Tạo khuôn khổ mới cho quyền lực doanh nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ CHẤM DỨT CỦA QUYỀN LỰC QUỐC GIA (Trang 28)

II. Những tác động bất lợi của cty đa quốc gia dẫn đến sự chấm dứt quyền

2.4 Tạo khuôn khổ mới cho quyền lực doanh nghiệp

Tại Mỹ và các nước khác đã áp dụng mô hình của Mỹ, việc trao quyền kinh tế đã nghiêng quá về phía quyền lực tư nhân. Sự bất bình đẳng đã gia tăng cả về tác động kinh tế và đặc quyền hiển nhiên dành cho tầng lớp thượng lưu được trao quá nhiều quyền trong - và vượt ra khỏi pháp luật.

Không điều gì minh họa các lỗ thủng trong hệ thống Mỹ tốt như cuộc khủng hoảng tài chính gần đây trong đó một số thể chế lớn coi thường các quy định, lạm dụng sự tự do của họ, thuyết phục chính phủ giải cứu họ (mà không phải nạn nhân của họ), và sau đó tìm cách chặn trước những cuộc cải cách thực sự và quay trở lại với hầu hết các hoạt động đã khiến cho họ vướng vào rắc rối ngay từ đầu. Kết quả là sự phản ứng dữ dội với mọi điều từ phong trào chiếm phố Wall đến các cuộc biểu tình dân tộc chủ nghĩa chống lại toàn cầu hóa.

ExxonMobil, với doanh thu khoảng 350 tỷ USD trong năm 2011, hoạt động trên số quốc gia nhiều hơn hai lần một nước giàu có đáng kể như Thụy Điển. Trong 2010, chi tiêu quốc phòng của Thụy Điển bằng khoảng một phần sáu chi tiêu ngân sách của Exxon. Công ty năng lượng khổng lồ này có nhiều vốn tự do để phân phối trên toàn thế giới, có vai trò lớn hơn với đời sống kinh tế của nhiều quốc gia và huy động nhiều nguồn lực hơn để có được ảnh hưởng chính trị hơn cả Thụy Điển. Hãy tự hỏi: thực thể nào, Thụy Điển hay Exxon, có thể có tác động lớn hơn đối với kết quả của cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu hay thông qua các chính sách môi trường trên toàn thế giới?

So sánh kích thước của các công ty với các quốc gia nhận thấy rằng:

công ty lớn thứ 1000 trên thế giới có doanh thu thường niên lớn hơn GDP của 57 nền kinh tế. Đó là công ty Owens-Illinois, sản xuất chai lọ thủy tinh. Doanh thu của nó vượt 7 tỷ USD vào năm 2010, nhiều hơn GDP của Benin, Bermuda, Haiti, Kosovo, Liechtenstein, Moldova, Monaco, Nicaragua, Niger, Rwanda, Takikistan và hàng chục nước khác.

Trên thực tế, tất cả 500 công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của tạp chí Fortune đều thuộc top 100 nền kinh tế trên hành tinh (GDP là một phức hợp không so sánh trực tiếp với doanh số của một công ty. Nhưng sự so sánh mang lại ý nghĩa về quy mô.)

Hiện tượng quyền lực công ty hầu như không hề mới. Công ty British East India điều hành các tiểu lục địa Ấn Độ và quản lý một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới. Andrew Carnegie và Henry Ford xây dựng các thành phố nhỏ cho hàng nghìn công nhân với nhà ở và trường học. Tuy nhiên, trong thế kỷ qua, vai trò giống nhà nước của các công ty đã phát triển và thay đổi trở nên phổ

biến và phức tạp hơn khi bản thân các tổng công ty đa quốc gia cũng đã trở nên lớn hơn.

