3.1. Kết luận
Trên cơ sở bài tập dạng này có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học như: dạy bài mới, ôn tập - luyện tập. Ngoài ra có thể dùng bài tập để kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Trong quá trình thực hiện và triển khai đề tài, tôi nhận thấy đề tài đã góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn đó là:
Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và kiểm tra được các kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy vật lí ở trường THPT.
Thực tế giảng dạy cho thấy, việc áp dụng phương pháp giải các bài tập về định luật bảo toàn cơ năng, đã thu được những kết quả rất tốt. Học sinh hiểu và áp dụng được phương pháp giải các bài tập tương đối dễ dàng, chính xác.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh, việc nắm bắt phương pháp giải tương đối khó khăn do lượng công thức nhiều đòi hỏi trong thời gian tới tôi cần tiếp tục hoàn chỉnh đề tài cho đối tượng học sinh này.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường:
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học để tập thể giáo viên nêu ra những ý kiến đóng góp cho phù hợp với nội dung và phương pháp học.
Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để góp phần nâng cao về chất lượng giảng dạy.
* Đối với giáo viên:
Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
Soạn bài một cách chu đáo, kỹ lưỡng, chuẩn bị nội dung các câu hỏi sao cho lôgíc và có hệ thống nhằm dẫn dắt phù hợp đúng trình tự của bài dạy.
Cần biết phối hợp một cách linh hoạt các hình thức phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan SKKN này không coppy của người khác.
Lưu Thị Thuỳ Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO.