Kinh nghiệm tiêu thụ nông sản có ứng dụng thương mại điện tử của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình ứng dụng thương mại điện tử của công ty trách nhiệm hữu hạn dalat hasfarm cho tiêu thụ nông sản tại mộc châu – sơn la (Trang 34 - 85)

của các quốc gia trên thế giới

1.3.1 Trung Quốc

Trung Quốc là một trong số những quốc gia đi đầu trong kinh doanh bằng TMĐT ở Châu Á, với nền tảng là một nước có số người sử dụng Internet là 731 triệu người, chiếm 53,2% tổng dân số (2015) trong đó có khoảng 695 triệu người Trung Quốc sử dụng Internet qua điện thoại di động [5;20]. Đây là thị trường tiềm năng cho phát triển TMĐT với doanh thu ước đạt 672,01 tỷ USD năm 2015, tăng 42,1% so với cùng kỳ 2014 và chiếm khoảng 15,9% tổng doanh thu bán lẻ của Trung Quốc [5;20,21]. TMĐT ở Trung Quốc nổi tiếng với ông lớn Alibaba cùng trang web www.taobao.com kinh doanh trên lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó TMĐT được ứng dụng trong nông sản ở Trung Quốc cũng đang có sự phát triển nhanh chóng. Năm 2012, ở Trung Quốc có khoảng 260.6 nghìn doanh nghiệp TMĐT và tới nay con số này đã cán mốc 1 triệu doanh nghiệp [28;5]. Hiện nay, TMĐT nông nghiệp của đất nước này thường sử mô hình TMĐT B2C, B2B để cung ứng sản phẩm, đồng thời quảng cáo trên các trang mạng. Các sản phẩm được cung ứng chủ yếu tại thị trường nay là: sản phẩm từ sữa, trái cây, rau quả, sản phẩm thủy sản cũng như cung cấp thông tin của nhóm sản phẩm nông nghiệp này.

Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp xây dựng các trang web cung cấp thông tin liên quan đến nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp. Các trang Web như: www.3nong.com, www.nongshang168.com, www.cnhnb.com được xây dựng để cung cấp thông tin dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ chuyển phát trong nông nghiệp, nhưng không cung cấp dịch vụ trao đổi. Trang eb ZhongNong net ork được coi là một trang TMĐT nông nghiệp lớn nhất dựa trên việc cung cấp thông tin về truy xuất nguồn gấp, cung cấp giá nông sản bán buôn, thông tin về dịch vụ nông nghiệp liên quan.

Một số trang TMĐT nông nghiệp dựa trên mô hình TMĐT B2B cung cấp các giao dịch nông sản như Alibaba (www.1688.com) cung cấp thực phẩm và các sản giao dịch rau quả, gạo, trà, thức uống,… Trang eb Huicong (www.HC360.com) là sàn giao dịch các loại hạt giống, thức ăn gia súc, thực phẩm.

Các mô hình kinh doanh TMĐT B2C ở Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Một số ví dụ như: www.benlai.com , www.youcai.com , www.tootoo.cn là các trang mạng cung cấp thực phẩm nông nghiệp sạch. Trong đó, trang eb Benlai là trang TMĐT nông nghiệp đứng đầu về doanh thu, con số lên tới 5394 tỷ USD (2015) [28;8]. Benlai còn tận dụng thế mạng quảng bá trên các website lớn của Trung Quốc như: echat, baidu cùng với hình thức thanh toán tiện lợi qua thẻ hoặc thu khi nhận hàng, benlai.com đã thể hiện được sự vượt trội hơn các trang TMĐT khác trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, TMĐT trong nông nghiệp tại Trung Quốc cũng gặp những thách thức nhất định, đặc biệt là việc cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng bằng dịch vụ chuyển phát.

Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nông nghiệp ứng dụng TMĐT là đa dạng các mô hình, nếu theo mô hình B2C là cần có sự quan tâm đến Marketing mix đặc biệt là chính sách chiêu thị; dịch vụ vận chuyển cần đặc biệt chú trọng bởi nông sản là sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, dễ dập nát; đối với B2B thì cần sự hợp tác liên kết các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng ở Việt Nam cần tiên phong xây dựng các trang TMĐT phục vụ truy xuất nguồn gốc nông sản trên sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng.

1.3.2 Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia có số lượng người sử dụng Internet cao nhất thế giới, tỷ lệ này lên tới 86.9% tổng dân số (năm 2015) [27]. Năm 2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Mỹ đạt tới con số 251.9 tỷ USD, chiếm 7.4% tổng doanh thu bán lẻ của cả nước [5;20]. TMĐT tại Mỹ nổi tiếng với

sự phát triển lâu đời của trang web amazon.com, ban đầu như là một hiệu sách trực tuyến, nhưng nhanh chóng đã đa dạng hóa sang lĩnh vực bán lẻ: bán cả DVD, CD, tải nhạc MP3, phần mềm máy tính, trò chơi video, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ, thực phẩm, và đồ chơi. Ngoài Amazon TMĐT Mỹ còn nổi tiếng với các trang thương mại điện tử khác như eBay.com; Walmart.com, bestbuy.com, Costco.com… Các trang eb này đều năm trong top 10 các website TMĐT lớn nhất thế giới.

