Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistic sở một số công ty và bài học

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 29 - 36)

học rút ra

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của công ty Vinafco Logistics

Công ty Vinafco Logistics có tiền thân là Công ty vận tải Trung Ương trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Sau khi được cổ phần hoá vào đầu năm 2001, công ty đã đi vào hoạt động chuyên về cung ứng các dịch vụ logistics. Lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty là vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải hàng hoá. Bên cạnh đó công ty còn cung ứng các dịch vụ như: kinh doanh kho bãi, cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, dịch vụ thông quan và xuất nhập khẩu hàng hoá...

Dịch vụ kho bãi:

Vinafco Logistics hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diện tích mặt bằng là 30.000m2, vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và

phân phối hàng hoá vào khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các kho này đều nằm ở đường vành đai Hà Nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới với các mặt hàng: Sơn, Sữa, Dầu nhờn, Sôđa...

Công ty đang thực hiện cung cấp các phần mềm nghiệp vụ quản lý kho hàng theo mô hình quản lý hiện đại cho khách hàng, giúp khác hàng các thông tinh liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ.

Vinafco Logistics thực hiện tư vấn và triển khai hệ thống mã vạch cho từng mặt hàng với các thông số chính xác và đầy đủ, các dữ liệu này được lưu trữ trong Cơ Sở Dữ Liệu và được dự phòng định kỳ, với phương pháp này sẽ giúp khách hàng quản lý hàng hóa một cách nhanh chóng, chặt chẽ và có độ tin cậy cao.

Dịch vụ phân phối hàng hoá.

Là một hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics, đội xe của Vinafco Logistics với hàng trăm xe tải từ 0,5 tấn đến 2,5 tấn hàng ngày đang vận chuyển hàng nghìn tấn hàng hoá từ các trung tâm tiếp vận, các nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng và thu gom hàng hoá theo chiều ngược lại đảm bảo tiến độ, chất lượng và thông tin thông suốt trong quá trình phân phối.

Dịch vụ giao nhận hải quan và xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm:

 Tư vấn thủ tục hải quan

 Tổ chức thực hiện các thủ tục giao nhận tại cảng, cửa khẩu

 Đóng gói, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá

 Tư vấn đàm phán, ký kết hợp đồng XNK theo uỷ thác của khách hàng.

 Tổ chức thực hiện các hợp đồng uỷ thác XNK

Dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu

Vinafco Logistics hiện đang cung ứng các mặt hàng nguyên liệu, lương thực cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất trong nước với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, hàng được giao tại kho của khách hàng với khối lượng theo yêu cầu, bao gồm các mặt hàng: Cung ứng cát Cam Ranh, than, thạch cao, penspat, cát khuôn đúc, đá vôi, bột đá các loại, muối, sôđa, phân bón, sắt thép xây dựng, ngô, sắn lát, nguyên liệu cho thức ăn gia súc...

Dịch vụ vận tải

 Dịch vụ vận tải đa phương thức

Công ty đang cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức các loại hàng hoá thông thường và hàng hoá đặc biệt từ kho đến kho trong nước bằng việc liên hiệp các phương thức vận chuyển đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và bốc xếp hàng hoá đảm bảo tiến độ.

 Vận tải quốc tế quá cảnh

Là đơn vị có chức năng vận tải quá cảnh sang Lào, Trung Quốc, Campuchia, là đại lý cho nhiều hãng tàu, hãng hàng không, công ty có đội ngũ xe vận chuyển hàng hóa quá cảnh đa dạng cả về xe thường và xe chở container, đội ngũ lái xe nhiều kinh nghiệm, thông thuộc mọi tuyến đường mạng lưới các nhà thầu phụ đặt ở các nước.

Khu vực thị trường trọng điểm của công ty: Đó là một số công ty sản xuất kinh doanh trong nước như: Công ty TNHH XD&TM Hà Nội, Công ty Dutch Lady Việt Nam, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, công ty TNHH Dầu Nhớt và Hoá chất Việt Nam, công ty TNHH Korea Panel...

Chính sách giá cả của công ty: Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ logistics khép kín,công ty đang áp dụng chính sách giá linh hoạt, khách hàng sử dụng càng nhiều loại hình dịch vụ của công ty thì sẽ được các khoản ưu đãi về giá. Đối với các đại lý và người tiêu dùng cuối cùng, công ty áp dụng chính sách giá theo chi phí vận chuyển. Ngoài ra công ty còn áp dụng chính sách giá giao hàng theo vùng.

Vinafco Logistics là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ logistics điển hình ở Việt Nam. Mỗi dịch vụ cụ thể mà công ty cung cấp đều mang lại hiệu quả rất thiết thực. Tính khép kín, gắn kết, khớp nối thông tin và tiết kiệm chi phí cao cho khách hàng là thước đo được các khách hàng đánh giá rất cao.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Vinalines là công ty điển hình của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng và phát triển nhất trong các dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Các dịch vụ chính công ty cung cấp là:

 Vận tải container nội địa tuyến Bắc-Nam và ngược lại

 Vận tải container tuyến nước ngoài

 Vận tải container bằng đường bộ

 Vận tải hàng khô bằng đường biển

 Vận tải dầu sản phẩm bằng đường biển

 Vận tải đa phương thức

 Cho thuê tàu định hạn

 Dịch vụ kho bãi

 Bốc xếp hàng hóa

 Dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải đường biển, môi giới hàng hải

 Dịch vụ vận tải đa phương thức

 Dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc vận chuyển giao nhận, lưu kho và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa.

