Bằng cách chỉ sử dụng 208 (80%) mẫu để training VGGNet và giữ lại 52 (20%) mẫu khác để testing hiệu suất của mô hình đã cho thấy những thách thức vì các mô hình một lượng lớn dữ liệu để tạo ra bộ trọng số chính xác. Cải thiện SSA bằng cách thêm trọng số quán tính để cân bằng giữa quá trình thăm dò toàn cục và sàng lọc cục bộ đã cho thấy những hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng hội tụ của giải thuật tối ưu. Đồng thời, để giải quyết bài toán lựa chọn đặc trưng, việc sử dụng các transfer function (TF) S-shaped và V-shaped có thể chuyển đổi các giá trị liên tục trong giải thuật SSA sang dạng nhị phân một cách hiệu quả. Để tìm ra hàm TF tốt nhất cho giải thuật SSA với dữ liệu hình ảnh bạch cầu, các tiêu chí như độ chính xác, số lượng đặc trưng và giá trị hàm mục tiêu cũng được thống kê và nghiên cứu.
Phương pháp kết hợp được sử dụng trong luận văn này để phân lớp hình ảnh tế bào bạch cầu đã tạo ra hai mục tiêu quan trọng trong học máy: độ chính xác cao và số lượng đặc trưng nhỏ. Việc giảm số lượng 25 nghìn đặc trưng được trích xuất từ VGGNet xuống khoảng 2 nghìn bằng giải thuật SSA cải tiến sẽ giúp tiêu thụ thời gian và tài nguyên tính toán ít hơn. Ngoài ra, độ chính xác từ các giải thuật phân loại tốt hơn so với việc dùng bộ đặc trưng ban đầu có thể là do một số ưu điểm của ISSA đối với các nhiệm vụ tối ưu hóa như hội tụ nhanh, khả năng cân bằng giữa giai đoạn thăm dò khai thác, khả năng thoát khỏi các nghiệm tối ưu cục bộ.
Việc sử dụng các giải thuật tối ưu hóa để lựa chọn đặc trưng cho thấy tiềm năng trong việc giải quyết các bài toán phân loại phức tạp. Hướng tiếp cận này có thể tiết kiệm tài nguyên tiêu thụ đồng thời tăng hiệu suất phân lớp. Hơn nữa, không nhất thiết rằng các mô hình sâu hơn mới hoạt động tốt hơn, điều này được nhận thấy khi chúng tôi so sánh với các mô hình phức tạp cao như Mobilenet. Thay vào đó, việc lựa chọn kiến trúc mô hình phù hợp nhất với dữ liệu hình ảnh của bài toán có thể ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất.
6
TỔNG KẾT
Trong chương này, chúng tôi xin trình bày các kết quả đạt được, những hạn chế và khó khăn trong quá trình làm luận văn và hướng phát triển trong tương lai của đề tài sau khi kết thúc luận văn.
Mục lục
6.1 Các kết quả đạt được . . . 45