a) Bộ chia tín hiệu các loại .
Bộ chia tín hiệu
- Các loại bộ chia sử dụng trong hệ thống đê phân chia tín hiệu. Các bộ chia có số đầu ra khác nhau khác sẽ được sử dụng tại các vị trí tương ứng đê đảm bảo phân chia tín hiệu cho các nhánh khác nhau với mức suy hao tín hiệu là nhỏ nhất. Bộ chia cao tần sẽ được sử dụng đê chia tín hiệu cao tần từ anten cho các máy thu đê cấp tín hiệu cho máy thu giải mã. Bộ chia thường được dùng đê phân chia tín hiệu truyền hình sau khi đã xử lý tới các máy thu hình trong các phòng khác nhau.
b) Khuếch đại cao tần Khuếch đại tín hiệu
- Trong mạng truyền hình khi truyền đi xa hoặc chia ra nhiều nhánh thì tín hiệu truyền hình thường bị suy hao. Nếu không được nâng mức lên thì các kênh truyền hình sẽ xảy ra hiện tượng muỗi, mờ. Bộ khuếch đại tín hiệu giúp bù lại tín hiệu của các kênh truyền hình bị suy hao trên đường truyền, bù lại lượng tín hiệu bị hao hụt do truyền đi xa hoặc qua các bộ chia
c) Bộ điều chế tín hiệu
Bộ điều chế tín hiệu Mã hiệu
- Tín hiệu AV đưa ra từ các máy thu sẽ được bộ điều chế chuyên đổi thành tín hiệu truyền hình tương thích với chuẩn tín hiệu đưa vào các máy thu hình. Thông qua bộ điều chế ta có thê ghép được rất nhiều kênh truyền hình đê truyền đi trong một đường cáp duy nhất. Bộ điều chế có thê đặt được tín hiệu truyền hình theo các hệ PAL BG, PAL I hoặc PAL DK khi đó sẽ đảm bảo được sự tương thích cho các loại máy thu hình khác nhau.
1.13.3. HỆ THỐNG ÂM THANH CÔNG CỘNG (PUBLIC ADDRESS)
2.5.3.1. Tổng quan về hệ thống trang âm công cộng
- Hệ thống âm thanh công cộng còn được gọi là hệ thống phát thanh công cộng (Public Address) nhờ tính chất truyền tải âm thanh của hệ thống chủ yếu là phục vụ truyền tải các thông điệp từ giọng nói của con người.
- Hệ thống âm thanh công cộng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như khu vực sảnh, tầng hầm, sảnh các phòng đê phát thông báo khi cần thiết
- Các thiết bị cấu thành hệ thống bao gồm bộ thu tiếng/phát tiếng (các micro - có dây, không dây cài áo, bàn gọi, casssette, CD…), hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh (khối điều khiên, khối giám sát), hệ thống khuếch đại âm thanh (âm ly), hệ thống tái tạo âm thanh (loa nén, loa cột, loa trần, loa hộp ...) và khối nguồn.
- Tín hiệu âm thanh được tạo ra/thu được nhờ hệ thống thu tiếng phát tiếng được đưa đến bộ xử lý âm thanh đê hiệu chỉnh lại, phân và chọn vùng. Sau đó được đưa đến hệ thống các âm ly đê được khuếch đại ra công suất lớn hơn rồi được đưa ra các loa.
CHƯƠNG 1. Mục đích thiết kế hệ thống
- Thông báo, hướng dẫn thoát hiêm trong trường hợp khẩn cấp như thông báo an ninh, thông báo phòng cháy, chữa cháy, chống đột nhập
- Thông báo thông thường qua microphone (từ phòng trung tâm, từ các điêm đặt bàn gọi phụ) cho mọi người có mặt trong tòa nhà khi cần thiết
- Hỗ trợ hoạt động quản lý
- Phát nhạc nền hỗ trợ các hoạt động trong công trình
CHƯƠNG 2. Cấu trúc hệ thống
- Hệ thống truyền thanh báo sự cố thiết kế cho công trình được xây dựng trên cơ sở gồm các chức năng chính:
+ Phục vụ hoạt động điều hành, giám sát hoạt động tại các tầng, cung cấp thông tin cần thiết tới mọi người hoạt động trong khu vực các tầng.
