Quy trình cấp tín dụng cụ thể của ngân hàng Shinhan

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (3) (Trang 40 - 75)

3.1 Đối với khoản vay tín chấp

Điều kiện để vay tín chấp là khách hàng đang đi làm, hưởng lương công ty và nhận lương qua chuyển khoản qua ngân hàng thì ngân hàng sẽ hỗ trợ khách hàng một khoản vay tín chấp cá nhân mà không cần tài sản đảm bảo với quy trình như sau

Bước 1: Khách hàng sẽ được chuyên viên tư vấn tài chính tư vấn rõ ràng chi tiết về khoản vay tín chấp dựa trên lương để giúp khách hàng có được khoản vay hợp lý nhất, tốt nhất với nhiều ưu đãi nhất qua điện thoại. Khách hàng sẽ được chia sẻ trước về quy trình thẩm định, thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị.

Bước 2: Sau khi chuẩn bị hoàn tất xong hồ sơ vay tín chấp ngân hàng, chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ đến nhận hồ sơ và đối chiếu trực tiếp với bản gốc, khách hàng không cần phải đến trực tiếp chi nhánh phòng giao dịch ngân hàng.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ và đối chiếu bản gốc đầy đủ, khách hàng sẽ được ký vào ĐƠN ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠM THỜI để trình lên cho ban thẩm định xem xét duyệt hồ sơ tín dụng của khách hàng.

Bước 3: Chuyên viên tín dụng ngân hàng sẽ xem xét đối thiếu thông tin của khách hàng, xác nhận lại một ít thông tin, chốt khoản vay đăng ký một lần nữa sau đó sẽ tiến hành thẩm định xét duyệt hồ sơ. Quy trình thẩm định trải qua 2 bước.

+ Đầu tiên, sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu thông tin giấy tờ mà khách hàng cung cấp và kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng.

38 | P a g e

+ Sau đó, quy trình thẩm định hồ sơ sẽ được đánh giá qua 2 cuộc gọi điện thoại để xác nhận thông tin khoản vay, không thẩm định trực tiếp. Cuộc gọi đầu tiên là gọi cho khách hàng qua di động, cuộc gọi thứ 2 là gọi cho phía công ty nơi khách hàng đang làm việc để xác nhận quá trình công tác.

+ Sau khi kết nối xong hai cuộc gọi và trong trường hợp khách hàng có kết quả kiểm tra tín dụng tốt thì ban thẩm định sẽ thông báo kết quả duyệt hồ sơ chính xác cho quý khách hàng.

Bước 4: Sau khi được thông báo kết quả duyệt khoản vay, bộ phận giải ngân sẽ thông báo, chốt thông tin giải ngân một lần nữa. Nếu khách hàng nắm rõ với điều khoản, điều kiện về khoản vay tín chấp tại ngân hàng và ĐỒNG Ý giải ngân thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân đổ tiền vào tài khoản thanh toán được ngân hàng cấp cho khách hàng.

Bước 5: Sau khi được thông báo về thông tin giải ngân, khách hàng đem theo CMND/ CCCD bản gốc ra chi nhánh phòng giao dịch gần nhất để làm thủ tục giải ngân, nhận tiền từ tài khoản thanh toán

Bước 6: Hàng tháng khách hàng sẽ nhận được tin nhắn về khoản vay, khoản phải trả, và ngoài ra nếu trả chậm sẽ có nhân viên gọi điện nhắc nợ khách hàng. Các khách hàng đang sử dụng tài khoản của ngân hàng khác có thể chuyển khoản trả nợ hoặc làm uỷ nhiệm chi để hàng tháng không phải đi đóng tiền trả góp. Số tài khoản để trả nợ đã được cung cấp khi khách hàng nhận khoản vay. Ngoài ra khách hàng cũng có thể gọi điện lên đường dây nóng bất cứ khi nào để hỏi số tài khoản và hỏi các thông tin về các vấn đề liên quan đến trả nợ

3.2. Đối với khoản vay thế chấp

Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng Shinhan Bank đối với khoản cho vay thế chấp được thực hiện thông qua các bước sau đây

