8. Cấu trúc luận văn
1.5.4. Tiến trình điều tra
Trong năm học 2019-2020, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 23 GV môn Vật lí ở các trường: 5 GV ở trường THPT Huổi, 4 GV ở trường THPT Hủa Khống, 4 GV ở ở trường THPT Khỉ Nạc, 3 GV ở trường THPT Huổi Luăng, 3 GV ở trường THPT Phôn Sạ Ạt và 5 GV ở trường THPT Khống, và 236 HS lớp 11 ở các trường: 40 HS ở trường THPT Huổi, 40 HS ở trường THPT Hủa Khống, 40 HS ở ở trường THPT Khỉ Nạc, 40 HS ở trường THPT Huổi Luăng, 36 HS ở trường THPT Phôn Sạ Ạt và 40 HS ở trường THPT Khống tỉnh tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
1.5.5.Kết quả và phân tích kết quả
1.5.5.1. Thực trạng tự học của HS THPT
Chúng tôi tiến hành điều tra với 236 HS ở 6 trường THPT thuộc tỉnh Chăm Pa Sắc, kết quả điều tra như sau:
- Kết quả điều tra về mục đích tự học của HS, cụ thể trong 1.7.
Bảng 1.7. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về mục đích tự học
Nội dung khảo sát Ý kiến lựa chọn
Số lượng Tỉ lệ %
Để kiểm tra và thi đạt kết quả cao 30 12.71%
Để ghi nhớ và nắm kiến thức một cách hệ thống 22 9.32%
Để vận dụng kiến thức vào giải bài tập 5 2.12%
Làm phong phú vốn kiến thức của bản thân 179 75.85%
Kết quả điều tra trong bảng 1.4 cho thấy: Đa số HS đều cho rằng TH phục vụ mục đích làm phong phú vốn kiến thức của bản thân, các yếu tố khác như để kiểm tra thi đạt kết quả cao hay nắm vững kiến thức một cách hệ thống số HS chọn rất ít chỉ chiếm 9.32%.
- Kết quả khảo sát ý kiến về thời gian tự học của HS, cụ thể trong 1.8.
Bảng 1.8. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về thời gian tự học
Nội dung khảo sát Ý kiến lựa chọn
Số lượng Tỉ lệ %
Từ 1 giờ đến 2 giờ/ngày 225 95.34%
Từ 2 giờ đến 3 giờ/ngày 11 4.66%
Dưới 3 giờ đến 4 giờ/ngày 0 0.00%
Trên 5 giờ/ngày 0 0.00%
mà HS tự học, tự nghiên cứu của số đông HS là 1 giờ đến 2 giờ/ngày cho việc tự học. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn HS chưa có thói quen tự học thường xuyên, mà thường chỉ tập trung học khi có kiểm tra giữa kỳ và thi hết môn học. Việc tự học các môn học ở lớp cũng như ở nhà của rất nhiều HS chỉ mang tính chất đối phó để đảm bảo yêu cầu của GV, đa số HS chưa biết tự xây dựng kế hoạch học tập chi tiết và chưa tìm ra phương pháp tự học có hiệu quả.
- Kết quả điều tra về Nguồn tài liệu sử dụng cho tự học của HS, cụ thể trong 1.9
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về Nguồn tài liệu sử dụng cho tự học
Nội dung khảo sát Ý kiến lựa chọn
Số lượng Tỉ lệ %
Tập ghi chép bài giảng của thầy, cô trên lớp. 178 75.42%
Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác. 48 20.34%
Tài liệu hướng dẫn tự học, giáo trình điện tử 0 0.00%
Truy cập Internet. 10 4.24%
Đi thư viện 0 0.00%
Kết quả điều tra trong bảng 1.6 thấy: Khi HS tiến hành hoạt động tự học của mình, tài liệu dành cho hoạt động tự học đa số (75,42%) các em đều sử dụng tập ghi chép bài giảng trên lớp của thầy giảng, 20, 34% có sử dụng các SGK và tài liệu tham khảo khác. Mốt số ít HS truy cập Internet và không có HS nào sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học và giáo trình điện tử, đi thư viện. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy phân lớn của các trường THPT không có thư viện.
