HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng RSS Reader sử dụng công nghệ Web Service và AJAX (Trang 88 - 90)

Build Web service theo kiểu “Document – style”, việc phát triển theo hướng này, sẽ làm cho việc gửi và nhận sữ liệu từ web service nhẹ đi rât nhiều, đồng thời khắc phục được các hạn chế do việc xử lý chuỗi string – trước đây có dạng Xml document.

Phát triển thêm các chức năng vệ tinh xung quanh dịch vụ cơ bản ban đầu, như việc quản lý các thông tin về user, giúp họ có khả năng tùy biến mạnh mẽ hơn.

Đảm bảo tính bảo mật của thông tin.

Có khả năng xây dựng thành ứng dụng portal, có thể dễ dàng ghép vào các hệ thống có sẵn, và thực thi như một mảng của hệ thống đó.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tại công ty NetNam, nhóm sinh viên chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như rèn luyện được phương pháp làm việc khoa học. Chúng em đã nghiên cứu áp dụng được những công cụ như ngôn ngữ lập trình java, xml, xslt vào xây dựng một ứng dụng thực tế, đồng thời nghiên cứu và áp dụng vào đồ án những công nghệ mới nhất hiện nay như WebService và AJAX. Đồ án này đã giúp chúng em bước đầu làm quen với các đề tài khoa học, giúp chúng em tự đánh giá được kiến thức của bản thân và bổ xung thêm các kiến thức mới phục vụ cho công việc sau này của mình. Vì vậy, thời gian thực hiện đồ án vừa qua là khoảng thời gian rất có ích đối với chúng em là những sinh viên đam mê về kỹ thuật và phát triển những ứng dụng phần mềm, đem lại những kinh nghiệm vô cùng quý báu giúp chúng em tự tin hơn khi ra trường và công tác.

Do thời gian có hạn cũng như kiến thức và kinh nghiệm của chúng em còn hạn chế, trong quá trình thực hiện đồ án chúng em chỉ tập trung xây dựng những chức năng cơ bản nhất của một ứng dụng RSS Reader, đó là:

- Xem một tin tức cụ thể.

- Xem các tin tức được sắp xếp theo danh mục. - Xem các tin tức đước sắp xếp theo ngày tháng - Thêm hoặc xóa 1 danh mục.

- Thêm hoặc xóa 1 tin tức.

trên cơ sở nền tảng công nghệ mới vừa nghiên cứu. Vì vậy thời gian vừa qua chỉ là một giai đoạn tìm tòi, bổ sung, mở rộng kiến thức và xây dựng một ứng dụng nhằm mục đích thử nghiệm và nghiên cứu các công nghệ vừa tìm hiểu, do đó chúng em chưa có điều kiện hoàn thiện để tạo ra một ứng dụng thương mại hoàn chỉnh. Ứng dụng của chúng em chưa có khả năng cá nhân hóa cho người sử dụng, tức là chưa cho phép mỗi người sử dụng có thể tạo ra những danh mục tin tức riêng, sắp xếp tùy theo sở thích của mình, đồng thời chưa xây dựng được các tính năng như bảo mật thông tin, triển khai ứng dụng thành portal... Chúng em mong sau này có nhiều thời gian và kinh nghiệm thực tế hơn để những dự án chúng em tham gia trong tương lai sẽ khắc phục được những thiếu sót này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2006 Nhóm sinh viên

Tài liệu tham khảo

[1] O’Reilly – XSLT: Mastering XML Transformations. [2] O’Reilly – Java – Servlet Programming.

[3] O’Reilly – Web Services essentials: Distributed Applications with XML-RPC, SOAP, UDDI & WSDL.

[4] Eric Newcomer, Greg Lomow - Understanding SOA with Web Services © 2004.

[5] Dave Crane, Eric Pascarello with Darren James - Ajax in Action © 2006.

[6] O’Reilly – Java and SOAP: Building Web Services in Java. [7] w3schools – xslt Tutorial:

http://www.w3schools.com/xsl/xsl_languages.asp

[8] w3schools – xml Tutorial:

http://www.w3schools.com/xml/default.asp

[9] Addison_Wesley – Understanding Web Services: XML, WSDL, SOAP, and UDDI

[10] Morgan Kaufmann – Web Services and Service-Oriented Architectures: The Savvy Managers’ Guide @Team Lib

[11] Sanjiva Weerawarana, Francisco Curbera, Frank Leymann, Tony Storey, Donald F. Ferguson – Web Services Platform Architecture – SOAP, WSDL, WS+Policy, WS-Addressing, WS-BPEL, WS-Reliable Messaging, and More © 2005.

[12] Phạm Hữu Khang, Hoàng Đức Hải - Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server 2000 toàn tập – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

[13] Nguyễn Phương Lan, Hoàng Đức Hải – Lập trình ứng dụng Web với JSP/ Servlet – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng RSS Reader sử dụng công nghệ Web Service và AJAX (Trang 88 - 90)