Một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 76 - 120)

ứng xử cho đoàn viên thanh niên phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh

2.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh

Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong thanh niên cần phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống.

Bồi dưỡng, giáo dục nhận thức luôn là khâu đầu tiên cần triển khai nhằm mang lại hiệu quả trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên. Những chuyển biến tích cực về nhận thức sẽ dần tạo nên những chuyển biến trong hành

vi ứng xử của mỗi cá nhân. Trong giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử trong thanh niên cần phải chú trọng tuyên truyền, học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Bởi Bác chính là tấm gương mẫu mực trong ứng xử, là hình mẫu để mỗi cá nhân noi theo. Văn hóa ứng xử trong cả lời nói và hành động của Bác vừa thể hiện sự mực thước, văn minh nhưng đồng thời cũng thấm đượm tinh thần nhân văn, nhân ái. Chúng ta không thể trở thành một người giống hệt Hồ Chí Minh nhưng có thể học tập Người để dần hoàn thiện bản thân mình hơn.

Để việc tuyên truyền, học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trong thanh niên thực sự hiệu quả, cần quan tâm tới những vấn đề sau:

Về nội dung: Nội dung tuyên truyền, học tập cần phải lựa chọn một cách kĩ

lưỡng bởi văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là một vần đề rất phong phú, đa dạng bao gồm cả lời nói lẫn việc làm, trong đó được bộ lộ rõ nét nhất trong các hoạt động của Người. Cần có sự chắt lọc những nội dung thực sự cốt lõi, cần thiết nhất đối với thanh niên, phù hợp với đặc điểm tâm lý của thanh niên. Được vậy sẽ khiến quá trình nhận thức về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trở nên hiệu quả hơn, thanh niên cũng thấy được những vấn đề trọng tâm mà mình cần học tập. Nội dung tuyên truyền cần làm rõ những đặc trưng trong cách ứng xử của Hồ Chí Minh đồng thời phải làm toát nên vẻ đẹp trong lối ứng xử của Người khiến mọi người bị cuốn hút, chinh phục. Đưa nội dung văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh đến với thanh niên nên trình bày theo những mối quan hệ phổ biến nhất như ứng xử đối với mọi người xung quanh, ứng xử đối với bản thân, ứng xử đối với công việc, học tập, ứng xử với môi trường thiên nhiên...Trong tuyên truyền văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh nên đưa vào những câu chuyện về Người bởi đây là một hình thức làm mềm hóa tư tưởng, khiến thanh niên dễ tiếp thu và học tập, tránh lý thuyết trừu tượng, khô khan.

Về hình thức: Bên cạnh vấn đề nội dung thì hình thức triển khai tuyên

truyền, học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan trọng. Nội dung chỉ là thông điệp còn hình thức quyết định tới việc mang thông điệp đó đến với giới trẻ. Nội dung có hay đến đâu mà không có hình thức truyền tải phù hợp

thì cũng khiến nội dung đó khó được đón nhận. Những hình thức tuyên truyền quen thuộc, mang tính truyền thống mà ta hay bắt gặp đó là tổ chức các lớp học nhận thức cho thanh niên hay tuyên truyền trên những phương tiện truyền thông, bano, áp phích,...những cách làm đó đều có những hạn chế nhất định và nhìn chung thường không thu hút được sự quan tâm của thanh niên. Vì thế, cần tiến hành đổi mới hình thức tuyên truyền, học tập sao cho hấp dẫn. Cần có sự kết hợp sáng tạo giữa các cách làm truyền thống với hiện đại như: cụ thể hóa thành cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” lấy việc làm theo Bác là tiêu chí để rèn luyện cho từng đoàn viên, thanh niên, tổ chức hội thi “Kể chuyện về Bác Hồ”, thi viết tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ, tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan, các hoạt động về nguồn, báo công, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử; tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, các cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa, viết báo cáo chuyên về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh … từ đó nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trong đoàn viên thanh niên.