- Kết quả điều tra hoạt động tự học của HS, cụ thể trong 1.10.
Bảng 1.10. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về hoạt động tự học
Các hoạt động tự học các học phần của HS
Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không thực hiện
Đọc và học thuộc kiến thức trong phạm vi bài
giảng của GV 112 78 34 12
Lập dàn bài, đề cương môn học trước khi học
trên lớp 0 0 34 202
Lập sơ đồ hệ thống hóa bài học sau khi học
trên lớp 0 0 0 236
Học hết vở ghi kết hợp đọc sách, tài liệu tham
khảo 23 54 75 84
Đọc SGK trước khi lên lớp 32 114 60 30
Nghiên cứu theo từng chủ đề của môn học
Các hoạt động tự học các học phần của HS Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không thực hiện
Đọc sách kết hợp thu thập qua các nguồn thông
tin khác trong quá trình học 67 121 35 13
Tham dự các diễn đàn trực tuyến trên mạng để trao đổi thông tin về môn học với Thầy/ Cô, bạn bè
0 0 23 213
- Kết quả điều tra về phương pháp được GV giới thiệu và sử dụng trong tổ chức tự học các môn học cho HS, cụ thể trong 1.11.
Bảng 1.11. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về phương pháp được GV giới thiệu và sử dụng trong tổ chức tự học các môn học cho HS
Các phương pháp mà GV sử dụng trong tổ chức hoạt động tự học cho HS
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
Giới thiệu đầy đủ SGK, sách tham khảo 185 51 0 0
Lựa chọn trọng tâm và giải thích cho HS hiểu 67 164 5 0
Xây dựng những tình huống có vấn đề và
hướng dẫn HS tự giải quyết 0 8 189 39
Đưa ra những chủ đề liên quan đến môn học
cho HS tự nghiên cứu và trình bày trên lớp 0 156 71 9
Thiết lập các Forum (diễn đàn) trên mạng trao đổi các vấn đề liên quan đến môn học và phương pháp tự học
0 0 4 232
Thiết kế bài kiểm tra, đánh giá kết quả tự học
của HS 0 0 172 64
Kết quả điều tra trong bảng 1.9 cho thấy: GV đã giới thiệu và sử dụng nhiều phương pháp để HS có thể tiến hành hoạt động tự học. Trong các phương pháp trên, đa số GV đều thường xuyên giới thiệu đầy đủ SGK, sách tham khảo; đa số GV thỉnh thoảng lựa chọn trọng tâm và giải thích cho HS hiểu và đưa ra những chủ đề liên quan để cho HS tự nghiên cứu và trình bày trên lớp; đa số GV hiếm khi xây dựng những tình huống có vấn đề và hướng dẫn HS tự giải quyết và thiết kế kiểm tra – đánh giá kết quả tự học của HS, trong đó đa số GV chưa bao giờ thiết lập các Forum (diễn đàn) trên mạng trao đổi các vấn đề liên quan đến môn học và phương pháp tự học.
1.5.5.2. Thực trạng phát triển NLTH và những khó khăn khi phát triển NLTH cho HS THPT
Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 23 GV môn Vật lí ở các trường THPT thuộc tỉnh Chăm Pa Sắc để tìm hiểu thực trạng phát triển NLTH và những khó khăn
khi phát triển NLTH cho HS THPT. Kết quả khảo sát như sau:
- Kết quả khảo sát thực trạng phát triển NLTH của HS, cụ thể trong bảng 1.12.
Bảng 1.12. Kết quả khảo sát GV về việc phát triển NLTH cho HS THPT
Nội dung khảo sát
Mức độ (tỉ lệ %) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
1. GV quan tâm đến việc phát triển NLTH cho
HS. 8.70 69.57 21.74 0.00
2. GV đã phát triển NLTH cho HS trong quá
trình dạy học. 0.00 34.78 60.87 4.35
3. GV đã hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập. 0.00 0.00 8.70 91.30 4. GV đã sử dụng PPDH tích cực kế hợp kĩ thuật DH để phát triển NLTH cho HS.
