thể hiện qua các khoản nộp và ngân sách Nhà nước như : Thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất, lệ phí chuyển tiền,…

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân

+Thứ nhất : Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn ( 83,17 năm 2014, 81,5%

năm 2015 và 82,45% năm 2016). Việc dự trữ một khoản tiền lớn như thế công ty sẽ chủ động hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh rủi ro không có khả năng thanh toán nhưng khi đó sẽ sinh lãi ít hơn

+Thứ hai: Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu còn nhiều bất cập.

Cụ thể là các khoản phải thu khách hàng luôn chiếm trên 80% trong các khoản phải thu ngắn hạn. Tốc độ tăng của các khoản phải thu rất lớn cho thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, gây ứ đọng vốn làm giảm vòng quay vốn lưu động và do đó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Do đó, Công ty cần xem xét kỹ hơn về các khoản bị khách hàng chiếm dụng và có những giải pháp hạn chế phù hợp, đưa ra những phương pháp

thanh toán hợp lý hơn. Công ty nên có phương án thu hồi các khoản nợ một cách nhanh chóng mà phù hợp để nâng tốc độ VLĐ và một phần để trả bớt nợ vay ngắn hạn nhằm giảm bớt khoản chi phí lãi vay.

+ Thứ ba: Công tác tiêu thụ hàng tồn kho của công ty ngày càng có xu

hướng giảm đi, các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng. Công nợ phải thu còn tồn đọng khối lượng lớn, vốn bị chiếm dụng trong khi phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.

+ Thứ tư : Chi phí quản lý doanh DN còn cao. Trong những năm tiếp

theo Công ty cần phải có những biện pháp thiết thực để nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty

+Thứ năm : Hiệu quả sử dụng vốn chung và các loại vốn nói riêng, tỷ

suất sinh lời đều có xu hướng giảm từ năm 2014– 2016. Trong năm 2016 hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giảm. Sở dĩ như vậy là do doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng chậm so với sự gia tăng vốn cố định bình quân. Như vậy một hạn chế cơ bản là tài sản cố định đầu tư mới đã không phát huy được tác dụng. TSCĐ hầu như tăng liên tục từ 2014 – 2016, song lợi nhuận lại lại giảm.

+Thứ sáu : Chi phí giá vốn hàng bán cao công ty cần phải chú trọng

hơn nữa trong việc tìm các nhà cung cấp có uy tín, giá thành hạ cho mình để tiết kiệm khoản chi phí này.

Nguyên nhân khách quan

Do ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2014 – 2016, công ty cổ phần tu vấn xây dựng điện I cũng chịu ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến kỳ thu tiền bình quân,vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu cũng như tỷ suất sinh lời của công ty.

Bên cạnh đó định hướng phát triển kinh tế đất nước, các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thuế, lãi suất,…của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, cơ cấu nguồn vốn, chi phí tài chính và tác động trực tiếp lên lợi nhuận thu được của công ty.

Ngoài ra khi hội nhập vào nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh trong nước ngày càng quyết liệt, thị trường xây dựng ngày càng có nhiều sự hiện diện của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước khiến công ty phải cạnh tranh trong môi trường khốc liệt, nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi công ty phải đầu tư nguồn vốn của mình một cách hợp lý hơn.

Nguyên nhân chủ quan

Công ty chưa làm tốt công tác thu hồi công nợ là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, một bộ phận lớn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng. Kéo theo là tình trạng vay nợ từ các tổ chức tài chính và hệ thống ngân hàng của công ty và tất nhiên công ty phải chi trả lãi vay cho những khoản vay này. Công ty đã thực hiện phân loại công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp giải quyết rõ ràng, triệt để công nợ khó đòi.

Trình độ cán bộ quản lý của công ty nhìn chung vẫn còn hạn chế, bộ máy quản lý còn nhiều cồng kềnh, hiệu quả quản lý thấp. Trình độ chuyên môn của công ty còn nhiều hạn chế như mức độ hiện đại trong máy móc, thiết bị, đội ngũ cán bộ đa phần là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế, số lượng cán bộ gửi đi đào tạo thêm còn ít, nhiều cán bộ chưa tích cực học tập, trong điều kiện khoa học ngày càng phát triển mà vẫn có thái độ ỷ lại, thụ động.

Công ty chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra những giải pháp đúng đắn.

Các tài sản cố định mới đầu tư ít được sử dụng do khối lượng công việc tăng không đáng kể, máy móc thiết bị mới hầu như ít được dùng trong khi đó vẫn phải tính và trích khấu hao đối với số máy móc thiết bị mới này. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy VCĐ bình quân tăng nhanh trong khi doanh thu tăng và lợi nhuận lại giảm là một hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều nhưng không đem lại hiệu quả do đó kéo theo nhiều chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN

XÂY DỰNG ĐIỆN I

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện i (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)