Hoạt động TMĐT diễn ra dưới sự tham gia chủ yếu của ba nhóm sau: (1) doanh nghiệp (B - business), (2) chính phủ (G - Government), (3) người tiêu dùng hay khách hàng (C – Customer). Các giao dịch điện tử tiến hành ở các cấp độ khác nhau như: Giữa các doanh nghiệp với người tiêu thụ: nhằm mục đích là dẫn tới việc người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà không cần
tới cửa hàng; Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: trao đổi dữ liệu, mua bán, thanh toán hàng hóa và dịch vụ, mục đích đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm vào các mục đích: mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến, các dịch vụ quản lý (thuế, hải quan…), thông tin; Giữa người tiêu thụ và các cơ quan chính phủ: các vấn đề về thuế, dịch vụ hải quan, phòng dịch… hay thông tin từ hai phía; Giữa các chính phủ: trao đổi thông tin.
Từ các cấp độ đó thì chúng ta có thể phân loại các mô hình TMĐT theo đối tượng sau: nhóm 1: Doanh nghiệp tới các đối tượng khác, nhóm 2: chính phủ tới các đối tượng khác, nhóm 3: khách hàng tới các đối tượng. Bên cạnh phân loại mô hình TMĐT theo đối tượng thì có rất nhiều kiểu phân loại khác nhau như: theo mức độ số hóa, mức độ doanh thu, phương thức kết nối… Nhưng phân chia theo đối tượng tham gia TMĐT vẫn được sử dụng nhiều nhất.
Hiện nay, trên thế giới các mô hình TMĐT theo đối tượng tham gia được sử dụng nhiều trong kinh doanh nông sản là hai kiểu mô hình B2B (Business to Business) và B2C (Business to Customer).
1.2.1 Mô hình B2B (Business to Business)
B2B (Business to Business) là loại hình thức giao dịch được thực hiện giữa các thành viên của chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một đối tác kinh doanh khác bằng việc sử dụng phương tiện điện tử qua mạng Internet, Intranet và Extranet. Mô hình B2B thường được hiểu là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử, mạng viễn thông đặc biệt là Internet giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp; nhưng theo nghĩa rộng thì mô hình B2B còn bao gồm cả hoạt động TMĐT trong doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh nghiên cứu hoạt động tiêu thụ hàng nông sản trong phạm vi khóa luận này thì chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình B2B theo nghĩa hẹp.
1.GỬI THÔNG TN SẢN PHẨM 2.
Biểu đồ 1.1. Mô tả mô hình TMĐT B2B
Bảng1.1. Các mô hình B2B trong nông nghiệp.
Mô hình kinh doanh Ví dụ Miêu tả Mô hình doanh thu Phân phối điện tử
muahoaonline.com Công ty cung cấp trực tiếp sản phảm nông sản và dịch vụ tới các doanh nghiệp cá nhân (có catalogs trực tuyến) Bán hàng Sàn giao dịch farms.com sannongnghiep.org Là thị trường số hóa độc lập nơi cá nhà cung cấp có thể tiến hành các giao dịch Phí giao dịch (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2017))
Mô hình B2B trong tiêu thụ nông sản thường được thực hiện ở hai mô hình kinh doanh là phân phối điện tử và sàn giao dịch.
Mô hình B2B phần lớn được ứng dụng trong lĩnh vực cung ứng, quản lý kho hàng, quản lý phân phối, quản lý thanh toán. Các phương thức TMĐT
INTERNET CÔNG TY BÁN CÔNG TY MUA 2. XEM THÔNG TIN SẢN PHẨM
3. ĐẶT MUA SẢN PHẨM 4. NHẬN ĐẶT HÀNG, XỬ
LÝ ĐƠN HÀNG VÀ GỬI HÀNG ĐI
B2B chủ yếu là phương thức lấy công ty làm trung tâm, phương thức nhiều người mua/bán với nhiều người mua/bán.
Phương thức lấy công ty làm trung tâm.
Trong phương thức này, hoạt động của Mô hình B2B diễn ra như sau: Bên bán xây dựng trang Web, kênh bán hàng riêng biệt thông qua mạng Extranet cho đối tác là doanh nghiệp. Người bán hàng ở đây có thể là doanh nghiệp sản xuất, cũng có thể là nhà phân phối bán hàng cho người bán buôn, người bán lẻ, hoặc đối tác kinh doanh. Cả hai đều cùng đề cập tới một người bán và nhiều khách hàng tiềm năng. Cả người tiêu dùng cuối cùng và người tiêu dùng là doanh nghiệp sử dụng cùng một thị trường. Trong phương thức này thì có ba cách bán hàng trực tuyến: bán hàng từ catalogs điện tử, bán hàng theo kiểu đấu giá, bán trực tiếp theo mối quan hệ một – một.Phương thức lấy công ty làm trung tâm trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thường gắn với website công ty, trong đó cách bán hàng chủ yếu là bán hàng từ catalogs điện tử.
Phương thức nhiều người mua/bán với nhiều người mua/ bán (TMĐT giữa các doanh nghiệp).
Đây là quá trình hoàn thiện đơn đặt hàng, hậu cần và quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa. Đầu tiên là hậu cần điện tử cho doanh nghiệp có nghĩa là hoạt động có liên quan đến quản lý sự chuyển động của sản phẩm hay là phân phối đúng sản phẩm tới đúng vị trí và đúng thời gian, với mức giá hợp lý.