-Dạy học giải quyết vấn đề. 0.00 17.39 73.91 8.70
-Dạy học nhóm. 78.26 21.74 0.00 0.00
-Dạy học hợp tác. 21.74 43.48 34.78 0.00
5. GV đã sử dụng các công cụ đánh giá khi đánh giá NLTH của HS.
-Quan sát. 52.17 47.83 0.00 0.00
-Kiểm tra vấn đáp. 0.00 0.00 13.04 86.96
-Bài kiểm tra (trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm
khách quan). 82.61 17.39 0.00 0.00
-HS tự đánh giá. 0.00 0.00 8.70 91.30
-Bảng kiểm quan sát. 0.00 8.70 78.26 13.04
-Hồ sơ học tập (sản phẩm mong đợi) 0.00 13.04 82.61 4.35
Kết quả điều tra trong 1.10 cho thấy: Đa số GV thỉnh thoảng quan tâm đến việc phát triển NLTH cho HS, 60.87% GV rất ít khi phát triển NLTH cho HS trong quá trình dạy học. Về hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập có 91.30% GV chưa bao giở thực hiện. Điều này cho thấy việc phát triển NLTH cho HS chưa được GV thực hiện thường xuyên.
- Về việc sử dụng các PPDH tích cực, chỉ có 17.39% GV thỉnh thoảng sử dụng PPDH giải quyết vấn đề và có 73.91% GV hiếm khi sử dụng, 78.26% GV thường xuyên sử dụng PPDH theo nhóm, có tới 43.48% GV thỉnh thoảng sử dụng PPDH hợp tác. Điều này cho thấy việc sử dựng PPDH tích cực trong việc phát triển NLTH của GV còn ít.
- Về sử dụng các công cụ đánh giá khi đánh giá NLTH của HS, bài kiểm tra (trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan) được GV sử dụng thường xuyên với tỉ lệ cao nhất là 82.61%, trong khi đó hình thức sử dụng bảng kiểm quan sát và hồ sơ học tập của HS thì có đến 78.26% và 82.61% lần lượt của GV hiếm khi thực hiện và có 13.04% và 4.35% lần lượt GV chưa bao giờ thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy để
đánh giá NL nói chung và NLTH của HS nói riêng cần có sự thay đổi cả nhận thức của GV và có hướng dẫn cụ thể về cách làm.
- Kết quả khảo sát những khó khăn khi phát triển NLTH cho HS THPT, cụ thể trong bảng 1.13.
Bảng 1.13. Kết quả khảo sát GV về những khó khăn khi phát triển NLTH cho HS THPT
Nội dung khảo sát
Ý kiến Đồng ý
(tỉ lệ %)
Không đồng ý(tỉ lệ %)
6. Những khó khăn mà GV gặp phải trong việc phát triển NLTH cho HS: 6.1. Chương trình nặng nề, chưa phù hợp với việc phát triển
NL của HS. 78.26 21.74
6.2. Sĩ số lớp học đông. 86.96 13.04
6.3. Mất nhiều thời gian. 100 0.00
6.4. GV chưa nắm rõ nội dung việc phát triển NLTH. 65.22 34.78 7. Những khó khăn mà GV gặp phải khi sử dụng PPDH tích cực kết hợp kỹ thuật dạy học trong việc phát triển NLTH cho HS:
7.1. Mất nhiều thời gian. 73.91 26.09
7.2. Trình độ HS còn hạn chế. 100 0.00
7.3. GV chưa nắm rõ các PPDH tích cực. 60.87 39.13
Kết quả điều tra trong 1.11 cho thấy: Có tới 78.26% GV cho rằng chương trình học hiện hành còn nặng nề, chưa phù hợp với định hướng phát triển NL, 86.96% đều đồng ý là sĩ số HS trong lớp hiện nay đông khó cho việc phát triển NLTH cho HS, có 65.22% GV đồng ý với nhận định GV hiện nay chưa nắm rõ nội dung việc phát triển NLTH. 100% GV cho rằng do trình độ HS còn hạn chế nên việc sử dụng PPDH tích cực kết hợp kĩ thuật dạy học trong việc phát triển NLTH cho HS gặp khó khăn và có 73.91% GV cho rằng việc sử dụng PPDH tích cực mất nhiều thời gian. Có 39.13% GV không đồng ý với việc GV chưa nắm rõ các PPDH tích cực điều này cho thấy GV đã được tập huấn và sử dụng, đây là thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp nâng cao NLTH cho HS thông qua các PPDH tích cực.