Ở Mỹ, phát triển TMĐT trong nông nghiệp dưới nhiều mô hình khác nhau. Chúng ta có thể thấy mô hình TMĐT đa nhà cung cấp như Homegrowncow.com cung cấp sản phẩm thịt và phô mai nổi tiếng ở Mỹ. Mô hình này không đòi hỏi người nông dân phải quan tâm đến việc tiêu thụ thịt của mình như thế nào mà cần tập trung sản xuất. Homegrowcow.com cho phép người nông dân chấp nhận đơn đặt hàng của người tiêu dùng, họ sẽ thanh toán đơn hàng đã đặt qua thẻ thanh toán, đơn hàng khi được chuyển đến tay người tiêu dùng thì cùng lúc đó người nông dân được trang web trả tiền. Điều quan trọng khi thực hiện các mua bán điện tử này là việc nông dân khẳng định được chu trình sản xuất của mình đảm bảo an toàn để lấy được lòng tin từ phía người tiêu dùng. Khách hàng mua sản phẩm tại đây có thể được nhận hàng tại nhà hoặc có thể đến các trang trại của các chủ mà mình đã đặt mua để nhận hàng. Dịch vụ chuyển phát sẽ được người tiêu dùng tự chọn: giao hàng địa phương, giao hàng bằng tàu hoặc máy bay…

Mô hình TMĐT B2C trong nông nghiệp tiêu biểu ở Mỹ là Locally Grown (locallygrown.net). Thị trường này cung cấp các sản phẩm thực phẩm tươi sống và làm cho nó dễ tiếp cận hơn với người dân địa phương. Trên trang TMĐT này, cho phép nông dân có thể mô tả sản phẩm của mình bằng cách đăng hình ảnh sản phẩm, cũng như quá trình sản xuất sản phẩm. Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận được hàng là một trong những nhược điểm của mô

hình B2C Locally Grown. Việc đặt hàng tương đối dễ dàng với người tiêu dùng, hạ chọn sản phẩm, số lượng và người sản xuất; hệ thống đặt hàng ở đây giống như những giỏ hàng trên các Website bán hàng khác. Mô hình này đã có tại 26 bang trên toàn nước Mỹ, doanh thu của từng tiểu bang đạt 261 triệu USD năm 2015 [26;186].

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào việc xây dựng niềm tin với khách hàng vào các sản phẩm đủ chất lượng, cách tiếp cận với sản phẩm ở góc độ từng địa phương (có sự phù hợp về sở thích, nhu cầu) sẽ giúp các sàn giao dịch nông nghiệp tạo nên sự chú ý với các đặc tính riêng của các dòng sản phẩm.

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH DALAT HASFARM VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, SẢN XUẤT NÔNG SẢN TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA

2.1. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử Dalat Hasfarm

2.1.1. Giới thiệu Dalat Hasfarm

Vào năm 1993, Thomas Hooft một người Hà Lan yêu hoa đi tìm đến Đà Lạt để trồng hoa và phát triển nghề trồng hoa.Thomas Hooft đã phát triển dự án trồng hoa tại Đà Lạt, công ty Dalat Hasfarm ra đời năm 1994.

Dalat Hasfarm là tên thương mại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Agrivina với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ban đầu dự án được triển khai trên diện tích là 28ha đất đồi vùng ngoại ô Đà Lạt, đến nay Dalat Hasfarm đã mở rộng quy mô sản xuất với ba nông trại với tổng diện tích khoảng 300ha nằm ở độ cao khách nhau từ 1000 đến 1500 mét so với mực nước biển. Công ty đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính hiện đại, chế độ chăm bón, độ gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng được lập trình và theo dõi bằng máy tính giúp Dalat Hasfarm trở thành nhà cung cấp hoa hàng đầu Việt Nam.

Năm 2003, Dalat Hasfarm được đánh giá là một trong năm dự án nước ngoài đầu tư có hiệu quả nhất tại Đà Lạt, Năm 2004, Dalat Hasfarm được vinh dự trở thành thành viên duy nhất của Việt Nam tại Hiệp hội Hoa thế giới. Dalat Hasfarm năm lần đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao từ năm 2012 - 2017.

