Giải pháp nâng cao chất lượng quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (8) (Trang 35 - 39)

IV. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro và giải pháp nâng cao chất lượng quy trình tín

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quy trình tín dụng

Khác với những thơng lệ, quy trình truyền thống về các biện pháp quản lý, giảm thiểu rủi ro; trong điều kiện đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mọi thành phần kinh tế, thì việc đưa ra các giải pháp pháp quản trị cần thiết, phù hợp, thích ứng với tình hình mới, kiểm sốt rủi ro tín dụng tốt chính là một biện pháp giúp tổ chức/cá nhân vay vốn quản trị tốt phương án/dự án sản xuất kinh doanh của mình, góp phần làm lành mạnh mơi trường kinh doanh, để hoạt động tín dụng được an tồn, bền vững.

Một là, thiết kế khâu khởi tạo khoản vay: Đây chính là thực hiện quản trị rủi ro trước khi giải ngân cho vay, trong bối cảnh này, ngay thời điểm xét khoản vay, ngân hàng đã cần phải thiết kế một khoản vay thật đầy đủ (có tính đến cả q trình khách hàng xuống vốn, đến quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu bán hàng và khâu thu tiền bán hàng của khách hàng). Trong khâu khởi tạo này, cần lưu ý đến các phần trăm (%) biến động do dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng (liên quan đến xác lập hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, khoảng trả nợ, kỳ thu nợ, kỳ gia hạn, kỳ thu tiền bình quân của khách hàng với bên mua hàng…).

Hai là, thiết kế sản phẩm tín dụng: Sản phẩm tín dụng có liên quan đến hiệu quả

biến động, sản xuất – kinh doanh theo kỳ của dịch COVID-19, cần nhiều sản phẩm tín dụng linh hoạt: Theo từng kỳ hạn, ngành sản phẩm, khu vực, mùa vụ, tính cách,năng lực quản trị của khách hàng, theo chính sách kiểm sốt dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước,…

Ba là, thiết lập khẩu vị rủi ro: Tín dụng là hoạt động phải chấp nhận một mức rủi ro nhất định, và trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, đôi khi ngân hàng phải thực hiện kinh doanh “lệch” về các trọng số, hay ngành hàng, hay ngành biến động theo COVID-19. Vì vậy, ngân hàng nên xem xét khía cạnh này theo một cách có thể chấp nhận được, đó là thực hiện một “khẩu vị rủi ro COVID-19”, bao gồm các tỷ trọng lệch ngành, tỷ trọng ngành hàng, kể cả các lĩnh vực ưu tiên – và bao gồm các hệ số chấp nhận để ngân hàng thực hiện kinh doanh theo cách đặc biệt, phù hợp với bối cảnh. Bốn là, xây dựng khung rủi ro theo ngành: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức ngành, trong đó chú trọng cho vay các ngành, lĩnh vực thiết yếu, hạn chế cấp tín dụng trung, dài hạn, tập trung cho vay các ngành có chu trình ln chuyển vốn nhanh.

Năm là, liên kết các ngân hàng: Do sản phẩm của khách hàng phụ thuộc chuỗi

ngành hàng hoặc bị điều chỉnh bên tiêu dùng do ảnh hưởng COVID-19, bởi vậy, sản phẩm tín dụng cần liên kết các ngân hàng khi thực hiện cho vay, trong khâu thiết kế sản phẩm, phải tính đến chu trình khoản vay để linh hoạt liên kết các ngân hàng trong q trình kiểm sốt khoản vay được đầy đủ.

Sáu là, nâng cấp chất lượng thẩm định: Để có thể kiểm sốt tốt khách hàng cho

vay trong điều kiện này, ngân hàng cần nâng cao rõ rệt khâu thẩm định, không chỉ dừng lại ở khâu thẩm định xét duyệt cho vay, mà trong q trình cấp tín dụng, theo diễn biến dịch bệnh để có các thẩm định lại, từ đó mới có các ứng phó thích hợp. Song song đó, ngân hàng cần nâng cấp khâu thẩm định thành dịch vụ tư vấn thẩm định (để đạt 2 mục tiêu, vừa an toàn vốn vay, vừa hỗ trợ tốt khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh tốt).

Bảy là, giải pháp mở quỹ tích lũy: Cũng đã đến lúc cần nghĩ đến chiến lược dài

hạn, COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có với chuỗi giá trị tồn cầu khi gây gián đoạn đối với cả cung và cầu hàng hóa, do vậy, đã đến lúc nghĩ đến việc tích lũy dự phịng dơi dư cần thiết tùy theo quy mơ, theo đánh giá thực trạng tài sản trong danh mục để có tích lũy hợp lý.

Tám là, thực hiện trích lập dự phịng: Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng kịp

thời các nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như là một quỹ đỡ cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng cân đối và điều hành các chỉ số ngân hàng một cách chủ động.

Chín là, đẩy nhanh tiến độ số hóa: Trong đại dịch, để vừa tránh được việc giao

dịch trực tiếp, đồng thời giảm chi phí và gia tăng sức mạnh nội lực cho các ngân hàng, thì nhiệm vụ số hóa các sản phẩm và các giao dịch là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

Mười là, thực hiện kiện toàn hệ thống quy trình và đào tạo cán bộ: Việc ln nâng

cao năng lực, cũng như cập nhật, thay đổi các hành vi, thói quen cho hoạt động trong giai đoạn mới khơng đơn giản, do vậy, cần thiết kiện tồn lại hệ thống quy định, quy trình theo hướng số hóa và thực hiện đào tạo nhằm nắm bắt và nâng cao khả năng hội nhập theo tình hình mới. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phân tích doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng, khuyến khích họ tiếp cận cơng nghệ thơng tin hiện đại.

Mười một là,Thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp pháp luật hiện hành, đảm

bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay... xóa bỏ cơ chế “một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký” nhằm tiết kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong thực tế, mục tiêu cơ bản của hầu hết các NH là: lợi nhuận, an tồn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Vì quy trình tín dụng nói chung đều có những bước cụ thể, được mặc định sẵn nên về tổng qt, quy trình tín dụng ở các ngân hàng là giống nhau. Tuy nhiên, tùy ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng khác nhau ở một số điểm. Phân tích những điểm khác nhau trong chính sách tín dụng của các ngân hàng nhằm tìm hiểu rõ hơn về quy trình ra thực hiện tín dụng của các ngân hàng này. Trong quy trình tín dụng, kết quả của giai đoạn trước ln là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Nhưng, tùy từng trường hợp cụ thể mà các giai đoạn của quy trình tín dụng có thể được các cán bộ tín dụng áp dụng một cách linh hoạt tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Kết quả đánh giá của các cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến hiệu quả tín dụng. Do đó, một quy trình tín dụng được thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NH. Tùy thuộc vào quy mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học, thời hạn cho vay, hình thức cho vay và lĩnh vực cho vay mà quy trình tín dụng có thể được thiết kế khác nhau. Ngồi ra, dựa trên các quy trình thực hiện hợp đồng cho vay chuẩn mực được thiết kế ban đầu, các tổ chức tín dụng kịp thời phân tích, đánh giá những rủi ro và đưa ra những giải pháp cụ thể để khoản vay an toàn, hiệu quả hơn. Ngay cả nếu có thiếu sót khi xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng cũng có thể kịp thời khắc phục xử lý, hạn chế thấp nhất những thiệt hại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO  http://eldata3.neu.topica.vn/FIN504/Giao %20trinh/04_NEU_FIN504_Bai4_v1.0013110211.pdf  https://vietnambiz.vn/qui-trinh-tin-dung-credit-procedures-la-gi-so-do-qui-trinh- tin-dung-20190810173208845.htm  http://elb.lic.neu.edu.vn/bitstream/DL_123456789/5112/1/TT.THS.7312.pdf  https://chiasevaytien.com/tin-tuc/vpbank-la-ngan-hang-gi-gioi-thieu-ve-ngan- hang-vpbank-nam-2020.htm  https://www.hsbc.com.vn/content/dam/hsbc/hbvn/documents/important- information/capital-adequacy-ratio-disclosure.pdf  https://baodautu.vn/vietcombank-but-pha-vuon-ra-bien-lon-d39752.html  https://123docz.net/document/2461274-so-sanh-quy-trinh-tin-dung-cua-4-ngan- hang-thuong-mai-nha-nuoc.htm  https://www.hsbc.com.vn/credit-cards/articles/what-do-i-need-to-apply-for-a- credit-card/  https://www.hsbc.com.vn/accounts/products/ceps-privilege/personal-instalment- loan/  https://websosanh.vn/tin-tuc/co-nen-lam-the-tin-dung-ngan-hang-hsbc-c78- 20161030110527155.amp  https://taichinhnhanh.com/thu-tuc-ho-so-vay-the-chap-tai-vpbank.html  https://taichinhnhanh24h.com.vn/vay-the-chap-so-do-ngan-hang-vpbank-229- a8id.html  https://smeconnect.vpbank.com.vn/tintuc/tin-tuc-doanh-nghiep/tai-chinh/phuong- thuc-cho-vay-theo-du-an-dau-tu-la-gi-quy-trinh-cho-vay-nhu-the-nao.740/

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tín dụng ngân hàng 1 (8) (Trang 35 - 39)