1.5.5.3. Thực trạng mức độ biểu hiện NLTH của HS THPT
Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 23 GV môn Vật lí ở các trường THPT thuộc tỉnh Chăm Pa Sắc để tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện NLTH của HS THPT Lào hiện nay. Kết quả khảo sát cụ thể bảng 1.14.
Bảng 1.14. Kết quả GV đánh giá mức độ biểu hiện năng lực tự học của HS trung học phổ thông Lào hiện nay
Biểu hiện Mức độ (tỉ lệ %)
1 2 3 4
Xác định mục tiêu và nhiệm vụ học tập:
Xác định được mục tiêu một cách tự giác, chủ động và nhiệm vụ học tập cụ thể, rõ ràng và chi tiết.
65.22 26.09 8.70 0.00
Lập kế hoạch thực hiện tự học:
Lập kế được hoạch thực hiện tự học phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ học tập.
78.26 21.74 0.00 0.00
Thực hiện kế hoạch tự học:
Thực hiện được kế hoạch tự học bằng cách lựa chon nguồn tài liệu phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tự học; thu thập thông thi bằng các hình thức phù hợp; tìm kiến thức mở rộng và xử lí được các thông tin đã thu thập.
65.22 30.43 4.35 0.00
Tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh tự học:
HS có thể nhìn nhận, xem xét NL học tập của mình, HS biết được mặt mạnh, yếu của bản thân, HS tự điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập, HS biết tự điều chỉa cách học.
86.96 13.04 0.00 0.00
Tự thực hiện công việc được giao:
Thực hiện được các công việc được giao theo kế hoạch Sử dụng được kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập Vận dụng được kiến thức vào các tình huống thực tiễn
65.22 26.09 8.70 0.00
Ghi chú: Mức 1: Không có biểu hiện; Mức 2: Có biểu hiện; Mức 3: Biểu hiện khá; Mức 4: Biển hiện cao.
Kết quả điều tra trong 1.12 cho thấy: Biểu hiện NLTH của HS THPT do GV đánh giá với tỉ lệ thấp ở mức 3 và không đánh giá đến mức 4, cụ thể sau:
- Về xác định mục tiêu và nhiệm vụ học tập, chỉ có 8.70% GV đánh giá ở mức
3, có 0,00% GV đánh giá ở mức 4 và đa số GV đánh giá ở mức 1. Để tự học có hiệu quả việc xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế là việc làm rất quan trọng, GV cần bồi dưỡng NLTH cho HS.
- Về việc lập kế hoạch thực hiện tự học không có GV đánh giá mức ở mức 3 và
mức 4, có 21.74% GV đánh giá ở mức 2 và 78.26% GV đánh giá ở mức 1. Như vậy, đa số HS chưa biết tự lập kế hoạch tự học của bản thân cần phải được hướng dẫn cụ thể từ khi HS bắt đầu học giúp HS tự mở rộng kiến thức.
30.43% GV đánh giá ở mức 2 nhưng có đến 65.22% GV đánh giá ở mức 1, cho thấy hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập không phải em nào cũng có thể thực hiện có hiệu quả, việc thu thập thông tin bằng các hình thức phù hợp, xử lí được các thông tin đã thu thập khi cần thiết của HS cũng là nội dung rất quan trọng cần rèn luyện cho HS.
- Về tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh tự học có 86.96% GV đánh giá ở mức 1, tỉ lệ này phù hợp với kết quả ở bảng 1.10 về các công cụ đánh giá mà GV đã sử dụng khi đánh giá NLTH của HS trong đó bài kiểm tra (trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan) chiếm đến 82.61%. Việc HS tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học phải thông qua nhiều hình thức học tập và đánh giá khác nhau.
- Về việc tự thực hiện công việc được giao có 65.22% GV đánh giá ở mức 1, có 26.09% GV đánh giá ở mức và chỉ 8.70% GV đánh giá ở mức 3 và không đánh giá ở mức 4. Điều này cho thấy, đa số HS chưa thực hiện được các công việc được giao theo kế hoạch, chưa sử dụng được kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập và vận dụng