+ Thông báo, hướng dẫn thoát hiêm trong trường hợp khẩn cấp như thông báo an ninh, thông báo phòng cháy, chữa cháy…cho từng vùng hoặc toàn bộ toà nhà
+ Thông báo nhắn tin (tìm người,…) qua microphone cho mọi người có mặt trong tòa nhà khi cần thiết.
- Đầu vào của hệ thống là bàn gọi chính đặt tại phòng điều khiên trung tâm và phòng kỹ thuật của các toà nhà, có thê lựa chọn được 12 vùng khác nhau, đầu đĩa CD và đầu thu kỹ thuật số phục vụ cho phát âm ghi sẵn hoặc phát nhạc nền.
- Tủ chứa khối trung tâm xử lý tín hiệu bao gồm: bộ trộn kèm khuếch đại, âmly khuếch đại công suất, khối cấp nguồn cho hệ thống, có chức năng cấp nguồn, kết nối với bàn gọi và nguồn nhạc ngoài, lựa chọn vùng loa, quản lý chất lượng âm thanh của hệ thống.
- Bộ trộn kèm khuếch đại làm nhiệm vụ phân phối tín hiệu vào – ra theo yêu cầu của người điều khiên.
- Âmly khuếch đại công suất được tính toán đảm bảo cung cấp đủ công suất cho hệ thống hoạt động, phát âm thanh thông báo và phát nhạc nền.
- Khối cấp nguồn cung cấp điện áp 220V- 50Hz thông qua chuyên mạch. Khối cấp nguồn có bộ lưu điện sử dụng ắcquy và bộ sạc, đảm bảo duy trì hoạt đông cho hệ thống khi có sự cố về điện xảy ra sau 1 thời gian.
- Bộ chia vùng được đặt tại các hộp kỹ thuật bố trí tại các tầng, nhận tín hiệu điều khiên từ bàn gọi, qua khối trung tâm xử lý, đưa ra các vùng loa tương ứng đã định.
- Hệ thống loa được chia tách thành các vùng riêng biệt, được tính toán bố trí với số lượng phù hợp, tại các khu vực nhiều người qua lại hoặc khu vực làm việc (sảnh, hành lang, siêu thị, …). Các vùng trong tòa nhà được phân tách theo từng tầng và dựa trên cơ sở mục đích sử dụng của từng khu vực đê giúp cho việc thông báo, chỉ dẫn trong tình huống khẩn cấp được tập trung vào khu vực đó mà không ảnh hưởng nhiều đến các khu vực khác.
c. Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị chính
c.1. Đầu thu kỹ thuật số
- Khối thiết bị cung cấp tín hiệu âm thanh nhạc nền (Background Music) cho hệ thống âm thanh thông báo PA, thiết bị này có thê cung cấp dạng tín hiệu âm thanh FM/AM có chất lượng tốt cho hệ thống PA.
- Khả năng thu/phát tín hiệu FM/AM, đồng thời thông qua một bộ sử lý tín hiệu số các tần số FM và AM được quản lý trong một bộ nhớ, với băng FM có thể nhớ 15 tần số, băng AM có thể nhớ 10 tần số khác nhau.
c.2. Đầu đĩa DVD
c.3. Bộ điều khiên ma trận 8x2
- Là bộ điều khiên ma trận 8 đầu vào và hai đầu ra, nó có khả năng định tuyến kênh, thiết lập âm lượng, điều khiên đầu vào, ra có thê đặt chế độ ưu tiên, linh hoạt định tuyến 8 đầu vào 2 đầu ra, cấu hình người sử dụng bảo vệ bằng password.
- Được thiết kế với kiêu dáng đẹp, chắc chắn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về kích thước. Tương thích với nhiều thiết bị âm thanh và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của một hệ thống âm thanh công cộng chuyên nghiệp.
c.4. Bàn gọi các vùng
- Bàn gọi 12 vùng là một micro có kiêu dáng chất lượng cao, được thiết kế chắc chắn cho phép đặt trên bàn hoặc gắn gọn gàng trên một mặt phẳng. Nó được dùng chủ yếu cho mục đích phát thanh, thông báo tới vùng được chọn hay trong toàn vùng trong hệ thống âm thanh công cộng(PA).
