Những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của báo mạng điện tử trên các

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 89 - 115)

trên các thiết bị di động tại Việt Nam hiện nay

Để thúc đẩy sự phát triển của báo mạng điện tử trên các thiết bị di động, mỗi cơ quan báo chí cần có hướng đi rõ ràng cho hoạt động sản xuất thông tin và đội ngũ người làm báo cũng cần nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp. Từ việc thay đổi cách viết, xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng đến cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nắm bắt được nhu cầu của công chúng để mang đến sự phù hợp cho báo mạng điện tử trên thiết bị di động.

3.2.1. Đối với cơ quan báo chí

3.2.1.1. Tập trung đưa thông tin có nội dung ngắn gọn và nổi bật

Báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có sự thay đổi về giao diện trang báo so với báo mạng điện tử cho máy tính, chứ chưa có sự khác biệt về nội dung thông tin (độ dài tin, bài và ảnh minh họa). Thiết bị có màn hình nhỏ như điện thoại di động, thông tin được tiếp cận theo chiều dọc nên yêu cầu tạo ra một nội dung riêng là tất yếu. Theo tác giả khóa luận, báo mạng điện tử cho thiết bị di động cần tập trung vào những chi tiết chính của nội dung bài viết, câu văn cô đọng, đúng trọng tâm để đảm bảo tốc độ truy cập và tránh cho độc giả không thấy nhức, mỏi mắt khi phải cuộn trang báo nhiều lần mới đọc hết nôi dung thông tin. Các sự kiện, vấn đề nên được cập nhật liên tục, thường xuyên, tránh đưa tin theo kiểu tin tức tổng hợp. Để thu hút độc giả đến với báo mạng điện tử cho thiết bị di động, các cơ quan báo chí cần chú trọng đến một số yêu cầu sau:

- Tiêu đề của tin, bài cũng như nội dung thông tin phải lôi cuốn, độc đáo và có nét riêng nhưng không khuyến khích các tít bài theo kiểu “giật gân”, “câu độc giả”. Nội dung thông tin cô đọng, sử dụng đoạn văn ngắn, câu văn ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo sự đầy đủ, tính chân thật và gây được ấn tượng với độc giả.

- Các cơ quan báo chí cần xây dựng một đội ngũ nhà báo, phóng viên chuyên sản xuất thông tin cho báo mạng điện tử trên thiết bị di động.

- Do đối tượng công chúng của báo mạng điện tử trên thiết bị di động chủ yếu là giới trẻ nên hình thức thể hiện cũng như nội dung thông tin cần gần gũi hơn với người sử dụng, bám sát vào những thời điểm mà họ có nhu cầu tiếp nhận thông tin trong ngày.

- Tin, bài của báo mạng điện tử trên thiết bị di động cần được cập nhật liên tục và thường xuyên. Ưu điểm của loại hình báo chí này là công chúng có

thể truy cập thông tin bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào, chính vì thế phải luôn có thông tin mới để có thể thu hút được độc giả.

3.2.1.2. Hạn chế tối đa nội dung quảng cáo trên báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động

Có thể nói, quảng cáo là “nguồn sống” của các tờ báo. Bởi quảng cáo mang lại một nguồn thu tương đối lớn cho các trang báo mạng điện tử và hiếm thấy một tờ báo nào ở Việt Nam không tồn tại nội dung quảng cáo. Song dù đã hạn chế quảng cáo cho báo mạng điện tử trên thiết bị di động nhưng với kích thước màn hình nhỏ như điện thoại di động thì việc xuất hiện quảng cáo đã gây ra sự khó chịu cho độc giả và cũng là một điểm yếu đáng kể trong nỗ lực thu hút độc giả đến với báo điện tử cho phiên bản di động của các cơ quan báo chí. Như vậy, nếu quảng cáo được hạn chế tối đa hay lược bỏ hoàn toàn, độc giả sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, vì khía cạnh kinh tế của quảng cáo mà các cơ quan báo chí khó có thể bỏ qua được.

