Trước khi thiết kế, ta cần quan tâm đến kết nối cái module cần thiết, các module được kết nối theo sơ đồ sau.
Hình 5.34. Sơ đồ kết nối các module
Sau khi có sơ đồ kết nối, chúng ta tiến hành thiết kế bản vẽ nguyên lý và bản vẽ điện tử của thiết bị thông qua phần mềm Proteus.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau quá trình nghiên cứu và phát triển máy chẩn đoán, chúng em đã biết được nguyên lý và cách thức hoạt động của Giao thức CAN và chuẩn OBD-II trên xe ô tô. Từ đó, đã ứng dụng được mạng CAN để đọc dữ liệu hiện tại của xe, đọc lỗi và xóa lỗi thực nghiệm trên xe TOYOTA VIOS, hiển thị thông số lên LCD. Với những ứng dụng đó, chúng em đã áp dụng được lý thuyết mạng CAN, lý thuyết về OBD và các thuật toán lập trình cơ bản trên Arduino IDE để xây dựng được thuật toán đọc và giải mã tín hiệu CAN, đồng thời hiển thị thông số lên LCD. Bên cạnh những điều đã đạt được cũng có những điều còn hạn chế, đó là chưa thiết kế được một thiết bị chẩn đoán hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu ban đầu đặt ra cùng với kì vọng của đề tài. Dựa trên những mặt còn thiếu sót, chúng em mong muốn đề tài được phát triển hơn khi mạch điện tử của thiết bị được gia công chỉnh chu hơn, phát triển thêm tính năng đọc số VIN của xe, mã của ECU động cơ và các tính năng khác từ cổng OBD-II trên ô tô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CCS Electronics, OBD2 Explain – A Simple Intro (2020),
https://www.csselectronics.com/screen/page/simple-intro-obd2-explained/language/en [2] Wikipedia , OBD-II PIDs, https://en.wikipedia.org/wiki/OBD-II_PIDs [3] Wikipedia, On-Board Diagnostics, https://en.wikipedia.org/wiki/On- board_diagnostics#OBD-II_Diagnostic_Trouble_Codes
[4] Nguyễn Quân, [CAN2.0][Controller Area Network], http://nguyenquanicd.blogspot.com/
[5] STVMAC11, Car to Arduino Communication: CAN Bus Sniffing and
Broadcasting With Arduino, https://www.instructables.com/id/CAN-Bus-Sniffing-and-
Broadcasting-with-Arduino/