1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc nội thành của thủ đô Hà Nội nước ta. Quận được thành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số 69/NĐ-CP vào ngày 28 tháng 10 năm 1995 và được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch – văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội.[12]
Quận có diện tích là 24,01 km2; tiếp giáp phía Bắc với huyện Đơng Anh, phía Nam tiếp giáp quận Ba Đình, phía Đơng giáp với quận Long Biên và phía Tây giáp với huyện Từ Liêm. Hiện nay, quận có 8 phường bao gồm: phường Bưởi, phường Nhật Tân, phường Quảng An, phường Yên Phụ, phường Tứ Liên, phường Thụy Khuê, phường Xuân La và phường Phú Thương. Tính đến năm 2017 thì dân số quận là 152.800 người với mật độ dân số khoảng 6000 người/ km2.[11]
Về thiên nhiên – di tích văn hóa lịch sử, địa hình của quận tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Quận có Hồ Tây được coi là lá phổi của Thủ đơ cùng với đó mang lại vẻ đẹp thơ mộng cho thiên nhiên nơi đây. Hồ có diện tích 526 ha và được coi là thắng cảnh đẹp nổi tiếng tại đây.[11]
Quận có 63 di tích lịch sử văn hóa khác nhau góp phần làm nên tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Có thể kể đến các di tích: Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đình Yên Phụ, đền Đồng Cổ, chùa Tảo Sách,… Cùng với đó, quận Tây Hồ có nhiều làng tồn tại lâu đời với các nghề truyền thống như: đào Nhật Tân, trà sen Quảng An, làng nghề giấy Yên Thái, làng quất cảnh Tứ liên,… Với cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng với các di tích lịch sử, làng nghề lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của địa phương.[11]
Về kinh tế, có thể nói rằng kinh tế của quận ln có sự tăng trưởng khá cao. Năm 2016 quận đã góp phần vào tổng thu ngân sách là 2.634,425 tỷ đồng, đạt 199,02% so với dự kiến đã đặt ra cho năm 2016. Trong đó ngành thương mại, du lịch và dịch vụ đạt 31.044 tỷ đồng, đạt 103,1% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước. Khu doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 27.784 tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm trước. Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao nhưng đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ngành và đang có sự chuyển đổi để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.[15]
Năm 2017, quận có tổng thu ngân sách đạt 4.408,165 tỷ đồng, đạt 164,1% so với kế hoạch đã đề ra cho năm 2017. Trong đó khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 37.346,589 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm trước. Khu sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh đạt 718,316 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm trước.[9]
Về Công tác quản lý đất đai và đô thị, Ủy ban Nhân dân quận đã cấp 304 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, đạt 203% so với kế hoạch. Cùng với đó, chính quyền quận tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời các sai phạm để duy trì an ninh trật tự. Bên cạnh đó, chính quyền quận cũng có sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ mơi trường của đơ thị.[9]
Về văn hóa – xã hội, quận luôn quan tâm, tổ chức các hoạt động, công tác để giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội. Có thể kể tới như thương bệnh binh, gia đình của liệt sĩ, người nghèo, trẻ em có hồn cảnh khó
khăn. Năm 2018, quận đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Các hộ nghèo này bao gồm nhiều đối tượng như hộ không có người trong độ tuổi lao động, hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo, hộ đơn thân nuôi con nhỏ,… [9]
Cùng với đó là phong trào thi đua trong giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả tốt. Quận Tây Hồ lọt top 10 trong 30 quận huyện với 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại tốt trong ngành giáo dục. Trường công lập trên địa bàn quận có 21/25 trường đạt chuẩn của Quốc gia đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.[9]
Bên cạnh các thành tích trên các mặt kinh tế - văn hóa, xã hội thì quận vẫn cịn một số tồn tại và hạn chế nhất định trong công tác quản lý đất, đơ thị,… Tuy nhiên, chính quyền quận vẫn đang cố gắng phát triển quận để quận trở thành khu vực phát triển của Thành phố trung tâm và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước về các mặt để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận và góp phần vào sự phát triển của Thủ đơ, cả nước.[12]
CHƯƠNG 2
TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI MẸ ĐƠN THÂN