Bước 1: Tư vấn và hướng dẫn hồ sơ khoản vay

Ở giai đoạn này, Chuyên viên tín dụng (CVTD) thuộc phòng Quan hệ khách hàng (QHKH) sẽ chịu trách nhiệm tư vấn và hướng dẫn hồ sơ khoản vay cho khách hàng

39 | P a g e + Tư vấn các khoản vay hiện có của ngân hàng tới khách hàng. CVTD cần nắm rõ các sản phẩm cho vay của ngân hàng mình để có thể giải đáp ngay lập tức những thắc mắc từ phía người vay. Ngoài ra, việc tư vấn phải dựa trên căn cứ vào thực tế của khách hàng và định hướng kinh doanh của khách hàng trong từng thời điểm

+ Sau khi tư vấn, khách hàng có mong muốn được vay, CVTD sẽ tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và đánh giá thực tế khách hàng

+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ: khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng Shinhan, khách hàng sẽ phải xuất trình một bộ hồ đăng ký và tùy thuộc vào mục đích vay vốn mà bộ hồ sơ có thể bao gồm những giấy tờ khác nhau

- Đối với nhóm khách hàng cá nhân: mục đích của khoản vay chủ yếu là vay mua nhà, mua xe và vay tiêu dùng. Mỗi loại mục đích vay vốn, khách hàng sẽ phải cung cấp cho ngân hàng bộ hồ sơ tín dụng, cụ thể:

Vay mua nhà Vay mua xe Vay tiêu dùng

Hồ sơ tín dụng + CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực + Sổ hộ khẩu thường trú/sổ tạm trú/KT3/giấy xác nhận tạm trú + Chứng từ sở hữu tài sản hoặc giấy tờ hợp lệ có liên quan (nếu có) + Hồ sơ chứng minh thu nhập + CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực + Sổ hộ khẩu thường trú/sổ tạm trú/KT3/giấy xác nhận tạm trú + Hồ sơ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất… + CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực + Sổ hộ khẩu thường trú/sổ tạm trú/KT3/giấy xác nhận tạm trú + Hồ sơ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất…

40 | P a g e + Hồ sơ mua xe: hợp

đồng mua xe, hóa đơn… Giấy tờ khác (nếu cần)

- Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, hoạt động cấp tín dụng gồm có: dịch vụ bảo lãnh, hỗ trợ vay trung và dài hạn, hỗ trợ vay ngắn hạn. Mỗi bộ hồ sơ tín dụng sẽ bao gồm:

Dịch vụ bảo lãnh Hỗ trợ vay trung và

dài hạn Hỗ trợ vay ngắn hạn

+ Đơn xin cấp vay + Hồ sơ pháp lý (GCN đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ, GCN đăng ký mẫu dấu, GCN đăng ký thuế) + Hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh + Những giấy tờ khác (nếu có)

+ Đơn xin cấp vay

+ Hồ sơ pháp lý (GCN đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh, Điều lệ, GCN đăng ký mẫu dấu, GCN đăng ký thuế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kế hoạch sản xuất

+ Chứng nhận sở hữu tài sản thế chấp (nếu có) + Những giấy tờ khác (nếu có)

Trong quá trình phòng QHKH tiếp nhận bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng + Nếu hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm

+ Trong trường hợp bộ hồ sơ cung cấp đầy đủ các giấy tờ mà ngân hàng yêu cầu thì sẽ tiến hành thẩm định, lập báo cáo đề xuất tín dụng

41 | P a g e + Sau khi Chuyên viên tư vấn nhận được bộ hồ sơ đầy đủ từ khách hàng thì sẽ hỗ trợ khách hàng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ; sắp xếp, xử lý hồ sơ cẩn thận và sau đó chuyển sang cho bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định và xét duyệt hồ sơ