Các tổng công ty ngày nay thường thực hiện những điều giống như các chính sách ngoại giao của riêng họ. Họ tiến hành các chiến dịch vận động chính trị chủ động ví dụ như ExxonMobil vận động hành lang để loại bỏ sự chấp nhận nghị định thư Kyoto của Mỹ. Họ thực hiện những sáng kiến an ninh quan trọng như hợp đồng quốc phòng của Blackwater trong suốt cuộc chiến tranh Iraq. Họ cũng cung cấp chăm sóc y tế, đào tạo, chỗ ở và các chức năng khác mà các nhà nước phải làm nhưng không thể hoặc không làm. Kết quả là các xã hội thoát ra khỏi những cú đòn mạnh với việc quá nhiều quyền lực rơi vào tay của các thực thể công ty lớn, ở xa về cơ bản chỉ có trách nhiệm với các cổ đông của họ. Trong khi đó, công chúng đang chứng kiến các tổ chức được tạo lập nhằm trao cho họ một tiếng nói ngày càng yếu lại không thể đáp ứng được một vài trong số những điều khoản cơ bản nhất của hợp đồng xã hội khi những vấn đề cần phải được giải quyết đang vượt quá thẩm quyền của họ.

2.5 Rủi ro tỷ giá

Là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình diện quốc tế. Lý do là vốn đầu tư và doanh thu được tính bằng các loại đồng tiền khác nhau. Nếu chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước mang lại nhiều rủi ro cho các MNCs thì các MNCs sẽ phải hạn chế hoạt động tại VN. Do đó, bắt buộc cần phải có chính sách tỷ giá phù hợp

Một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất nước giải khát tại VN có vốn bỏ ra bằng ngoại tệ để thiết lập nhà máy và nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, như vậy phần lớn các chi phí của công ty này đều phát sinh từ ngoại tệ. Hàng hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, do đó doanh thu lại chủ yếu bằng VND.

Nếu tỷ giá tăng thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu làm cho lợi nhuận giảm đi thậm chí còn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh.  Nếu

tiếp tục xảy ra tình trạng thua lỗ, các MNCs sẽ rút ra khỏi Việt Nam; do đó, nhà nước phải có chính sách tỷ giá phù hợp. Tuy nhiên, chính sách “ bảo hộ” tỷ giá của ngân hàng nhà nước cũng cần được nới lõng bởi vì khi mà quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên sâu rộng và thực chất thì hội nhập về tỷ giá là điều không thể tránh khỏi.

2.6 Nguồn nhân lực

Với chính sách lương thưởng được quan tâm tốt tại các MNCs, sẽ dần thu hút một lượng “chất xám” từ các doanh nghiệp nhà nước và các công ty trong nước sang làm việc cho các MNCs. Bởi vì chính sách thù lao tại VN có nhiều bất cập, lương thưởng tại các doanh nghiệp VN không hoàn toàn dựa vào năng suất của người lao động.

Nhà nước cần xây dựng chính sách lương phù hợp hơn để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” từ chính các doanh nghiệp trong nước.

Nhiều nhà đầu tư lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) giờ đây xem Việt Nam như là một điểm đến an toàn, có chi phí lao động thấp, với kế hoạch rót hàng tỷ USD để sản xuất cụ thể như, Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony…

Các nhà đầu tư công nghệ cao hướng về Việt Nam có nhiều lý do: chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư và tận dụng thời cơ Việt Nam gia nhập WTO. Yếu tố chi phí lao động thấp, hạ giá thành sản phẩm cũng là mối quan tâm lớn.

III.Kết luận

Trước hết không nên có ảo tưởng quá mức về những gì mà các MNC mang lại cho nền kinh tế trong nước. các MNC không bao giờ cho không, có lẽ không có chân lý nào đúng hơn chân lý này. Nhưng mặt khác những tác động của chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia lại có tác động rất lớn để hấp thụ tối đa những lợi ích mà các MNC mang lại và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình hội nhập là điều mỗi quốc gia cần quan tâm.

1. Quản trị kinh doanh quốc tế tác giả Bùi Lê Hà, nhà xuất bản lam động xã hội. 2. số liệu cục thống kê TPHCM 2006.

3. Báo cáo giám định SGS 1993.

4. Vietbao.vn: http://vietbao.vn/Kinh-te/Lan-song-da-quoc-gia-moi-de-doa-canh- tranh-cua-My/65089921/87/

5. http://niemtin.free.fr/kinhtetoancau.htm

6.http://www.wattpad.com/238624-cstt-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99g? p=11#!p=9

Một phần của tài liệu SỰ CHẤM DỨT CỦA QUYỀN LỰC QUỐC GIA (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w