2.1.2. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Dalat Hasfarm

2.1.2.1. Hoạt động sản xuất

Một, về quy mô sản xuất

Năm 2014, Dalat Hasfarm có diện tích trồng hoa lên tới 60ha trồng hoa công nghệ cao trên tổng diện tích khoảng 300ha trồng hoa các loại. Sau 20 năm kể từ khi thành lập với 2ha diện tích trồng hoa tại đường Nguyễn Tử

Lực, Dalat Hasfarm đã mở rộng quy mô gấp 150 lần. Diện tích trồng hoa của công ty ngày càng mở rộng tăng từ 20 – 25ha/ năm trong 3 năm gần đây. Không chỉ tăng trưởng về quy mô, Dalat Hasfarm còn mở rộng công nghệ trên diện tích hiện đã có, diện tích trồng hoa dưới hệ thống nhà kính năm 2016 đã đạt tới con số 100ha. Mở rộng sản xuất bằng cách liên kết với nông dân có đất, có lao động giúp cho công ty không quá tốn kém cho chi phí thu mua hoặc thuê đất, mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Với quy mô trên số lượng nhân viên của công ty cũng tăng theo từng năm. Từ năm 2012 đến năm 2015, số lượng cán bộ công nhân viên tăng từ 1000 công nhân viên lên tới 2100 người. Năm 2016, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 2500 người, trong đó số lao động chủ yếu là 1800 lao động. Quy mô sản xuất và lao động tăng nhanh tương đương sự phát triển của công ty trong thời gian qua.

Hai, về sản phẩm.

Dalat Hasfarm cung cấp cho thị trường các loại hoa chậu và hoa cắt cành và lá trang trí, một số loại hoa trang trí. Các sản phẩm hoa cành chủ lực của công ty là: Hoa hồng, lily, cẩm chướng, hoa cúc, cát tường, tulip, calimero, thủy tiên. Diện tích trồng hoa cắt cành chiếm tới ½ diện tích trồng hoa của công ty, đây là các sản phẩm chủ lực. Sản phẩm hoa chậu gồm có: thu hải đường, cúc lớn, hồng môn, đồng tiên, lily, dâm bụt, sống đời, cúc pico, ớt kiếng, trạng nguyên, tulip, nguyệt quế, dã yến thảo. Các sản phẩm khác như lá trang trí và các loại hoa trang trí là sản phẩm phụ thêm của công ty nhằm phục vụ dịch vụ cung cấp hoa trang trí tại các cửa hàng của công ty, và khách hàng mua lẻ. Sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng, là một trong những chiến lược về sản phẩm giúp Dalat Hasfarm thành công.

Bước 1: Xử lý giồng

Nhập khẩu ngọn cây mẹ.

Trồng ngọn cây mẹ và sản xuất giống tử

Kiểm tra chất lượng,chọn lọc đóng gói, lưu kho giống

Ươm ngọn giống trong vườn ươm.

Bước 2: Xử lý hoa cành/ hoa chậu Thu hoạch hoa cành, xử lý tại vườn.

Thu hoạch hoa chậu đạt tiêu chuẩn

Vận chuyển từ nhà kính ra khu đóng gói

Chọn lọc cành hoa chất lượng, ngắt lá, bó, lót đệm

Cắt tỉa lá đối với hoa chậu

Chọn và đóng gói theo đơn đặt hàng

Bước 3: Bảo quản và Vận chuyển

Đặt thùng vào công - ten - nơ

Phun khí lạnh giảm nhiệt độ

Vận chuyển ra sân bay hoặc dùng xe chuyên dụng chuyển hàng tới các địa

phương. Ba, về quy trình sản xuất.

Hình 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm hoa tại Dalat Hasfarm.

(Nguồn: Tổng hợp phòng kinh doanh công ty) Quy trình sản xuất của Dalat Hasfarm tuân thủ các điều kiện của các bộ tiêu chuẩn của Quốc gia và tiêu chuẩn của Hội hàng Việt Nam chất lượng cao.

Quy trình sản xuất của Dalat Hasfarm vượt trội với sự đầu tư hệ thống nhà kính, màng mái, hệ thống tưới phun mưa, hoặc phun sương tự động tạo ra các sản phẩm có chất lượng, năng suất cao từ đó xây dựng niềm tin đối với khách hàng.

2.1.2.2.Hoạt động kinh doanh

Một, về chiến lược Marketing.

Dalat Hasfarm với 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh hoa, công ty khẳng định thương hiệu của mình bằng các chiến lược Marketing rõ ràng.