Việc hạn chế tối đa quảng cáo cũng là cách để các trang báo mạng điện tử không cồng kềnh, đảm bảo nội dung thông tin và khả năng kết nối dữ liệu được nhanh hơn.

3.2.1.3. Bám sát nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí

Công chúng luôn là điều kiện để các tờ báo mạng điện tử tồn tại và phát triển. Dù báo mạng điện tử phát triển theo bất kỳ hình thức nào cũng cần xác định được đối tượng công chúng là ai, họ mong đợi điều gì ở một sản phẩm báo chí. Đó chính là những yếu tố quan trọng để “đo đếm” mức độ thành công của tờ báo. Có như vậy việc phát triển báo mạng điện tử cho thiết bị di động mới đạt được hiệu quả tối đa mà các cơ quan báo chí mong muốn.

Bàn về tâm lý tiếp nhận của công chúng với các loại hình báo chí, trong cuốn sách chuyên khảo “Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo” của PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra yêu cầu:

Công chúng báo chí, khi tiếp cận với sản phẩm báo chí, có tâm lý vừa muốn được tiếp cận khách quan với sự kiện vấn đề (không bị ai áp đặt, dẫn dắt, vừa muốn được tham khảo ý kiến đánh giá của nhà báo, của các chuyên gia giỏi, những người có uy tín và cả các nhóm người khác trong xã hội, để kiểm định và xác nhận tính đúng đắn trong nhận thức, thái độ và hành vi của họ với vấn đề họ đang đọc, nghe, xem. Vì vậy, yêu của một tác phẩm báo chí là phải có sự phối hợp giữa tính chủ quan và khách quan khi tác động đến công chúng. Các yếu tố khách quan bao gồm: những con số, chi tiết được mô tả một cách khách quan, lời nói của nhân vật được trích dẫn, các bức ảnh, đoạn phim tư liệu ghi hình tại hiện trường… Các yếu tố chủ quan có thể là: lời nhận định, phân tích, phán đoán của nhà báo, thái độ của nhà báo thể hiện qua cách diễn đạt, qua việc sắp xếp bố cục hay chọn các yếu tố ưu tiên… Khi phối hợp tốt tính khách quan và chủ quan trong tác phẩm báo chí, nhà báo có thể phối hợp linh hoạt đặc trưng của nhiều thể loại trong một tác phẩm báo chí [17, tr. 190].

Từ quan điểm trên, ta có thể thấy nắm bắt được nhu cầu cũng như tâm lý tiếp nhận của công chúng là vô cùng quan trọng. Đây chính là cách để xác định hiệu quả tuyên truyền và tác động của tờ báo đến độc giả từ đó có hướng điều chỉnh tin, bài cho phù hợp. Không có tờ báo nào có thể kiểm soát hay bắt ép công chúng đọc, xem, nghe bất kỳ thông tin gì. Vì vậy, việc hiểu được tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí không chỉ giúp tờ báo xây dựng được chiến lược duy trì và mở rộng đối tượng công chúng mà còn có thể đầu tư vào một chủ đề nào đó mà công chúng đặc biệt quan tâm. Để làm tốt được điều này, các cơ quan báo chí cần làm tốt các yêu cầu cụ thể sau:

Xác định rõ đối tượng công chúng: Việc xác định đối tượng công chúng

Qua đó khẳng định bản sắc của tờ báo điện tử đó. Việc xác định đối tượng công chúng góp phần giúp nhà báo, phóng viên hoàn thành vai trò của mình là để công chúng trở thành bạn đọc trung thành với tờ báo. Mặc dù mở rộng đối tượng công chúng với báo mạng điện tử là một mục tiêu cần phải nỗ lực đạt được nhưng không vì thế mà xa rời với nhiệm vụ chính và làm mất niềm tin ở công chúng. Hơn nữa việc luôn xác định rõ đối tượng công chúng còn làm cho các tòa soạn báo hạn chế được các bài viết chạy theo thị hiếu, giật gân, câu độc giả,… Bởi số lượng công chúng là một trong những thước đo phản ảnh hiệu quả hoạt động của tờ báo và luôn phản ánh đúng nhất chất lượng, tính chuyên nghiệp của tờ báo đó.

