Các giải pháp phát triển các kênh truyên hình trên BMĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển của các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay” (khảo sát trên các kênh truyền hình nhân dân và truyền hình lao động từ tháng 082017 đến tháng 022018) (Trang 82 - 123)

7. Bố cục khóa luận

3.2. Các giải pháp phát triển các kênh truyên hình trên BMĐT ở Việt Nam

quan báo chí lớn như Nhân dân, Tuổi trẻ, Lao động,… đủ tiềm lực để phát triển thêm kênh truyền hình.

Nhiều tòa soạn phải đối mặt với không ít những khó khăn về kinh tế do lượng độc giả sụt giảm, dù muốn thay đổi để phát triển loại hình mới để nâng cao năng lực cạnh tranh những đó không phải là điều dễ dàng.

Báo mạng điện tử ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng về số lượng, ngày càng đa dạng về hình thức thể hiện thông tin, báo mạng điện tử cũng đang bộc lộ những điểm yếu trong việc cạnh tranh thông tin với những loại hình truyền thông khác.

Các tòa soạn muốn phát triển kênh truyền hình trên báo mạng điện tử đều cần phải có đủ hệ thống máy móc như máy quay, hệ thống máy tính để dựng, có hệ thống máy chủ đủ mạnh để phát sóng và đội ngũ phóng viên với chuyên môn cao.

Những chương trình truyền hình phát sóng hiện nay phải đạt chất lượng phát sóng HD trở lên.

3.2. Các giải pháp phát triển các kênh truyên hình trên BMĐT ở Việt Nam Nam

3.2.1. Nâng cao cơ chế và chính sách quản lý

Hiện nay vẫn chưa có các văn bản pháp luật cụ thể nào để xác định vị trí của các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử ở nước ta trong hệ thống báo chí. Kênh truyền hình trên báo mạng điện tử vẫn đang được xem là một sản phẩm thuộc trang báo mạng điện tử của cơ quan báo chí.

Nền báo chí Việt Nam hiện nay là một nền báo chí nhà nước, các cơ quan báo chí đều chịu sự giám sát, điều hành của các cơ quan Nhà nước, sự định hướng

77

phát triển theo đường lối do Đảng đề ra. Vì vậy, việc nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử chính là hướng đến mục tiêu quản lý nền báo chí nói chung đi theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Với việc ban hành các chính sách cụ thể, thiết thực để ủng hộ và tạo điều kiện để các kênh truyền hình được phát triển giúp nâng cao năng lực, vai trò thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay.

Để các kênh truyền hình này có thể phát triển đúng hướng, góp phần nâng cao chất lượng của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, các cơ quan Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể, ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý hoạt động của các tòa soạn trong việc phát triển các kênh.

Các cơ quan báo chí hiện nay dựa trên nội dung của các văn bản pháp luật nhà nước đã ban hành, quy định đối với hệ thống báo chí nói chung để làm cơ sở pháp luật cho hoạt động của mình.

Nhà nước ta chủ trương phát huy quyền tự do ngôn luận của công dân và vai trò công luận của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cần có sự kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, góp phần định hướng tư tưởng, là nguồn tin tức chính thống đáng tin cậy.

Chỉ thị số 63-CT/TW, ngày 25/07/1990 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) [3] đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và được coi là văn kiện quan trọng đầu tiên nêu rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Chỉ thị xác định các công việc mà Đảng, Nhà nước cần thực hiện để lãnh đạo, quản lý báo chí; trách nhiệm của cơ quan chủ quản, trách nhiệm, quyền hạn của người phụ trách cơ quan báo chí và việc thành lập các tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí.

