b. Thiết bị chính sử dụng trong hệ thống
3.7 Giảm thiể uô nhiễm trong giai đoạn hoạt động
Khí thải:
- Do đây là công trình nhà làm việc kết hợp nghiên cứu thuộc khu vực khá riêng biệt nên không có ô nhiễm đáng kê trong quá trình hoạt động. Và các nguồn khí thải phát tán ra môi trường tự nhiên không đáng kê.
Nước thải:
- Nước sinh hoạt: Các hầm tự hoại xây dựng có kích thước phù hợp với số người trong dự án và đúng tiêu chuẩn kĩ thuật trước khi thoát ra hệ thống chung. Nước sinh hoạt của công trình này sẽ được gom về khu xử lý nước thải.
- Thuyết minh công nghệ:
+ Nước thải sinh hoạt theo hệ thống thoát nước dẫn vào bê tự hoại (Septic tank) + Nước thải sau khi qua bê tự hoại (Septic tanks) sẽ chảy qua hố thu nước, tại đây có
đặt thiết bị lược rác gọi là song chắn rác nhằm giữ lại các vật thê rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm),… các vật thê rắn bị giữ lại tại song chắn rác được lấy định kỳ và xử lý như chất thải rắn.
+ Nhờ thiết bị bơm chìm, nước thải sau khi qua song chắn rác sẽ được bơm vào bê điều hòa của khu xử lý nước thải. Bê điều hòa có nhiệm vụ chứa nước và điều tiết lưu lượng, nồng độ nước thải một cách ổn định.
+ Tại bê điều hòa, nhờ bơm chìm, nước thải được bơm vào công trình xử lý sinh học là bê thổi khí, tại đây các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý hầu như triệt đê. Thiết bị thổi khí được vận hành liên tục 24giờ/ngày nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật thiếu khí hoạt động. Hiệu quả xử lý sinh học hiếu khí có thê đạt từ 80 - 95%.
+ Phần nước trong từ bê lắng sẽ qua bê khử trùng, tại đây hóa chất khử trùng (dung dịch chlorine) sẽ được bơm đồng thời vào bê đê xử lý triệt đê các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… trước khi xả vào mạng lưới thoát nước của thành phố.
+ Với quy trình công nghệ trên (chủ yếu sử dụng công nghệ sinh học), hiệu quả xử lý sẽ rất cao, chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn (TCVN 6772) xả vào nguồn tiếp nhận chung.