Đầu tiên là chính sách sản phẩm. Ở Dalat Hasfarm, tập trung vào các sản phẩm mà thị trường có nhu cầu lớn như hoa cành, hoa chậu. Hoa cành phù hợp với đa số các thị trường, sản phẩm chủ lực của nhóm hoa này là hoa hồng (9 triệu cành/ năm chiếm 6% sản lượng hoa cành năm 2016), hoa cúc (6,8 triệu cành/năm, chiếm 4.5% sản lượng hoa cành năm 2016). Sản phẩm hoa chậu được thị trường ưu chuộng nhất là cúc chậu (430.000 chậu/ năm) và sống đời (500.000 chậu/ năm). Đây là hai dòng sản phẩm truyền thống của công ty, dòng sản phẩm này được công ty đầu tư cải tiến công nghệ về giống để kéo dài chu kì sản phẩm. Mỗi chủng loại hoa, Dalat Hasfarm cung cấp nhiều loại màu khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng và từ đó cũng làm cho chu kì sản phẩm lâu hơn. Đối với các sản phẩm hoa cành công ty luôn chăm chút cho quá trình bảo quản sản phẩm nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. Sản phẩm sau khi được cắt trồng từ nhà kính thì hoa được đem đến sơ chế, cắt bỏ lá và bó thành bó sau đó là đóng vào palet được bảo quản ở nhiệt độ là 4C giúp hoa giữ ở trạng thái lý tưởng.

Các sản phẩm mới luôn được Dalat Hasfarm đầu tư nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho các sản phẩm của mình. Năm 2014, công ty cho ra sản phẩm hoa cành thủy tiên; năm 2015, hoa Calimero được trồng theo công nghệ sạch được ra mắt, với 4 màu: đỏ, hồng, trắng, xanh. Đây là sản phẩm được đầu tư công nghệ tiên tiến và là một trong những sản phẩm tiềm năng, sẽ là trọng tâm sản xuất trong những năm tới. Các dòng sản phẩm mới của Dalat Hasfarm được tung ra thị trường đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong cuộc sống hiện đại, họ mong muốn có được màu sắc rực r trong không gian sống của mình và công ty đã và đang đáp ứng được ước muốn ấy.

Sản phẩm của Dalat Hasfarm được đóng gói vào bao bì ni – long với các lỗ thoáng đảm bao cho hoa không bị bí và héo. Trên bao bì sản phẩm,

công ty đã giúp khách hàng ghi nhớ và nhận diện sản phẩm của mình bằng logo “Dalat Hasfarm”, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, địa chỉ và số điện thoại của công ty. Bao bì sản phẩm đã phát huy được hiệu quả sử dụng và thông tin nhận diện được sản phẩm cũng như công ty. Tuy nhiên, bao bì của Dalat Hasfarm vẫn còn là sản phẩm túi ni - long ảnh hưởng đến môi trường. Với các sản phẩm hoa cành, hoa chậu đa dạng, Dalat Hasfarm còn cung cấp các sản phẩm hoa trang trí, hoa bó làm quà tặng trong các dịp lễ tết, hay những ngày kỉ niệm.

Chính sự đa dạng về sản phẩm mà các chiến lược về giá của Dalat Hasfarm cũng thay đổi theo từng giai đoạn của sản phẩm.

Đối với các loại hoa cành giá, sản phẩm không biến động vào các dịp thường ngày, vào dịp lễ, tết giá tăng nhẹ khoảng từ 10 - 15% giá bán ngày thường.

Bảng 2.1. Giá các sản phẩm hoa cành và chậu trên thị trường trong

nước của Dalat Hasfarm tháng 12/2016.

Loại sản phẩm Đơn vị tính Giá bán trên thị trường

Hoa Hồng Đồng/cành 4.000

Hoa cúc Đồng/ bó 30.000

Hoa Calimero Đồng/bó 30.000

Hoa lily Đồng/cành 25.000

Hoa sống đời Đồng/ chậu 80.000 Hoa lily chậu Đồng/ chậu 100.000 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh tháng 12/2016 - Phòng kinh doanh công ty)

Các sản phẩm hoa được thiết kế bán tại các showroom hay trang web của công ty có giá giao động từ 200.000 đồng/bó đến 1.000.000 đồng/bó với các sản phẩm hoa tươi. Các sản phẩm hoa chậu có giá rẻ hơn, từ 120.000 đồng/ chậu đến 700.000 đồng/chậu. Giá các sản phẩm hoa tươi và hoa chậu

trên so với thị trường tại các chợ là cao gấp 1 đến 1.5 lần. Chiến lược giá cao đi cùng với chất lượng sản phẩm của Dalat Hasfarm từ đó tạo lòng tin của người tiêu dùng.

Dalat Hasfarm xây dựng cho mình một hệ thống phân phối trải dài trên cả nước. Mạng lưới phân phối mà Dalat Hasfarm áp dụng là tổ hợp kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Năm 2016, Dalat Hasfarm có 5 trung tâm phân phối hoa tươi trực tiếp cho khách hàng bán buôn tại các thành phố lớn: Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình ứng dụng thương mại điện tử của công ty trách nhiệm hữu hạn dalat hasfarm cho tiêu thụ nông sản tại mộc châu – sơn la (Trang 34 - 85)