78

Kênh truyền hình trên báo mạng điện tử với vị trí là một ấn phẩm phát hành trên báo mạng điện tử, là một bộ phận của nền báo chí Việt Nam, vì vậy các cơ quan nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp. Thương xuyên kiểm tra giám sát đối với nội dung thông tin trên các kênh, tránh việc đưa tin sai sự thật, bị các thế lực thù địch lợi dụng các kênh này để tuyên truyền những thông tin chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam. Dựa trên những lợi thế của báo mạng điện tử trong công cuộc xây dựng nền thông tin báo chí, cũng như những nguy cơ trước những tiêu cực có thể gặp của báo mạng điện tử, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ra chỉ thị 52-CT/TW, ngày 22/07/2005 “Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở nước ta hiện nay.”

Nội dung chỉ thị nhấn mạnh:

Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống xã hội. Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với báo điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao; thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn, kết hợp hài hoà với việc phát triển các loại hình báo chí và các phương tiện thông tin khác [4].

79

Đây chính là những cơ sở để các cơ quan báo chí thực hiện xây dựng và phát triển kênh truyền hình trên báo mạng điện tử với những nội dung sáng tạo, tăng cương vai trò thông tin và tuyên truyền đường lối, chính sách.

3.2.2. Xây dựng tòa soạn báo hội tụ

Xây dựng tòa soạn hội tụ là yêu cầu đối với tất cả các cơ quan báo chí hiện đại, nếu không sẽ khó có thể cạnh tranh và tồn tại trong xu truyền thông đa nền tảng hiện nay.

Kênh truyền hình trên báo mạng điện tử là một yếu tố tạo nên sức mạnh đa phương tiện của tòa soạn báo hội tụ. Đối với yêu cầu phát triển, tòa soạn báo hội tụ đặt vai trò tương tác của khán giả ở vị trí trung tâm, lấy mức độ tương tác, quan tâm của công chúng làm thước đo cho sự phát triển của tòa soạn.

Trong xu thế hiện đại, công chúng không còn phụ thuộc vào báo chí để có được tin tức nữa, công chúng có quyền lựa chọn giữa vô vàn những nguồn thông tin đầy rẫy, miễn phí. Trước tình hình đó, các cơ quan báo chí phải tạo được sự tương tác với khán giả, nâng cao chất lượng các chương trình, tạo ra các sản phẩm chất lượng và hấp dẫn để níu chân độc giả. Tăng lượng tương tác chính là tăng khả năng cạnh tranh, tăng nguồn tài trợ cho trang báo. Việc sản xuất kênh truyền hình trên báo mạng điện tử với nội dung hấp dẫn là cơ hội để các tờ báo có thêm lượng độc giả trung thành, tăng lượng người quan tâm và biết đến trang báo đó.

Việc xây dựng tòa soạn báo hội tụ cũng chính là giúp cho kênh truyền hình của báo mạng có cơ hội phát triển. Theo đó, một tòa soạn báo hội tụ làm việc trong một hệ thống nhất quán, khai thác cùng nội dung thông tin để sáng tạo tác phẩm cho chương trình của kênh. Với nguồn tin chung của các phóng viên thuộc cơ quan báo chí, phóng viên báo in có thể sử dụng hình ảnh, tư liệu trong bài viết, phóng viên báo mạng có thể sử dụng hình ảnh hay video để sản xuất tin bài đa phương

80

tiện, phóng viên truyền hình sử dụng những hình ảnh đồ họa hay các số liệu mà báo in đã khảo sát để đưa vào chương trình của mình.

Phát triển tòa soạn báo hội tụ cũng yêu cầu phóng viên không ngừng nâng cao những kỹ năng khác nhau, có thể cùng lúc đảm nhận nhiều vị trí trong quá trình sản xuất tác phẩm. Những phóng viên khi đi lấy tin phải dồng thời lấy nội dung tin tức, hình ảnh cho báo in, báo mạng, vừa có thể phỏng vấn, làm MC dẫn hiện trường cho tin của chương trình truyền hình. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng tòa soạn, phóng viên có thể tự mình hoàn thiện tin bài truyền hình để phát sóng mà không cần đến đội ngũ kỹ thuật dựng của tòa soạn. Hoạt động của tòa soạn hội tụ như vậy sẽ giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống quản lý cũng như nhân sự của các phòng ban.

