7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với Công giáo
1.2.2.1. Yếu tố khách quan
- Toàn cầu hóa và kinh tế thị trường
Toàn cầu hóa trước hết được hiểu là quá trình chuyển từ tính quốc tế, vốn được hiểu theo nghĩa liên nhà nước, sang tính xuyên quốc gia. Các chiến lược bành trướng tôn giáo không còn hoặc ít liên quan đến các quyền bá chủ về chính trị và thường phụ thuộc vào phạm vi của các logic mới. Ngoài ra, các luồng tôn giáo này không còn giới hạn ở sự lưu truyền Bắc - Nam mà trở nên
đa chiều, mở rộng không gian tiếp nhận, ảnh hưởng và tiếp biến các yếu tố thuộc tôn giáo.
Toàn cầu hóa đã tác động sâu sắc đến sự vận động, biến đổi và phát triển của nhân loại, là quá trình mở rộng dần không gian lãnh thổ, nên con người không chỉ tiếp cận với một hoặc các tôn giáo của đất nước mình, mà còn biết tới tôn giáo khác, thậm chí không phải tiếp thu một cách thụ động, mà còn chủ động tiếp thu với tinh thần phê phán. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáo theo các mức độ tin theo tôn giáo của mình và nảy sinh hiện tượng một cá nhân cùng theo nhiều tôn giáo khác nhau.Tôn giáo là bộ phận của văn hóa đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, điều đó vừa tạo ra thời cơ, nhưng cũng gây không ít khó khăn, trở ngại cho công tác QLNN về tôn giáo. Trong khi đó, tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp còn có nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ, việc phối hợp các cấp, các ngành trong xử lý các vấn đề nảy sinh trong tôn giáo đôi khi còn thụ động; chưa khôn khéo, kịp thời.
Kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ đến tôn giáo. Đó là các xu thế thế tục hoá tôn giáo, hiện đại hoá tôn giáo, đa dạng hoá tôn giáo, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới, đồng thời chỉ ra cơ sở của sự hình thành các tôn giáo mới và những đặc trưng điển hình của hiện tượng tôn giáo mới. Sự tác động của kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0 làm đời sống tôn giáo của nước ta có những biến đổi sâu sắc. Đó là sự biến đổi đức tin, nhu cầu sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo gia tăng với sự “trở lại niềm tin tôn giáo”diễn ra ở tất cả các tôn giáo, các cộng đồng, các tầng lớp dân cư ở mức “đậm”, “nhạt” khác nhau và ở mọi vùng miền trong cả nước. Diện mạo tôn giáo đã thay đổi theo xu hướng ngày càng đa dạng hóa, dẫn đến sự thay đổi đức tin, xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới
đặt ra cho công tác QLNN về tôn giáo ngày càng có nhiều vấn đề cần giải quyết.
- Khoa học công nghệ
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ mà trong đó mọi khía cạnh của đời sống đều có ảnh hưởng của khoa học công nghệ. Tác động của khoa học công nghệ có sức mạnh đặc biệt đối với niềm tin tôn giáo truyền thống. Nhiều khái niệm liên quan đến tôn giáo đang bị lung lay dưới áp lực của khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo trong đó có hoạt động của một số tổ chức, cá nhân chức sắc, chức việc Công giáo không tuân thủ các quy định pháp luật; lợi dụng hoạt động Công giáo, tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách, nói xấu chế độ, lôi kéo, kích động giáo dân chống đối chính quyền, gây xung đột, hình thành sự kiện chính trị bất ổn ở địa phương, làm phức tạp tình hình, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
1.2.2.2. Yếu tố chủ quan
- Quan điểm phát triển và thể chế nhà nước
Nhà nước là chủ thể quản lý các tôn giáo. Trong đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo là những nhiệm vụ trọng tâm. Điều này được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013. Triển khai thực hiện Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IV, kỳ thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016. Đây là văn bản quy phạm thể chế hóa cụ thể nhất các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng và các hoạt động của các tôn giáo (tính cho tới thời điểm này). Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 31/01/2018 về việc
công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có những nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo như về đất đai, xây dựng, về đăng ký hộ khẩu... Hệ thống chính sách được ban hành, sửa đổi, bổ sung có tác động tích cực trong việc bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân, cũng như quản lý các hoạt động tôn giáo theo pháp luật.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách của nhà nước
Thực tế hoạt động QLNN về tôn giáo rất phức tạp và nhạy cảm, đa dạng và thường xuyên phát sinh những vấn đề mới. Mặc dù hệ thống pháp luật về lĩnh vực tôn giáo của nước ta mới được ban hành như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nhưng một số mặt, một số nội dung chưa bao quát hết được mọi hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Một số vấn đề phát sinh trong thực tế liên quan đến hoạt động tôn giáo, công tác tôn giáo nhưng trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể gây ra sự khó khăn cho công tác QLNN về tôn giáo.
- Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ở cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về công tác tôn giáo, chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, không phải là cán bộ chuyên trách nên thường không am hiểu kỹ để tham mưu kịp thời, đầy đủ, chính xác, điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ngay ở cơ sở.
Đội ngũ cán bộ QLNN về tôn giáo còn thiếu, bộ máy tổ chức chưa ổn định, thường xuyên tách, nhập. Đặc biệt là trình độ chuyên môn còn nhiều
hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác QLNN trong tình hình mới. Chưa thấy hết được tính nhạy cảm và những diễn biến khó lường, phức tạp trong công tác tôn giáo. Nhận thức về tôn giáo và chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương chưa thật đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và thống nhất.
- Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành
Các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã khai thác triệt để những khía cạnh hiện nay chưa được quy định cụ thể trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành mà có lợi cho tổ chức tôn giáo để thực hiện các hoạt động tôn giáo như hiến tặng, chuyển nhượng đất đai cho các tổ chức tôn giáo, chia tách giáo xứ, giáo họ... Việc khiếu kiện, đòi lại nhà đất có nguồn gốc tôn giáo tiếp tục diễn biến phức tạp, có những sự việc đã thấy có dấu hiệu chỉ đạo thống nhất của tổ chức tôn giáo, kích động, xúi dục tín đồ làm đơn tập thể để gây áp lực với chính quyền địa phương. Một số nơi giáo hội đã chỉ đạo tín đồ thực hiện một số vụ việc khi chưa được sự đồng ý của chính quyền, tạo nên sự việc “đã diễn ra, đã rồi” buộc các cấp chính quyền phải có sự quan tâm giải quyết nhằm có lợi cho các tổ chức tôn giáo.
Nền kinh tế đã có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đạt được những kết qua quan trọng, làm cho đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạng hơn, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước tăng lên. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động công giáo, nhất là trong lĩnh vực truyền thông. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội ngày càng hài hòa. Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho chính sách tôn giáo ở Việt Nam tiến gần hơn với luật pháp quốc tế.
1.3. Chủ thể, nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với Công giáo