Thứ hai, hoàn thiện đơn đặt hàng là cung cấp cho khách hàng cái mà họ muốn và đúng thời hạn, mà còn cung cấp cho họ những dịch vụ có liên quan. Quá trình hoàn thiện đơn đặt hàng gồm: xác định chắc chắn việc khách hàng sẽ thanh toán; kiểm tra sẵn sàng hàng trong kho; sắp xếp lịch vận chuyển; bảo
hiểm; Sản xuất theo yêu cầu; dịch vụ nhà máy; mua bán và lưu trữ hàng hóa; liên hệ với khách hàng, trả lại hàng hóa.
Thứ ba, quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (SCM) là lập kế hoạch, tổ chức, phân phối tất cả các hoạt động trong chuỗi cung cấp hàng hóa, nó đem lại sự thành công lớn cho hầu hết các doanh nghiệp thực hiện TMĐT. Mô hình B2B còn thường sử dụng ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nhằm trao đổi thông tin dữ liệu giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trong tiêu thụ nông sản phương thức này được mô tả trên mô hình kinh doanh sàn giao dịch. Các sàn giao dịch cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho nông sản, cung cấp hệ thống quản lý chuỗi sản phẩm, các nông sản của công ty được sàn giao dịch sắp xếp, tổ chức cho phù hợp, cung cấp hệ thống phần mền quản lý kho hàng giúp các doanh nghiệp xác định và cân đối số lượng nông sản.
1.2.2 Mô hình B2C (Business to Customers)
Mô hình B2C là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, theo đó, các công ty sẽ bán hàng hóa hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình B2C còn được biết đến với tên gọi là bán lẻ trực tuyến. Doanh nghiệp ở đây có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc đại lý. Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất trong TMĐT nói chung và TMĐT trong nông nghiệp nói riêng. Nguồn gốc phát sinh từ những yêu cầu mua, bán lẻ hàng hóa rao trên mạng.
Bảng1.2. Các mô hình B2C trong nông nghiệp
Mô hình Hình thức Ví dụ Miêu tả Mô hình
doanh thu Cổng Nhà bán lẻ trực tuyến Adayroi.com Cửa hàng bán lẻ trực tuyến nơi khách hàng có thể mua hàng vào mọi lúc mà không phải đi ra khỏi nhà hoặc văn phòng. Bán hàng Doanh nghiệp truyền thống bán TMĐT
Muahoaonline.com Kênh phân phối hàng trực tuyến cho công ty có cửa hàng truyền thống. Bán hàng Nhà sản xuất phân phối trực tuyến
Pfarm.vn Nhà sản xuất phân
phối trực tiếp qua môi trường mạng
Bán hàng
Người tạo
lập thị
trường
Homegrowcow.com Kinh doanh trên môi trường mạng bằng cách sử dụng Internet để tạo ra thị trường Phí giao dịch (Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017))
Các mô hình mua hàng cho phép tổng quát được sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Những mô hình này cho phép tạo ra sự thống nhất giúp cho doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian xử lý các yêu cầu của khách hàng khác nhau và qua đó hỗ trợ khách hàng mua bán thuận tiện hơn. Mô hình kinh doanh có thể được xây dựng từ phía khách hàng hoặc từ phía doanh nghiệp.
Mô hình thương mại điện tử B2C từ phía khách hàng.
Quá trình mua hàng của khách hàng bắt đầu từ hoạt động tiền mua hàng, sau đó là mua hàng và cuối cùng là bước hậu mua hàng.
Hoạt động tiền mua hàng bắt đầu từ việc nghiên cứu và tìm kiếm sản phẩm dịch vụ, sau đó người tiêu dùng sẽ thực hiện các phép so sánh và lựa chọn sản phẩm trên các tiêu chí tiêu thụ khác nhau. Cuối cùng là đàm phán về các điều khoản mua hàng: Giá cả, giao hàng.
Tiếp đó là hoạt động mua hàng. Sau khi đàm phán thì khách hàng xác nhận đơn đặt hàng, khách hàng thực hiện thanh toán khi xác nhận cơ chế thanh toán. Khách hàng nhận được sản phẩm vẫn chưa kết thúc quá trình mua hàng, sau đó còn là dịch vụ và hỗ trợ khách hàng sau mua hàng.
Mô hình thương mại điện tử B2C từ phía công ty.
Mô hình TMĐT B2C từ phía công ty mô tả chu trình quản lý việc mua hàng của khách hàng, tức là các hoạt động công ty thực hiện để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong quá trình mua hàng: hoàn thành đơn hàng và giao hàng cho khách hàng và thực hiện các hoạt động hậu cần cho hoạt động kinh doanh.
Quản lý đơn hàng trong TMĐT B2C không đơn thuần là việc cung cấp những gì họ yêu cầu theo đúng thời điểm phù hợp mà còn cung cấp các dịch vụ khách hàng có liên quan. Quá trình thực hiện đơn hàng trong TMĐT bao gồm nhiều hoạt động, có những hoạt động thực hiện cũng lúc đòi hỏi phải thực hiện từng bước. Các hoạt động như sau: Đảm bảo việc thanh toán của khách hàng; kiểm tra hàng hóa có trong kho; chuyển hàng; Bảo hiểm; Sản xuất; Các dịch vụ của nhà máy; mua và công tác kho vận; liên lạc với khách hàng; hoàn trả (hậu cần ngược); còn có hai hoạt động dự báo nhu cầu, kế toán.