- Cung cấp nhiều chức năng có thê chọn lựa như: bộ lọc âm, hệ số khuếch đại…
- Các vùng được chọn sẽ được hiên thị bằng các LED trên mặt của micro. LED 2 màu hiên thị trạng thái của micro và hệ thống, màu xanh là micro được kích hoạt, màu cam nhạt cho ta biết là hệ thống đã bị chiếm bởi nguồn khác có quyền ưu tiên cao hơn hoặc lỗi hoạt động.
c.5. Khối xử lý thông điệp
- Khối xử lý thông điệp có chức năng lưu trữ các lời nhắn, thông báo, thông tin có tính chất nhắc nhở hoặc cảnh báo đê làm nguồn âm tự động cấp cho hệ thống trong trường hợp hoạt động khi có sự cố hoặc khi hệ thống hoạt động trong chế độ tự động.
- Các lời nhắn hoặc thông báo có thê dễ dàng cạp nhật hoặc xóa bỏ thông qua menu điều khiên.
c.6. Âmly công suất
- Là bộ khuếch đại công suất chất lượng cao của , được thiết kế với kiêu dáng đẹp, chắc chắn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về kích thước. Nó tương thích với nhiều thiết bị âm thanh và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của một hệ thống âm thanh công cộng chuyên nghiệp.
- Cho âm thanh với chất lượng và độ tin cậy cao nhờ có bộ điều khiên nhiệt độ bên trong. Điều này cho phép nó tái tạo âm thanh trung thực ở công suất cao và ít tạp âm ở công suất thấp.
- Có hệ thống bảo vệ nhiệt và ngắn mạch . Khi nhiệt độ của âm ly quá cao hoặc đầu dây bị chập thì âm ly tự động ngắt.
c.7. Loa trần
c.8. Loa treo tường
c.9. Loa nén
2.1.1. HỆ THỐNG MẠNG ĐIỆN THOẠI
a. Mô tả thiết kế.
- Cáp tín hiệu từ bưu điện tới tủ MDF đặt tại tầng 1. Từ tủ MDF sử dụng cáp đi trên thang cáp tới các IDF tầng, từ các IDF tầng sử dụng cáp thoại 2x2x0,5mm2 luồn trong ống PVC chịu lực tới các hộp nối dây trong phòng làm việc.
b. Thiết bị chính sử dụng trong hệ thống
- Tủ MDF các loại. Sử dụng đê đấu nối chia cáp tín hiệu cho các phòng, các khu
vực, các tầng khác nhau trong tòa nhà.
- Hộp đấu nối trong phòng:Sử dụng đê đấu nối cáp trong phòng giúp đảm bảo tín
hiệu và độ tin cậy trong qua trình sử dụng.
- Cáp tín hiệu các loại: Là các đường cáp đê truyền dẫn tín hiệu cấp từ Bưu Điện
đến mỗi vị trí đặt điện thoại trong tòa nhà.
- Phiến đấu dây: Giúp kết nối chuyên tiếp tín hiệu từ các đường cáp chính đến các
đường cáp nhánh theo thiết kế kỹ thuật của hệ thống.
- Ổ cắm điện thoại âm tường: Giúp dễ dàng nối các máy điện thoại với hệ thống,
đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình sử dụng cho mỗi phòng, mỗi khu văn phòng và các khu vực của tòa nhà.
- Ống ghen SP: Giúp bảo vệ các đường cáp tín hiệu tránh các tác nhân bên ngoài
như côn trùng… làm hỏng các đường truyền tín hiệu làm gián đoạn đường truyền thông tin của tòa nhà.
- Hệ thống chống sét: Giúp bảo vệ các thiết bị của hệ thống khỏi hỏng hóc do chịu
tác động của tín hiệu điện do sét lan truyền trong hệ thống mạng điện thoại và dảm bảo an toàn cho người sử dụng, khai thác hệ thống.
2.1.2. HỆ THỐNG MẠNG INTERNET
Công trình sử dụng hệ thống mạng cáp quang. Cáp quang từ nhà cung cấp đến ODF đặt tại tủ Rack tại tầng 1 tòa nhà. Từ tủ Rack tổng sử dụng các sợi cáp quang cấp tín hiệu đến các tủ Rack tầng của, từ các tủ Rack tầng sử dụng cáp tín hiệu Cat5e luồn ống D20 đến các ổ cắm mạng .