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cần tới sự vào cuộc, chủ động của nhiều ban ngành tại địa phương, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội và Đoàn thanh niên phường Đại Kim. Các cấp ủy Đảng cần tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 05 của Bộ chính trị, trong đó có nội dung liên quan tới văn hóa ững xử Hồ Chí Minh. Các tổ chức chính trị - xã hội nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho đoàn viên thanh niên, đưa việc học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch cụ thể trong bồi dưỡng đoàn viên thanh niên. Ở mỗi khu dân cư cũng cần quan tâm tuyên truyền đẩy mạnh học tập văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho thanh niên trên địa bàn khu dân cư. Cần tuyên truyền, phổ biến văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh vào những buổi sinh hoạt tại khu dân cư với nhiều hình thức phong phú nhằm thu hút thanh niên tham gia học tập, tìm hiểu để đưa văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh phổ biến sâu

rộng trong thanh niên, góp phần định hướng hành vi cho thanh niên trong ứng xử với các mối quan hệ thường ngày.

2.3.2. Tăng cường vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh niên

Việc nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên là nhiệm vụ chung của tất cả chính quyền, đoàn thể. Do đó các tổ chức này cần quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của thanh niên, tạo ra môi trường lành mạnh giúp thanh niên thuận lợi trong rèn luyện bản thân, nâng cao văn hóa ứng xử. Chính quyền và các đoàn thể xã hội cần tăng cường vai trò của mình trong công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh niên.

Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy phường Đại Kim đối với công tác thanh niên

Nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên là việc làm rất quan trọng và cần thiết, là trách nhiệm của mọi tổ chức, lực lượng nhưng trước hết là vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng. Cấp ủy đảng trực tiếp lãnh đạo công tác thanh niên và việc bồi dưỡng mục tiêu lý tưởng cho thanh niên, đó là nhân tố quan trọng trong việc hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách. Vì vậy, các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, coi việc bồi dưỡng mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho thanh niên là nhiệm vụ thường xuyên. Nghị quyết của các cấp ủy đảng cần xác định rõ nội dung, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo đối với công tác thanh niên và việc nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên. Trong cấp ủy cần phân công cán bộ, đảng viên có uy tín, trách nhiệm phụ trách công tác thanh niên. Tổ chức đảng cần tin tưởng và giao nhiệm vụ cho thanh niên, theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện để thanh niên rèn luyện, trưởng thành, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên thực hiện sứ mệnh lịch sử đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Kết hợp giáo dục, bồi dưỡng mục tiêu, lý tưởng với giải quyết các vấn đề chính đáng của thanh niên như: học tập, lao động, việc

làm, nhu cầu văn hoá thông tin, giải trí tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và phát triển toàn diện. Đảng ủy phải thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình, định hướng, tạo mọi điều kiện để tổ chức đoàn hoạt động, định kỳ gặp gỡ, đối thoại với thanh niên, nắm chắc số lượng, chất lượng, tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của thanh niên để giải quyết kịp thời. Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm nhằm chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của cấp ủy, đảng viên phụ trách, chống thái độ thờ ơ hoặc khoán trắng cho thanh niên. Cán bộ, đảng viên phải thật sự gương mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống để thế hệ trẻ noi theo.

Cùng với đó Đảng ủy phường cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, tổ chức triển khai việc thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị khóa XI về “ Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị khóa XII về đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhằm mang lại những chuyển biến tích cực cho công tác thanh niên. Bên cạnh đó cần đưa nội dung nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm

Thứ hai, tăng cường vai trò trực tiếp của Đoàn thanh niên phường Đại Kim trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên

Đoàn thanh niên chính là lực lượng xung kích, gần gũi nhất, có vai trò quy tụ, tập hợp thanh niên, góp phần giáo dục, bồi dưỡng thanh niên. Trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên, Đoàn thanh niên đóng vai trò nòng cốt, là tổ chức không thể thiếu. Muốn phát huy sự hiệu quả trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên, Đoàn cần quan tâm đổi mới thường xuyên nội dung, hình thức giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho đoàn viên thanh niên. Đưa nội dung văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn. Đoàn thanh niên cần thường xuyên đề ra

những kế hoạch nhằm giáo dục văn hóa ứng xử, lồng ghép những nội dung về văn hóa ứng xử vào những chương trình, hoạt động cụ thể do Đoàn triển khai.

