Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển của các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay” (khảo sát trên các kênh truyền hình nhân dân và truyền hình lao động từ tháng 082017 đến tháng 022018) (Trang 75 - 82)

7. Bố cục khóa luận

3.1. Cơ hội và thách thức

Xây dựng và phát triển kênh truyền hình trên báo mạng điện tử là sự phát triển tất yếu của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, dựa trên cơ sở phát triển của hệ thống thông tin toàn cầu và yêu cầu của việc phát triển báo chí đa nền tảng. Kênh truyền hình mở ra cho báo mạng điện tử những cơ hội mới để phát triển, tiếp cận công chúng nhưng cũng mang đến những thách thức cần vượt qua.

3.1.1. Cơ hội phát triển

3.1.1.1. Nguồn thông tin đề tài đa dạng phong phú

Hiện nay, cùng với sự phát triển của hàng loạt các hình thức truyền thông giải trí, nguồn tin tức để thực hiện các chương trình truyền hình trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Trước đây, phóng viên chủ yếu sản xuất chương trình dựa trên nguồn tin sự kiện, đề tài đi thực tế hay thông tin phản hồi từ bạn đọc. Mạng lưới thông tin được phủ rộng khắp các địa phương, nhiều đề tài cho các phóng sự, chương trình truyền hình hiện nay được mở rộng.

Xã hội đang phát triển từng ngày, đất nước ta đang ngày càng đổi mới với nhiều vấn đề đặt ra. Đó là nguồn đề tài dồi dào cho các chương trình tin tức. Báo chí nói chung đang đứng trong một mạng lưới thông tin khổng lồ, đa chiều, đa màu sắc. Khi tất cả mọi công dân đều có thể nêu tiếng nói cá nhân, bày tỏ những quan điểm của mình một cách dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, nguồn tin tức mà họ mạng lại đã giúp cho báo chí nói chung và các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử nói riêng có được những đề tài mới mẻ, độc đáo nếu biết cách lựa chọn và khai thác.

70

Mạng xã hội như Facebook, Youtube với số lượng cập nhật khổng lồ mỗi ngày, hàng loạt những sự kiện, hiện tượng thú vị mà nhà báo có thể tiếp cận thông qua các trang đó. Nhiều vấn đề được người dân phản ánh thông qua các clip trên mạng xã hội là tư liệu để nhà báo khai thác.

Việc tiếp cận thông tin ngày nay dễ dàng hơn, khi đâu đâu cũng là kết nối mạng Internet. Việc thu thập tư liệu, kết nối thông tin giữa phóng viên với tòa soạn, giữa nhà báo với nguồn tin trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khoảng cách giữa các địa phương, giữa trong nước với quốc tế đã bị xóa nhòa trước những bước phát triển của kết nối mạng toàn cầu.

Các tòa soạn báo chí, vốn đã có hệ thống mạng lưới thông tin rộng khắp, vững vàng về kỹ năng thu thập thông tin cũng giúp cho kênh truyền hình khi phát triển có lợi thế là nguồn tin sẵn có để khai thác đồng thời với các loại hình khác của cơ quan báo chí.

3.1.1.2. Thiết bị kĩ thuật hỗ trợ ngày càng hiện đại

Hiện nay, không cần phải cần đến những máy quay phim chuyên dụng mới có thể thực hiện được các sản phẩm video chất lượng cho kênh truyền hình. Thậm chí, chỉ với một chiếc điện thoại nhỏ gọn với camera chất lượng đã có thể giúp phóng viên truyền hình tác nghiệp, cho ra những tin bài đạt yêu cầu. Các thiết bị quay phim, dựng hình chất lượng ngày càng cao, giá thành giảm giúp các tòa soạn dễ dàng hơn trong đầu tư trang thiết bị. Dung lượng của các thiết bị lưu trữ di động như điện thoại, thẻ nhớ, USB,…cũng rất lớn, trung bình từ 16GB2 trở lên. Đối với các phóng viên, thiết bị lưu trữ từ 32GB đến 64GB để phục vụ cho hoạt động tác nghiệp.

2Gygabite: Đơn vị đo dụng lượng bộ nhớ các thiết bị lưu trữ như: ổ cứng, USB, thẻ nhớ, Ram,…

71

Nhiều công cụ với công nghệ hiện đại giúp sản xuất tin bài chất lượng như máy quay Flycam, drone,… cho những cảnh quay đẹp, hấp dẫn.