Đánh giá đúng mức độ hài lòng của công chúng: Việc làm này nhằm xác

định hiệu quả tác động một tờ báo đến công chúng. Công việc này cần được tiến hành một cách khoa học, định kỳ và có sự đối chiếu, so sánh qua mỗi giai đoạn, nhất là sau mỗi sự thay đổi và cải tiến mà tòa soạn thực hiện. Trong bối cảnh số lượng các trang báo mạng điện tử là rất lớn cùng với đó là sự gia tăng của việc tiếp cận thông tin qua các trang mạng xã hội thì việc thu nhận, phân tích, đánh giá ý kiến, phản hồi của công chúng trở nên vô cùng cần thiết. Hiểu được tâm lý của công chúng mỗi nhà báo, phóng viên sẽ biết nên viết như thế nào, biết được đâu là chủ đề, lĩnh vực được độc giả yêu thích để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp và làm tăng hiệu quả của cách đưa thông tin. Đây chính là điều mà các cơ quan báo chí cần đặc biệt lưu tâm khi phát triển báo mạng điện tử trên thiết bị di động cho cơ quan mình.

3.2.1.4. Cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo kỹ năng cho đội ngũ nhà báo và phóng viên

Việc cải tiến trang thiết bị kỹ thuật cho quy trình sản xuất thông tin và đào tạo kỹ năng cho nhà báo, phóng viên là việc làm cần thiết. Trong đó, cần:

-Thay đổi giao diện trang chủ và các chuyên mục một cách tối giản nhất cho báo mạng điện tử trên thiết bị di động.

-Có đội ngũ kỹ thuật chuyên thiết kế giao diện cho báo điện tử trên phiên bản di động. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần biết nắm bắt những thành tựu công nghệ trong hoạt động báo chí để ứng dụng cho hoạt động sản xuất thông tin cho thiết bị di động trên báo mạng điện tử của cơ quan mình.

-Mỗi tòa soạn cần xây dựng một đội ngũ làm báo chuyên sản xuất, biên tập và đăng tải các bài viết có nội dung đầy đủ nhất và cô đọng nhất cho báo mạng điện tử trên thiết bị di động.

Với yêu cầu thứ ba, tác giả Bảo Quyên cũng khẳng định:

Để làm được điều đó thì điều quan trọng trước hết là người phụ trách phiên bản di động phải có “tư duy mobile,” kế đó là việc đào tạo kỹ năng cho các phóng viên để có thể tác nghiệp linh hoạt với chiếc điện thoại di động của mình: họ có thể viết tin văn bản và cập nhật nội dung nhanh chóng cho tòa soạn, biết chụp ảnh, quay video và biên tập cơ bản bằng những ứng dụng trên điện thoại di động, thậm chí có thể sử dụng những ứng dụng truyền thông mới (new media) để tường thuật trực tiếp, truyền phát video trực tiếp (live streaming) lên thẳng website [7].

Để có thể làm tốt yêu cầu về đội ngũ riêng sản xuất thông tin cho thiết bị di động, mỗi tòa soạn nên có cho mình những chương trình đào tạo phù hợp.

