Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) PHƯƠNG PHÁP GẮN HỆ TRỤC TỌA ĐỘ ĐỂ GIẢIBÀI TOÁN THỂ TÍCH VÀ KHOẢNG CÁCH (Trang 26 - 28)

3.1. Kết luận:

Sau một thời gian nghiên cứu, để vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và tiến hành thực nghiệm cụ thể áp dụng phương pháp “Dạy học theo chủ đề” vào chủ đề phương pháp gắn hệ trục tọa độ để giải các bài toán về thể tích và khoảng cách, tôi thấy:

Đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết, có nhiều phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cho môn học. Do đó cần lựa chọn một hoặc một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài học, môn học. Đối với bộ môn Toán, tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề là cần thiết và phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Khi đưa phương pháp này vào bài học thì hiệu quả của liên hệ thực tiễn đã được phát huy tích cực.

3.2. Kiến nghị:

Tôi luôn nghĩ rằng : sự tiến bộ và thành đạt của học sinh luôn là mục đích cao cả, là nguồn động viên tích cực của người thầy. Do vậy, tôi mong ước được chia sẻ với quý đồng nghiệp một số suy nghĩ như sau :

Đối với học sinh, cần kiên nhẫn dìu dắt, động viên các em; đừng vội nóng nảy kẻo chúng sợ mà nảy sinh tư tưởng mặc cảm nghĩ rằng mình bị bỏ rơi; hãy tìm ra những điều tốt của các em để kịp thời động viên các em, tạo điều kiện cho các em ngày càng tiến bộ, từng bước chủ động, tự tin hơn trong học tập.

Hướng dẫn học sinh giải toán cần có phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì thực tế dạy toán là dạy hoạt động toán học cho học sinh, trong đó giải toán là hình thức chủ yếu. Do vậy, ngay từ khâu phân tích đề, dựng hình, định hướng cách giải cần gợi mở, hướng dẫn cho các em cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề đang đặt ra, nhằm từng bước nâng cao ý thức suy nghĩ độc lập, sáng tạo của các em, từ đó tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú và say mê khi học môn toán.

Những đề xuất với các cấp quản lý: • Đối với Tổ chuyên môn:

- Có nhiều hơn nữa các buổi họp mang tính chất trao đổi chuyên môn (Sinh hoạt chuyên đề);

- Động viên quí giáo viên tích cực viết chuyên đề, trao đổi để tiến tới xây dựng được ngân hàng tài nguyên Toán THPT của Tổ chuyên môn;

- Mạnh dạn có những thử nghiệm, mang mục đích của các SKKN của giáo viên trong Tổ chuyên môn đến với các em học sinh để đánh giá chất

lượng SKKN và cũng là giúp học sinh có thêm những tư liệu quí giá trong quá trình học tập của mình.

• Đối với nhà trường:

- Hệ thống lại các SKKN theo các năm học, sắp xếp khoa học ở thư viện để học sinh dễ dàng tham khảo;

- Tổ chức thêm nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề ở các Bộ môn, phân môn mà học sinh còn yếu.

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 5 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊ ĐƠN VỊ

Hiệu Trưởng

Hoàng Văn Huân

Tôi xin cam đoan đây sản phẩm của cá nhân tôi.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Sen

 SGK Hình học 11 - Văn Trần Vă Hạo (Tổng chủ biên) - NXB Giáo dục - 2009.

 SGK Hình học 12 - Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) - NXB Giáo dục - 2008.

 SGK Hình học nâng cao 12 - Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên) - NXB Giáo dục - 2008.

 Phương pháp toạ độ trong không gian - TS Nguyễn Thái Sơn ( tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 1997 - 2000 ) - Lưu hành nội bộ - 2000.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) PHƯƠNG PHÁP GẮN HỆ TRỤC TỌA ĐỘ ĐỂ GIẢIBÀI TOÁN THỂ TÍCH VÀ KHOẢNG CÁCH (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w