Nhiều phần mềm hỗ trợ dựng phim ngay trên điện thoại giúp phóng viên có thể thực hiện tin bài nhanh chóng, không còn phụ thuộc vào quá nhiều các thiết bị cồng kềnh. Hiện nay nhiều phần mềm dựng phim phổ biến đó là Adobe Premiere, VivaVideo hay Proshow Producer,… Các biên tập viên, kỹ thuật dựng cũng có thể tăng tính hấp dẫn của sản phẩm bằng cách thêm vào các biểu đồ, thiết kế thêm hình đồ họa bằng các phần mềm như Adobe Photoshop, Adobe Indesign hay Adobe Effect,…

Các tòa soạn cũng ngày càng chú trọng đầu tư thiết bị hiện đại để phóng viên tác nghiệp, các thiết bị mang tính chất tác nghiệp đặc biệt như bút ghi âm, máy nghe lén, máy quay lén,… phục vụ làm các bài điều tra. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được nâng cao.

Không chỉ đối với kỹ thuật của tòa soạn, mà truyền hình trên báo mạng điện tử tiếp cận công chúng dễ dàng hơn khi có các ứng dụng hỗ trợ để phát hành các phiên bản kênh truyền hình trên thiết bị di động. Công chúng có thể xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi với hệ thống mạng Internet phủ sóng. Ở Việt Nam hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng trên tất cả các tỉnh thành, kể cả những vùng sâu, vùng xa, khó khăn hiểm trở. Chỉ với một chiếc điện thoại nhỏ gọn đã có thể hỗ trợ xem chương trình một cách dễ dàng.

3.1.1.3. Trình độ của phóng viên ngày càng cao

Đội ngũ phóng viên của các tòa soạn báo ngày càng trẻ hóa, là bộ phận những người trẻ sớm được tiếp xúc và tìm hiểu về các thiết bị công nghệ. Họ rất nhanh chóng học hỏi được quy trình và cách thức sản xuất các chương trình truyền hình, học hỏi nhanh và có tinh thần cầu tiến.

72

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã khẳng định như vậy tại Lễ ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT với Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra ngày 24/11/2016 đã phát biểu: Đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, xuất bản nước ta hiện nay ngày càng trẻ hóa và được đào tạo chính qui và nhiều người yêu nghề, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên không ngừng để trở thành những nhà báo vững vàngvề chính trị, có chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng cao” [20].

Hiện nay, các trường đại học có đào tạo chuyên ngành báo chí như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mỗi năm đào tạo hàng nghìn cử nhân chuyên ngành báo chí. Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên báo chí được đào tạo toàn diện về chuyên môn và theo hướng nâng cao kỹ năng đa phương tiện. Theo đó, các sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành cùng các môn học liên quan đến các loại hình báo chí khác nhau như báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình, đào tạo kỹ năng quay phim và sản xuất các thể loại tin bài khác nhau. Thông qua đó, sinh viên ra trường, khi bước vào làm báo chuyên nghiệp, có thể công tác ở các cơ quan báo chí khác nhau.

73

Ảnh 3.1: Báo cáo về số lượng người dùng Internet ở Việt Nam tính đến tháng 01/2018 của website Damino.com.3

Theo một báo cáo của website Damino.com [6], tính đến tháng 01/2018 số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt mức 64 triệu với hơn 55 triệu tài khoản mạng xã hội. Xu hướng tiếp cận thông tin qua mạng Internet đang là xu thế nổi bật. Đây là điều kiện để phát triển kênh truyền hình trên nền tảng Internet.

Việc sản xuất các chương trình truyền hình trên báo mạng điện tử với tính đơn lẻ, các tác phẩm dễ tiếp cận và người xem chủ động lựa chọn nội dung chương trình chính là cách mà các tờ báo hướng đến công chúng của mình nhiều hơn.

3.1.2. Những thách thức đặt ra

3.1.2.1. Cạnh tranh cao với các trang mạng xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ tính riêng mạng xã hội Facebook đã có hơn 40 triệu người sử dụng, mức độ hoạt động và cập nhật tin tức trên Facebook rất lớn.

3Damino - We Are Social: là một công ty có trụ sở ở Anh Quốc, chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan.

74

Đây được coi là nguồn đề tài cho báo chí khai thác nhưng cũng chính “con dao hai lưỡi”, tạo sức ép thông tin lên báo chí.