Bước 2. Phân tích tín dụng

Sau khi Chuyên viên tín dụng tại Shinhan Bank nhận được đầy đủ bộ hồ sơ tín dụng và đối chiếu tính hợp lệ với bản gốc để xác nhận lại thông tin, xác nhận khoản vay. Trong trường hợp bộ hồ sơ được chấp nhận, khách hàng sẽ ký vào đơn đề nghị vay vốn tạm thời mà ngân hàng cung cấp để trình lên cho ban thẩm định xem xét và xét duyệt hồ sơ tín dụng của khách hàng. Cụ thể như sau:

- Sau khi CVTD xem xét tính phù hợp của bộ hồ sơ và đưa lên ban thẩm định, chuyên viên thẩm định sẽ đánh giá hồ sơ của khách hàng. Việc phân tích đánh giá dựa trên hồ sơ, báo cáo đề xuất tín dụng của Chuyên viên QHKH và đánh giá thực tế khách hàng

- Việc thẩm định khách hàng được tiến hành một cách kỹ càng như sau: + Thẩm định hồ sơ từ bộ phận Kiểm tra hồ sơ

+ Kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ có trong bộ hồ sơ xem thông tin trong đó có chính xác hay không.

+ Kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Sau khi đưa lên hệ thống, lúc này hồ sơ sẽ được máy quét để kiểm tra thông tin về tình hình nợ hiện tại của khách hàng, tình hình thẻ tín dụng, nợ xấu …

+ Nếu là doanh nghiệp thì kiểm tra xem doanh nghiệp có còn đang hoạt động không

Việc thẩm định khách hàng sẽ trải qua 3 bước

Bước 1: Thẩm định khách hàng qua điện thoại nhằm: + Đánh giá khách quan về khách hàng có nhu cầu vay vốn

+ Tìm hiểu về nhu cầu vay của khách hàng có thực tế và khớp với thông tin đưa ra trong bộ hồ sơ hay không

42 | P a g e + Tìm hiểu về nhân thân, số điện thoại khách hàng cung cấp có đúng với hiện tại hay không + Đối với khách hàng cá nhân, cần gọi cho phía công ty nơi khách hàng đang làm việc để xác nhận quá trình công tác.

Bước 2: Thẩm định thực tế

- Đối với các cá nhân: đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh hiện tại của khách hàng, thăm dò thái độ của khách hàng thông qua những người xung quanh để xác minh thông tin của khách hàng

- Đối với doanh nghiệp: đánh giá tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực, sản phẩm và thị trường, lợi thế cạnh tranh và thị phần, quan sát môi trường xung quanh …

Bước 3: Thẩm định tại nơi ký hợp đồng

Bộ phận thẩm định sẽ thẩm định lại thông tin thu thập được trên điện thoại và thực tế, thẩm định “thái độ đi vay” của khách hàng, sau đó lập báo cáo thẩm định tín dụng.

Một số lưu ý trong bước phân tích tín dụng

+ Thông tin thẩm định cần minh bạch

+ Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các bước trong quá trình phân tích

+ Chuyên viên tín dụng phải trung thực, khách quan, thực hiện đúng nhiệm vụ trong phạm vi công việc mình được giao, không để việc tư xen lẫn việc công

Bước 3: Quyết định tín dụng

Sau khi thẩm định bộ hồ sơ tín dụng cùng với việc thẩm định khách hàng, nếu thông tin trong bộ hồ sơ hợp pháp và thông tin có được từ việc thẩm định chính khách hàng là phù hợp, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định tín dụng cho khách hàng và trong trường hợp này là quyết định cho khách hàng vay. Người chịu trách nhiệm ở bước quyết định tín dụng được phân chia cụ thể như sau

- Tập trung tín dụng: Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh, Ban giám đốc, Hội đồng tín dụng Hội sở

43 | P a g e - Phân tán tín dụng: Giám đốc/ Phó Giám đốc chi nhánh

Quá trình ra quyết định tín dụng được thực hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi nghiên cứu và thẩm định các điều kiện vay vốn thì Shinhan Bank sẽ tiến hành tư vấn, thống nhất lại với khách hàng về mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay

- Lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn và xin phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo cáo, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay. Trong một số trường hợp (thường là những khoản vay lớn), sẽ có bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ khách hàng một lần nữa để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

- Hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định: CVTD căn cứ vào ý kiến của GĐ/PGĐ để tiến hành một số thủ tục như sau:

+ Yêu cầu khách hàng bổ sung giấy tờ, tài liệu đối với các trường hợp cần bổ sung điều kiện vay vốn.

+ Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.

+ Họp 3 bên để thống nhất các điều kiện, điều khoản của hợp đồng theo phê duyệt (nếu cần).

+ Bộ phận QHKH sẽ thông báo cho khách hàng nội dung phê duyệt.

+ Sau đó, trình lên cho Trưởng phòng tín dụng (TPTD) để kiểm tra lại nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng ý và trình lãnh đạo quyết định.

- Căn cứ vào hồ sơ cho vay, ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được GĐ/PGD chi nhánh quyết định:

+ Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết: sau khi đã kiểm tra lần cuối hồ sơ pháp lý và hồ sơ cho vay, GĐ/PGĐ Chi nhánh của ngân hàng cho vay sẽ quyết định: Duyệt đồng ý cho vay, Duyệt cho vay có điều kiện hay Không đồng ý cho vay

+ Đối với khoản vay vượt quyền phán quyết sẽ được Hội đồng tín dụng của ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi có sự phê duyệt, có thông báo, ngân hàng khu vực mới được phép giải ngân.

44 | P a g e - Ký hợp đồng

+ CVTD giới thiệu khách hàng với đơn vị hỗ trợ QHKH để phối hợp.

+ Bộ phận hỗ trợ QHKH ký hợp đồng với khách hàng và thực hiện nhận, quản lý tài sản bảo đảm

+ GĐ/PGĐ chi nhánh ký hợp đồng, văn bản.

Bước 4: Giải ngân

Người chịu trách nhiệm: QHKH, đơn vị hỗ trợ QHKH, GĐ/PGĐ chi nhánh

Sau khi hồ sơ vay vốn được thông qua, thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. Quy trình giải ngân được tiến hành như sau:

- Bước 1: Bộ phận hỗ trợ QHKH tiến hành các hoạt động sau: + Tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân

+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ giải ngân bao gồm: Giấy đề nghị giải ngân, bảng kê rút vốn vay, các giấy đề nghị khác của khách hàng, các chứng từ làm căn cứ giải ngân.

+ Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân + Lập đề xuất giải ngân.

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận quản trị tín dụng để thực hiện các bước tiếp theo + Soạn, phát hành thư Bảo lãnh (nếu có)

+ Thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nếu có) - Bước 2: Trình duyệt giải ngân

Trên cơ sở đề xuất giải ngân, bộ phận hỗ trợ QHKH chịu trách nhiệm thực hiện: + Kiểm tra hạn mức còn lại, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của căn cứ giải ngân. + Kiểm tra các thông tin được ghi trong các chứng từ giải ngân

+ Lập tờ trình giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Bước 3: Phê duyệt giải ngân

45 | P a g e Căn cứ vào tờ trình giải ngân của bộ phận HTQHKH và hồ sơ giải ngân, GĐ/PGĐ chi nhánh xem xét ra quyết định:

+ Duyệt đồng ý giải ngân và kí hồ sơ

+ Yêu cầu bộ phận HTQHKH hoàn thiện lại hồ sơ giải ngân + Từ chối giải ngân và nêu rõ lý do

- Bước 4: Phòng hỗ trợ QHKH nhập thông tin vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ

- Bước 5: Phòng hỗ trợ QHKH phối hợp với các bộ phận khác tiến hành giải ngân hoặc phát hành thư bảo lãnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu trong bước giải ngân

+ Thực hiện nhanh chóng chính xác và đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.

+ Số tiền giải ngân thực tế phải đúng với số tiền khách hàng ký nhận nợ trên giấy vay nợ và cam kết trả nợ.

Bước 5: Giám sát, thu hồi nợ

Giai đoạn giám sát tín dụng được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độ chấp hành tín dụng của khách hàng và kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp. Trong giai đoạn này thường có các bước sau:

- Giám sát tín dụng - Thu nợ

- Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng - Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (3) (Trang 40 - 75)