Cấu trúc mạng LAN gồm các phần sau:
- Phiến đấu dây chính:
Phiến đấu dây chính được đặt trong tủ Rack 19U tại tầng kỹ thuật.
- Phiến đấu dây tầng:
Tủ kỹ thuật tầng sử dụng là loại tủ 12U, tại đây đặt các Switch và Patch Panel đê đấu nối cáp trục và cáp nhánh của mạng máy tính với nhau. Số lượng Switch hay Patch Panel phụ thuộc vào số lượng đầu ra từ hộp kỹ thuật.
- Hệ thống cáp mạng:
Cáp từ phiến đấu dây vào phòng sử dụng loại UTP-CA5E; cáp từ hộp nối phòng tới các ổ cắm mạng sử dụng loại UTP-CAT5E.
- Hệ thống ổ cắm:
Ổ cắm mạng máy tính được thiết kế cho công trình là loại ổ cắm âm tường (loại 1 nhân). Các ổ này được lắp cách sàn một khoảng đồng nhất 40cm.
2.2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY:
Hệ thống báo cháy công trình thiết kế dựa trên các cơ sở sau:
- Mặt bằng tổng thê qui hoạch của công trình
- Phương án thiết kế kiến trúc công trình
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn:
2.2.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng hệ thống báo cháy
- TCXD 215 : 1998 - Phòng cháy chữa cháy Từ vựng - Phát hiện cháy và báo động
cháy
- TCXD 217 : 1998 - Phòng cháy chữa cháy Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dụng cho
phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiêm
- TCXD 218 : 1998 - Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung
- TCVN 3991 : 1985 - Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ - Định nghĩa
- TCVN 5303 : 1990 - An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 3254 : 1989 - An toàn cháy - Yêu cầu chung
- TCVN 4878 : 1989 - Phân loại cháy
- TCVN 4879 : 1989 - Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn
- TCVN 2622 : 1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6160 : 1996 - Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5040 : 1990 - Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Kí hiệu hình vẽ dựng trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kĩ thuật
- TCVN 5738 : 1993 - Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6103 : 1996 - Phòng cháy chữa cháy - Thuật ngữ - Khống chế khói
- TCVN 5738 : 2001 - Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật
2.2.2. Đặc điểm của hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và thông báo địa điêm cháy. Sau khi thiết kế và lắp đặt phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phát hiện ra sự cháy nhanh chóng, chính xác và kịp thời ở các khu vực bảo vệ.
- Phát tín hiệu báo động, chỉ thị cháy một cách rõ ràng bằng chuông, đèn đê có các biện pháp xử lý thích hợp.
- Không bị nhiễu do các yếu tố khác tác động vào hệ thống.
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
- Đảm bảo độ tin cậy cao, phù hợp với điều kiện kỹ thuật và kinh tế của cơ sở.
2.2.3. Cấu hình hệ thống báo cháy tự động:
- Trung tâm báo cháy 10 zone
- Đầu báo cháy khói.
- Đầu báo cháy nhiệt.
- Bộ báo cháy hỗn hợp (chuông, đèn, nút ấn).
- Hệ thống dây tín hiệu chống cháy.
2.2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống.
Khi có cháy xảy ra ở các khu vực được bảo vệ, các yếu tố môi trường khi cháy sẽ thay đổi: nồng độ khói tăng, nhiệt độ tăng... sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này đạt đến ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy, đầu báo sẽ làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm báo cháy. Trung tâm báo cháy sẽ xử lý các tín hiệu truyền về và đưa ra các tín hiệu thông báo, chỉ thị vùng cháy đồng thời đưa ra các tín hiệu điều khiên chuông ở các khu vực bảo vệ kêu báo cháy. Cán bộ, nhân viên trực hoặc đang ở gần các khu vực đó sẽ chủ động xách các bình chữa cháy tới nơi cháy xử lý không đê đám cháy xảy ra.
2.2.5. Phương án thiết kế hệ thống báo cháy tự động.
- Hệ thống được chia nhỏ thành các vùng (Zone) và với quy mô công trình tư vấn chọn phương án quản lý theo từng tầng.
- Tủ trung tâm báo cháy cho nhà 1 được thiết kế là loại 10 zone lắp đặt tại phòng kỹ