Bảng 1.1: Sản lượng vận tải của công ty qua các năm

Loại vận tải Sản lượng vận tải biển Sản lượng vận tải nước ngoài Sản lượng vận tải nội địa Sản lượng vận chuyển container Năm Tr.tấn Tỉ Tấn Km Tr.tấn Tỉ TấnKm Tr.tấn Tỉ Tấn Km TEU 2013 20,3 51,9 2014 21,4 54,9 2015 23 59,8 17,9 55 3,4 4,7 578.743 2016 24,9 75,1 21 69,7 3,9 5,5 488.387

Như vậy sản lượng các loại vận tải đều tăng qua các năm. Chủ yếu là vận tải biển mà trong đó sản lượng vận tải nước ngoài chiếm phần lớn. Sản lượng vận tải của công ty chiếm khoảng 40%-50% sản lượng vận tải biển của Việt Nam.

Giai đoạn 2005-2009 Tổng công ty có 79 tàu (tương ứng 884.521 DWT) gồm 9 tàu container với tổng trọng tải là 6.102 TEU, năng lực đội tàu đạt 14 tấn/DWT/năm. Giai đoạn nay doanh thu hàng năm của tổng công ty tăng 8-21%/năm. Năm 2000, doanh thu tăng 2,16 lần so với năm 1995, đạt 4270 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt khoảng 326 tỷ đồng.

Giai đoạn 2010-2014, Tổng công ty có 103 tàu (tương ứng 1,2 triệu DWT), trong đó 43 tàu mua lại và 10 tàu đóng mới. 3290 bến đã được cải tạo và xây dựng để tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT đến 40.000 DWT, đưa tổng chiều dài bến của Vinalines lên tới 8603m, nâng năng suất cuối năm 2005 lên 3125 tấn/m bến. Năm 2005, tổng doanh thu toàn công ty đạt 10500 tỷ đồng với tổng lợi nhuận khoảng 700 tỷ. Giai đoạn này, Vinalines cũng triển khai các dự án đầu tư vào kho bãi, ICD, phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động hàng hải: Xây dựng tòa nhà Ocean Park cao 19 tầng, liên doanh với tập đoàn STC Hà Lan xây dựng trung tâm đào tạo thuyền viên tại Hải Phòng.

Năm 2015, toàn công ty đã vượt mục tiêu đề ra với tổng doanh thu đạt 11242 tỷ đồng, lợi nhuận vào khoảng 551 tỷ đồng.

Năm 2016, tổng công ty đã mua 30 tàu với tổng trọng tải 752.814 DWT, tổng mức đầu tư là 630 triệu USD,, đưa vào khai thác có hiệu quả 4 tàu đóng mới tại công ty đóng tàu Bạch Đằng với tổng trọng tải là 90.000 DWT. Tổng doanh thu của toàn công ty đạt 14.641 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 861 tỷ đồng.

Như vậy đến cuối năm 2016, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải tại thời điểm 31/12/2016 đạt khoảng 2,1 triệu DWT. Trong đó, tàu hàng khô là 113 chiếc với tổng trọng tải 1.616.293 DWT; tàu dầu 8 chiếc với tổng trọng tải 298.188 DWT; tàu container 13 chiếc với tổng trọng tải là 140.914 DWT. Lượng tàu biển của toàn công ty là khá lớn và trong đó có tới 60% đội tàu tham gia vận tải quốc tế.

Năm 2017, công ty liên kết với MAERSK A/S (Đan Mạch) xây dựng bến cảng cho tàu từ 80.000-100.000 DWT.

Khách hàng của tổng công ty hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài: Anh, Pháp, Singapore, Nhật,…

Tổng công ty vẫn chưa có cảng trung chuyển quốc tế vì thế đều phải qua các cảng trung chuyển của nước ngoài như Singapore, Nhật Bản… Điều này đã làm tăng chi phí vận tải và giảm một lượng doanh thu lớn của toàn công ty.

Với thực trạng kinh doanh ngành dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải biển, tổng công ty hàng hải Việt Nam vẫn đứng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng nhất trong chuỗi dịch vụ logistics

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics:

Một là, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản pháp luật phù hợp điều chỉnh các hoạt động có

liên quan đến logistics và dịch vụ logistics, tạo môi trường thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển các dịch vụ logistics.

Hai là, hình thành những tổng công ty, công ty mạnh đủ thế và lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics. Đối với một số đại gia trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam như: Vinafco, Sotrans, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines...thì cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện các dịch vụ logistics mà mình đang cung ứng cho khách hàng đồng thời mở rộng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ logistics nhằm hướng tới cung ứng cho khách hàng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói.

Ba là, định hướng liên doanh, liên kết trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ logistics vừa và nhỏ có kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics nhưng chưa có đủ thế và lực cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trọn gói thì cần liên kết lại với nhau, chuyên môn hoá theo mặt mạnh của mỗi công ty.

Bốn là, đầu tư phát triển các dịch vụ logistics nội địa, liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài, dần mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam cung cấp toàn bộ dịch vụ logistics nội địa; tiếp thu công nghệ kĩ thuật, trình độ quản lý, kinh nghiệm... khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp logistics toàn cầu. Cụ thể là trước hết doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nội địa sẽ liên kết với các công ty logistics nước ngoài để tiếp nhận công nghệ, tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ vốn. Sau đó sẽ phát triển kinh doanh dịch vụ logistics một cách độc lập.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics theo hướng chính quy, chuyên nghiệp.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH YASKAWA ELECTRIC VIỆT NAM TỪ 2012-2016

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)