Các cơ quan, loại hình báo chí vốn đã phải cạnh tranh lẫn nhau trong vấn đề đưa tin, tốc độ thông tin, nay lại phải chạy đua với tốc độ của mạng xã hội. Các kênh truyền hình, phải trải qua giai đoạn kiểm chứng thông tin, duyệt đề tài, thực hiện rồi mới phát sóng, dường như không thể bắt kịp được với độ nhanh của thông tin trên mạng xã hội.

Trong thực tế các cơ quan báo mạng đang gặp nhiều khó khăn để có thể duy trì, lượng độc giả của nhiều tờ báo sụt giảm. Mạng xã hội bùng nổ cũng là giai đoạn các loại hình báo chí gặp cảnh lao đao, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới những tờ báo lớn cũng phải chống chọi với cảnh bị mạng xã hội lấn át.

Chỉ cần một sự kiện xảy ra, người dân có thể ngay lập tức chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng. Thế mạnh của mạng xã hội là thông tin có thể đưa mọi lúc, mọi nơi mà không cần biết có đúng hay không, có phù hợp hay trái đạo đức, trái pháp luật, miễn sao có người xem, và các cơ quan chức năng rất khó trong việc kiểm duyệt và quản lý thông tin trên mạng xã hội. Tất cả mọi thông tin trở nên hỗn loạn. Các kênh truyền hình phải biết chấp nhận đưa tin sau. Trước đây, ưu thế của truyền hình chính là đưa tin sự kiện bằng hình ảnh một cách nhanh chóng, nhưng khi mạng xã hội phát triển, ở đâu người ta cũng có thể quay clip trực tiếp thì những thông tin của truyền hình sau khi đăng tải đã khá “nguội”, không còn thu hút được công chúng như khi sự việc mới bắt đầu.

Một vấn đề khác là xu hướng của người dân trong việc đọc tin tức qua mạng xã hội thay vì kênh của trang báo chính. Xu hướng nhượng quyền thông tin khiến cho công chúng không cần phải vào kênh truyền hình đó để xem tin tức.

75

Đảm bảo tính xác thực của thông tin, nguồn tin là một đòi hỏi quan trọng đối với nội dung các chương trình truyền hình trên báo mạng điện tử. Trong xu thế cạnh tranh về tốc độ thông tin với các loại hình truyền thông khác, các tin bài truyền hình khó có thể vượt qua được sức ép này. Tuy nhiên, dù muốn chạy đua thông tin thế nào đi nữa, các phóng viên vẫn cần có sự xác thực thông tin.

Nhiều nguồn thông tin hiện nay được khai thác từ mạng xã hôi, nơi được coi là có những thông tin “thượng vàng hạ cám”. Người ta thoải mái chia sẻ hàng loạt những tin tức mà không có sự kiểm chứng nào.

Kênh truyền hình trên báo mạng điện tử vừa phải bắt kịp tốc độ đưa tin của các trang báo, vừa phải đảm bảo nội dung chất lượng. Áp lực cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội đã tạo cho các tờ báo, các kênh truyền hình, với các phóng viên một sức ép nặng nề. Đôi khi, họ sẵn sàng bất chấp quy tắc đạo đức nghề nghiệp, sử dụng các thông tin trên mạng xã hội là nguồn tin đầu tiên mà không cần xác minh tính chính xác.

Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo chí đó là phải tuyệt đối coi trọng tính xác thực của thông tin, nâng cao nghiệp vụ để nắm được nguồn tin sớm, xác thực thông tin rõ ràng trước khi đăng tải.

Như vậy, phóng viên cần rèn luyện năng lực chuyên môn và cả đạo đức nghề nghiệp, thái độ khách quan, công bằng trước tin tức thu nhận được. Không nên có thái độ nóng vội mà bỏ qua quy trình, dẫn đến sai sót trong nội dung và thông tin thiếu trung thực.

Nếu như các phóng viên, tòa soạn cố tình gạt bỏ hết những quy tắc để có thể dẫn đầu trong việc đưa tin, không những không thể cạnh tranh về tốc độ mà còn mất đi niềm tin với công chúng, mất uy tín của tờ báo. Đã có những sự cố về vấn đề xác thực thông tin khiến cho chương trình gặp khó khăn, mất uy tín.

76

Không phải tòa soạn báo chí nào cũng có thể đủ kinh phí để đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện đại cũng như nhân lực đủ mạnh để phát triển kênh truyền hình

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển của các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay” (khảo sát trên các kênh truyền hình nhân dân và truyền hình lao động từ tháng 082017 đến tháng 022018) (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)