3.2.3. Đào tạo và xây dựng đội ngũ phóng viên đa phương tiện

Đội ngũ phóng viên đa phương tiện là nguồn nhân lực không thể thiếu đối với các tòa soạn báo hội tụ cũng như của kênh truyền hình báo mạng điện tử. Đây là đội ngũ đi đầu, có năng lực và phẩm chất để có thể khai phá những đề tài mới, chủ động trong cách tiếp cận tin bài và quan trọng là có khả năng thực hiện được những tin bài đa phương tiện đặc sắc, hấp dẫn cho tờ báo.

Xây dựng đội ngũ phóng viên đa phương tiện, một người làm được nhiều công đoạn sẽ giúp giảm cồng kềnh nhân sự, hạn chế lãng phí thời gian và kinh tế. Để phát triển đội ngũ phóng viên đa phương tiện, các tòa soạn cần thực hiện những biện pháp sau:

Tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao: Các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử cần có những chính sách trong việc tuyển dụng nhân sự, đảm bảo có được nguồn nhân lực là các phóng viên có chuyên môn cao, đặc biệt là có kỹ năng sản xuất tin bài truyền hình. Đối với các biên tập viên chương trình là những người có nhiều kinh nghiệm, khả năng biên tập bài tốt, có tư duy

81

hình ảnh và khả năng sắp xếp nội dung. Đội ngũ kỹ thuật viên của các kênh truyền hình yêu cầu phải có trình độ cao, kỹ thuật tốt để vận hành kênh một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng hệ thống thông tin.

Những nhân sự ban đầu cho kênh truyền hình trên báo mạng điện tử yêu cầu phải vững vàng trong nghề nghiệp. Họ là những người có khả năng làm chủ công nghệ, các thiết bị hiện đại như máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm,… để có thể sản xuất chương trình chất lượng.

Đào tạo phóng viên trẻ, năng động, tạo nguồn nhân lực vững vàng là một biện pháp các tòa soạn nên chú ý để có thể xây dựng được đội ngũ phóng viên cho cơ quan mình. Hiện nay, các sinh viên trẻ mới ra trường, những phóng viên còn ít kinh nghiệm thường yếu trong nghiệp vụ do chưa được thực hành và va vấp nhiều. Đây là lực lượng nhân sự tiền năng, với tư duy tốt và năng động, học hỏi nhanh, chịu khó dấn thân với nghề, cần được đào tạo, hướng dẫn để có thể phát triển hơn nữa.

Không nhiều những tòa soạn lớn hiện nay chấp nhận tuyển dụng, đào tạo những phóng viên trẻ, sinh viên mới ra trường nhưng thiếu kinh nghiệm làm báo. Nếu các tòa soạn chỉ tập trung vào việc tuyển những người có kinh nghiệm thì sẽ rất khó khăn vì nhiều phóng viên giỏi đã ổn định với vị trí hiện tại, việc tuyển dụng họ cần có mức lương cao và nhiều đãi ngộ. Trong khi đó, các phóng viên trẻ là những người thực sự cần môi trường để rèn luyện, với sự hướng dẫn từ các cơ quan báo chí, họ sẽ có thể phát triển kĩ năng, trở thành nguồn nhân sự chất lượng, gắn bó với tòa soạn báo.

Các tòa soạn cần thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ, không chỉ trong phạm vi giữa các phòng ban trong tòa soạn mà cần mở rộng trao đổi với các cơ quan báo chí khác. Việc trao đổi, hướng dẫn giữa các

82

phóng viên giúp mọi người cùng chia sẻ, có thêm nhiều kiến thức để phát triển tốt hơn.

Thu hút nhân tài bằng chế độ đãi ngộ:Để có được nguồn nhân sự tốt, những phóng viên có kỹ năng đa phương tiện, tòa soạn báo cần có những chính sách và cơ chế đãi ngộ tốt. Không chỉ là những định mức về lương, thưởng khi tuyển dụng mà còn cần những sự quan tâm sát sao trong quá trình làm việc.

