3.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng liên doanh Việt - Nga được thành lập ngày 19/11/2016. VRB là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Ngân hàng được thành lập với mục tiêu là sẽ trở thành một ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp lĩnh vực tài tài chính ngân hàng ,tài trợ và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước. Hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại hoá đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập quốc tế , đáp ứng các chỉ số của thông lệ quốc tế. Với một mục tiêu chiến lược như vậy thì Ngân Hàng Việt-Nga đã cam kết hướng tới khách hàng là đem lại sự tiện lợi nhất đến cho khách hàng trong mọi lĩnh vực của ngân hàng và đảm bảo sự gắn bó nhất.
Tổng tài sản của ngân hàng tại thời điểm 31/12/2010 đạt trên 590 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2009. Nguồn vốn luôn tăng trưởng với tốc độ cao, tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm. Đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động của VRB đạt xấp xỉ 480 triệu USD. Dư nợ tín dụng tăng trưởng hợp lý, đạt trên 330 triệu USD vào cuối năm 2010, tăng 27% so với năm 2009. Cơ cấu và chất lượng dư nợ phù hợp với chính sách và các quy định của NHNN.
3.2. Quy trình tín dụng
Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng
CBTD lập hồ sơ tín dụng sau khi tiếp xúc với khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án cán bộ tín dụng lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng, Giám đốc ngân hàng.
- Đối tượng cho vay: Chính sách cho vay của ngân hàng không giới hạn với một đối tượng nào cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả đối tượng cho vay.
=> Khi khách hàng đồng ý điều kiện của ngân hàng, sẽ tiến hàng lập hồ sơ, có thể nhận tại phòng giao dịch hoặc phân công nhân viên trực tiếp nhận hồ sơ tại nhà .
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng nhằm tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Lãnh đạo ngân hàng xem xét chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng thẩm định kiểm tra hồ sơ:
1. Văn bản của cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay vốn 2. Hồ sơ pháp lý:
- Bản sao y giấy CMND/CCCD/hộ chiếu, hộ khẩu của người vay và của vợ/chồng người vay (nếu đã kết hôn);
- Bản sao y giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân;
- Đối với khách hàng là người nước ngoài: Hộ chiếu còn thời hạn, giấy tờ chứng minh người nước ngoài được phép sinh sống/làm việc tại Việt Nam, thời hạn sinh sống/làm việc tại Việt Nam.
3. Hồ sơ khoản vay:
- Phương án vay vốn (theo mẫu của VRB); - Các văn bản liên quan đến mục đích vay vốn;
- Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ như sao kê 3 tháng thu nhập/hợp đồng lao động - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm
- Giấy tờ khác…
4. Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng với Ngân hàng và các tổ chức cho vay khác của cá nhân vay vốn đến thời điểm gần nhất.
5. Hồ sơ bảo đảm tiền vay thế chấp với ngân hàng.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Sau khi thẩm định dự án, Giám đốc ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nếu từ chối khách hàng thì Ngân hàng sẽ ra thông báo và đưa ra lý do, còn nếu đồng ý cho vay sẽ ra quyết định cụ thể. Hợp đồng tín dụng được ký giữa Ngân hàng và cá nhân theo mẫu do Ngân hàng ban hành. Các nội dung của hợp đồng tín dụng phải phù hợp với thông báo cho vay và thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các cam kết khác được các bên thỏa
thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn tín dụng, ngân hàng đình chỉ việc ký kết hợp đồng tín dụng.
Bước 4: Giải ngân
Đây là nghiệp vụ giải ngân tiền cho bên vay của ngân hàng trên nguyên tắc gắn liền với sự vận động tiền tệ của ngân hàng, bên vay trên cơ sở thông báo của ngân hàng thì cân đối sao cho phù hợp nhất.
- Tại thời điểm giải ngân, nhân viên tín dụng phải đảm bảo tại thời điểm đó khách hàng không thay đổi .
- Nguyên tắc giải ngân: phát tiền vay phải có khách hàng đối ứng, phù hợp mục đích đã kí kết .
- Hình thức giải ngân : Cấp tiền thuần tuý (trong phạm vi đã kí kết )và giải ngân có điều kiện (cho vay phụ kèm theo việc cấp tiền khi mà hợp đồng có quy định những điều kiện ràng buộc ).
Bước 5: Giám sát tín dụng và thu nợ
CBTD sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng thực tế, hiện trạng tài sản đẩm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ gốc và lãi của khoản vay và giảm thiểu tới mức thấp nhất tổn thất tín dụng có thể xảy ra.
Ở bước này nếu thực hiện tốt thì có thể tăng khả năng thu hồi vốn cả gốc và lãi, kịp thời đưa ra biện pháp xử lý nếu việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Qua đó thì hiệu quả cho vay của ngân hàng sẽ cao hơn .
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi của khoản vay tín dụng thì hợp đồng đương nhiên chấm dứt, sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng.
- Nếu khách hàng không trả hết được nợ gốc và lãi thì ngân hàng sẽ phải thanh lý bắt buộc:
+ Xử lý bảo đảm tiền vay : xử lí tài sản cầm cố hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán . Ngân hàng tự làm hoặc uỷ thác cho các công ty thu hồi nợ thực hiện.
+ Thực hiện quyền truy đòi trong cho vay gián tiếp
+ Thanh lí doan nghiệp nếu doanh nghiêp thua lỗ qua dài và không có khả năng trả nợ
+ Khởi kiện