Thứ nhất, quá trình đào tạo phải kết hợp giữa làm báo với sử dụng các thiết bị

kỹ thuật để sáng tạo nên tác phẩm báo chí đa phương tiện. Bởi các tác phẩm đa phương tiện hiện nay là rất hấp dẫn với phần lớn độc giả muốn đọc các bài viết có sự đa dạng các yếu tố hơn là các bài viết chỉ có chữ viết và hình ảnh thông thường. Thứ hai, chương trình đào tạo phải phát huy được hết khả năng của người học. Việc đào tạo nên được bắt đầu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường của các sinh viên báo chí, khi đó sinh viên sẽ có đủ thời gian để áp dụng những kiến thức mình học được vào thực tế. Trải nghiệm thực tế càng

nhiều thì cơ hội nghề nghiệp càng rộng mở sau khi sinh viên ra trường. Do đó, chương trình đào tạo cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao, tạo khả năng thích ứng nghề và thúc đẩy khả năng của mỗi người học. Đồng thời, chương trình đào tạo cần được triển khai cả trong nhà trường chính quy, tại các cơ quan báo chí và các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày. Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nhà báo là việc cần thiết. Tận dụng mọi cơ hội hợp tác với các cơ sở đào tạo truyền thông phù hợp, xây dựng chương trình đào tạo liên kết nhằm tạo thuận lợi cho người học cũng như đảm bảo chất lượng và tính thiết thực của chương trình [16].

3.2.2. Đối với đội ngũ nhà báo, phóng viên

Nhà báo và phóng viên chính là cầu nối đưa độc giả đến gần hơn với các sản phẩm báo chí. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ nhà báo, phóng viên khi sản xuất thông tin cho thiết bị di động trên báo mạng điện tử là ngoài kiến thức báo chí và kỹ năng hiện có thì cũng cần có những hiểu biết nhất định về các thiết bị kỹ thuật để phục vụ tốt nhất cho quá trình làm nghể của mình. Trong đó, người làm báo báo mạng điện tử cho thiết bị di động cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

-Nắm bắt xu thế phát triển báo mạng điện tử dành cho các thiết bị di động và có vốn hiểu biết nhất định về các thiết bị di động ấy.

-Nhà báo, phóng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, vốn tri thức phong phú, có kỹ năng nghề nghiệp và lòng yêu nghề.

-Trau dồi kỹ năng viết tin, bài ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung thông tin, đánh đúng tâm lý độc giả.

-Thường xuyên tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm sản xuất thông tin cho thiết bị di động trên báo mạng điện tử từ các trang báo điện tử trên thế giới. Đặc biệt là những trang báo điện tử có lượng truy cập bằng điện thoại di động lớn hơn lượng truy cập từ máy tính.

-Sự nhanh nhẹn, năng động và đa năng là những yếu tố cần có đối với người làm báo mạng điện tử, nhất là với người làm báo mạng điện tử cho các thiết bị di động.

Từ những yêu cầu chung trên, có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể sau:

Đội ngũ làm báo có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và lòng yêu nghề đáp ứng được công việc của tòa soạn

Trong hoạt động nghề nghiệp, nhà báo không chỉ bị chi phối bởi luật báo chí mà còn phải tuân thủ những chuẩn mực của đạo đức báo và làm việc theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan báo chí mình đang công tác. Việc đưa ra những quy định là để mọi hoạt động của nhà báo được theo khuôn phép và ngăn chặn, đề phòng những hành vi vi phạm của nhà báo, phóng viên.

Báo chí ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, ngày càng đa dạng các loại hình báo chí, đòi hỏi nhà báo hay phóng viên phải không ngừng học hỏi và tự hoàn thiện kỹ năng làm nghề của bản thân, tích lũy kiến thức xã hội, nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như trách nhiệm của người làm báo. Như vậy, làm báo là làm một nghề thực hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Nhà báo là người đưa thông tin đến gần hơn với công chúng, tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội.

Kiến thức sâu rộng, phong phú

Để mang đến cho độc giả những bài viết có sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, có những nhận định chuyên sâu và những đánh giá, phân tích khách quan về mọi vấn đề, đòi hỏi người làm báo phải có cho mình vốn kiến thức sâu rộng. Vốn kiến thức này có thể có được từ quá trình tác nghiệp, thực tế hiện trường, thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội; việc học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ các tờ báo trên thế giới; từ việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau như thông tin được đăng tải trên các mạng xã hội đến

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 89 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)