Sự quan tâm đến đời sống của các phóng viên, nắm bắt tâm tư tình cảm của họ, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những áp lực công việc để có thể hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Những chính sách hỗ trợ như nghỉ phép, tổ chức đi du lịch, các buổi liên hoan giữa các phòng, ban trong tòa soạn giúp mọi người đoàn kết, nâng cao tình cảm với đồng nghiệp và với cơ quan công tác. Những việc làm thiết thực trên giúp cho phóng viên gắn bó lâu dài hơn với tòa soạn.

3.2.4. Nâng cao chất lượng kĩ thuật và hệ thống website

Kênh truyền hình trên báo mạng điện tử là một sản phẩm báo chí yêu cầu cao về kỹ thuật sản xuất và vận hành của tòa soạn. Để phát triển kênh truyền hình, cơ quan báo chí cần chú trọng đầu tư về các yếu tố công nghệ, kỹ thuật:

Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại:Tòa soạn cần có mức ngân sách đầu tư cho các thiết bị của kênh truyền hình. Đối với hệ thống máy tính làm việc của tòa soạn, cần có cấu hình cao (từ Core i5 trở lên) để có thể đảm bảo dựng hình tốt, máy tính cập nhật các phần mềm đồ họa, dưng phim để các phóng viên, kỹ thuật viên có thể làm việc mà không bị chậm, bị treo máy vì dung lượng cần để dựng các chương trình là rất lớn.

Các phóng viên tác nghiệp được trang bị các thiết bị quay có độ phân giải cao, đối với kênh truyền hình nên có chất lượng quay FullHD, các thiết bị hỗ trợ như chân máy, các máy quay hiện đại như Flycam. Đối với những phóng viên tác

83

nghiệp để thực hiện các phóng sự điều tra cần có các thiết bị ghi âm, quay lén như camera gắn lên kính hay camera cúc áo.

Nâng cao hệ thống, đặc biệt với giao diện điện thoại, dựa trên xu hướng dùng smartphone: Dựa trên xu hướng phổ biến hiện nay là xem video trên điện thoại di động, các kênh truyền hình cần chú trọng tới việc xây dựng phiên bản của kênh trên giao diện điện thoại, thiết kế đẹp mắt, dễ thao tác để khán giả có thể xem thoải mái. Các tin bài trên kênh truyền hình thường có dung lượng lớn, với những người xem kênh trên điện thoại có kết nối mạng không ổn định sẽ gặp vấn đề khi tải và xem chương trình. Vì thế, đội ngũ kỹ thuật cần có những phương pháp tối ưu hóa dung lượng video để khán giả có thể xem tin mà không bị gián đoạn, ví dụ như dùng các thủ thuật khi phát sóng, tự động tăng hay giảm độ phân giải của video tùy thuộc vào chất lượng đường truyền Internet.

Cập nhật các hình thức mới để nâng cao hiệu quả, chất lượng tương tác với khán giả: Đối với các các trang báo mạng điện tử thì lượng khán giả tương tác là yếu tố quyết định đến sự sống còn của tờ báo, với kênh truyền hình trên báo mạng điện tử cũng vậy.

Để có thể nâng cao tính tương tác, thu hút sự chú ý của khán giả, các chương trình truyền hình cần thường xuyên cập nhật những xu hướng công nghệ mới, như phát Live các chương trình, tạo các chuyên mục, diễn đàn trao đổi với khán giả.

Ngay trên giao diện của trang web cũng cần thiết kế các nút tương tác như like, share, bình luận, gửi thư để khán giả có thể tham gia tương tác trực tiếp với nội dung chương trình mà không cần qua các khâu trung gian.

Hiện nay, hầu hết các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử đều có những số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản hồi của khán giả.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển của các kênh truyền hình trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay” (khảo sát trên các kênh truyền hình nhân dân và truyền hình lao động từ tháng 082017 đến tháng 022018) (Trang 82 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)