Đoàn cần tích cực tổ chức các diễn đàn thanh niên nói về sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa... Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội. Đoàn cũng cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lối sống văn hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng thanh niên. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong thanh niên. Đề cao trách nhiệm nêu gương cán bộ đoàn. Tạo diễn đàn trao đổi, đối thoại với thanh thiếu niên về các vấn đề văn hóa ứng xử trong đời sống góp phần hướng thanh niên đến nhận thức và hành vi ứng xử đúng đắn.

Chú trọng khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là internet, mạng xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy hiệu quả các Trang thông tin, Hội, Nhóm của Đoàn thanh niên phường Đại Kim nhằm tuyên truyền, giới thiệu các tin tốt, câu chuyện đẹp, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống. Xây dựng, tuyên dương và nhân rộng các cá nhân, tập thể thanh niên có hành vi ứng xử văn hóa để lan tỏa trong cộng đồng. Đoàn cần đi đầu trong việc xây dựng một bộ nguyên tắc ứng xử cho thanh niên dựa trên những chuẩn mực trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Đây là việc làm cần thiết tạo ra một bộ quy tắc ứng xử thống nhất đối với thanh niên. Giúp thanh niên có điều kiện tìm hiểu, uốn nắn hành vi của bản thân theo những hành vi ứng xử tốt đẹp.

Thứ ba, tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giáo dục, nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên

Để nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên còn cần đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân nhân trong việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong thanh niên, giáo dục, bồi dưỡng, chăm lo đến thanh niên,

tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. Trong đó Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò chủ trì tuyên truyền vận động các tổ chức thành viên trong việc giáo dục, giám sát, hỗ trợ xây dựng văn hóa ứng xử cho thanh niên và gương mẫu trong thực hiện ứng xử tại cơ quan, đơn vị, tổ chức và tại gia đình, cộng đồng, xã hội.

Các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,...cần phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh niên trong các phong trào đang triển khai. Tuyên truyền, vận động các gia đình xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vai trò làm gương của ông bà, cha mẹ trong giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh niên. Phối hợp với gia đình trong giáo dục, định hướng tư tưởng, lối sống cho thanh niên tạo điều kiện để thanh niên phát triển toàn diện. Giám sát việc thực hiện và đánh giá chất lượng các phong trào thi đua của tuổi trẻ, nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyện của thanh niên, động viên thanh niên đi đầu trong các khâu khó, việc mới, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Từ đó tạo ra sự chuyển bến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thanh niên, tránh xa tiêu cực và tệ nạn xã hội.

2.3.3. Đảm bảo sự phối hợp giữa các chủ thể Đảng ủy, chính quyền, Đoàn thanh niên, nhà trường và gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh niên

Việc giáo dục, nâng cao văn hóa ứng xử cho thanh niên là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều các mối quan hệ xã hội phức tạp. Do đó, việc làm này luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội khác nhau. Đó là sự phối hợp giữa Đảng ủy, chính quyền, Đoàn thanh niên, nhà trường và gia đình nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh cho thanh niên rèn luyện, học hỏi những điều tốt đẹp, không ngừng nâng cao văn hóa ứng xử cho bản thân.

Sự phối hợp giữa những chủ thể kể trên trước hết là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hành động về công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh niên sao cho cùng một hướng, một mục đích, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau khiến công tác định hướng, giáo dục văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 76 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)